Cách đòi nợ hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #472382 26/10/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Cách đòi nợ hợp pháp

    Cá nhân cho mượn hoặc cho vay tiền trong giai đọan hiện nay tiềm ẩn những rủi ro, rủi ro lớn nhất là người đi mượn, người đi vay không trả tiền dù có khả năng để trả.

    Người cho mượn, cho vay gặp tình huống này dễ xảy ra “ức chế” dẫn đến việc bằng mọi giá phải lấy lại số tiền đó và có hành vi vi phạm pháp luật như có hành vi gây thương tích người đi vay/mượn, hay lỡ tay làm người đó chết, hoặc có hành vi dọa nạt...

    Vậy thì làm gì để có thể đòi nợ một cách hợp pháp đây?

    Chúng ta có thể chọn các cách này để giải quyết không?

    1 – Quỳ lạy, van xin, năn nỉ…người mượn/vay để họ trả tiền

    2 – Thuê giang hồ dọa người mượn/vay để họ sợ buộc phải trả tiền

    3 – Kiện ra Tòa và nhờ Tòa án giải quyết

    4 – Nhờ người có uy tín khác đòi dùm

    Có thể chọn cách nào hợp pháp và mang lại hiệu quả thu hồi nợ cao đây, các bạn giúp mình cho ý kiến với..

     
    63157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang <1234567>
Thảo luận
  • #496825   13/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thuê công ty đòi nợ thuê đi bạn. Hiện nay có rất công ty thành lập với chức năng đòi nợ thuê. Tuy nhiên, khi tìm đến các công ty này bạn cân phải tìm hiểu kỹ trươc khi thuê nhé. Khả năng đòi được nợ, giấy phép hoạt động do cơ quan nào cấp, cách thức đàm phán để con nợ trả tiền như thế nào,... 

    Đây cũng là một cách để tránh mất thời gian, công sức,... nhưng hãy suy nghĩ kỹ khi chọn cách đòi nơ này.

     
    Báo quản trị |  
  • #498025   29/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo mình người dân có thể tìm đến toàn án, trung tâm trọng tài, trung tâm trợ giúp pháp lý, công ty luật, văn phòng luật sư… Bởi thông thường khi hai bên đã phát sinh những tranh chấp thì rất khó để có thể ngồi lại tìm phương án giải quyết. Do đó, các tổ chức trên sẽ giúp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không thực hiện các biện pháp bạo lực để thu hồi nợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #498036   29/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Xin chia sẽ một số giải pháp đòi nợ hợp pháp mà lại rất khéo luôn:

    1. Nã điện thoại khắp nơi:

    Cách đòi nợ này là nhẹ nhàng nhất, bạn có thể gọi 1 ngày 5-10, thậm chí 20 cuộc điện thoại cho con nợ, gọi tới di động, máy bàn cơ quan, máy bàn nhà riêng… chỉ với nội dung là bao giờ thì bạn có tiền, việc khủng bố điện thoại này cũng sẽ nhanh chóng có hiệu quả nếu như bạn kiên trì và làm một cách triệt để.

    2. Cách đòi nợ khéo trên Facebook

    Đây là cách đòi nợ khá phổ biến trong thời đại các kênh mạng xã hội đang trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Có rất nhiều người nổi tiếng đăng đàn trên facebook để tố nhau quỵt tiền, để đòi nợ người này người kia và cách này xem ra khá hiệu quả.

    3.  Làm mất uy tín, danh dự của con nợ

    Ai cũng có cái tôi, cái sỹ diện với bạn bè, đồng nghiệp. Đánh vào điểm yếu này mà nhiều người đã đòi được khoản nợ lâu ngày. Bạn có thể lên công ty của con nợ, và yêu cầu được gặp mặt với lí do đòi nợ, lỳ hơn bạn có thể ngồi ở đó vài ngày, đảm bảo con nợ sẽ phải suy nghĩ và sốt vó lo tiền trả cho bạn vì bao nhiêu con mắt đồng nghiệp đang săm soi chĩa vào họ.

    Đối với những con nợ là chủ cửa hàng, giám đốc công ty bạn có thể lân la đến tận đại bản doanh của họ, rồi tìm cách trò chuyện với chính các khách hàng của họ, nói rằng bạn phải túc trực ở đây để lấy tiền nợ của ông chủ, nhiều ông chủ vì sỹ diện với khách hàng, với đối tác sẽ phải nhanh chóng trả nợ cho bạn.
     
    4. Tiếp cận với người thân của con nợ
    Khi dùng đủ mọi cách mà con nợ vẫn không chịu trả tiền, bạn có thể nghĩ tới việc tới gặp vợ/chồng, bố mẹ của con nợ đó. Cuộc gặp mặt này cũng rất nhẹ nhàng, lịch sự, thậm chí còn phải rất tình cảm thuyết phục nữa.
    Nếu không giải quyết được, bạn có thể ăn trực nằm chờ nhiều ngày ở nhà họ, với việc bị hàng xóm láng giềng nhòm ngó, chắc chắn không bố mẹ nào có thể làm ngơ khoản nợ của con cái mình. Họ sẽ có trách nhiệm gom góp tiền trả cho bạn để đổi lấy hai chữ bình yên.
     
    5. Đi cùng một thanh niên có máu mặt
    Có lẽ đây là biện pháp dằn mặt nhẹ nhàng nhất cho con nợ của bạn. Bạn không cần phải đao to búa lớn mà làm hại tới thanh danh của mình cũng như vướng vào vòng lao lý. Bạn có thể dùng chiêu “rung cây dọa khỉ” bằng cách nhờ 1 thanh niên hầm hố, cao lớn và mặt mũi có tướng một chút đi đòi nợ cùng bạn.
    Gặp mặt bạn chỉ cần nói chuyện dứt khoát rằng cần phải có tiền cho bạn trong vòng bao ngày, và bạn không chấp nhận bất cứ lí do trì hoãn nào khác, nếu không thì đừng trách bạn dùng biện pháp mạnh hơn. Chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng có thể con nợ của bạn đã phải dựng tóc gáy rồi đó.
     
    6. Cách đòi nợ đúng luật
    Đương nhiên khi muốn được giải quyết bằng biện pháp này bạn cần có chứng cứ cụ thể. Và để tạo bằng chứng thì cần một chút khéo léo để có thể hẹn nói chuyện. Khi đi cần có thêm 1 người bạn đi cùng để có thể ghi âm được nội dung, số tiền, thời điểm vay.
    Phòng trường hợp bạn bị từ chối, bạn có thể phủ đầu trước bằng cách khai khống số tiền ấy lên kha khá khoảng 3-5triệu để họ cãi. Như vậy bạn sẽ có bằng chứng cụ thể hơn và lúc này chẳng khó gì để bạn đưa đơn ra toà án giải quyết cả.
     
    Báo quản trị |  
  • #498129   30/07/2018

    theo mình, tốt nhất là khi cho vay phải nhìn nhận khả năng trả hoặc tài sản người vay hiện có. Qúa trình cho vay phải có giấy vay nợ (có người làm chứng, có thể hiện rõ thời gian cho vay, thời gian phải trả, ràng buộc nếu chậm thì phải ntn...), biên bản giao nhận tiền vay nợ. Nếu người vay cù nhây không trả (đến lúc này vấn đề tình cảm không còn cần thiết) thì tiến hành khởi kiện. Anh không trả tôi thì cơ quan nhà nước sẽ buộc anh phải trả, không có tiền thì cưỡng chế thi hành án dân sự, kê biên tài sản hoặc tùy từng vụ việc mà có cả hình sự (nếu có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản).

     
    Báo quản trị |  
  • #498152   30/07/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Hiện tại về mặt quy định của pháp luật còn có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nữa.
    Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì:

    Điều 10. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ

    Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

    Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #498577   02/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình khi đi vay cho vay thì cần phải làm hợp đồng cho vay để sau này khi có vấn đề gì xảy ra dễ giải quyết.

    Một trong 4 cách trên thì mỗi cách có một ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên nhờ pháp luật giải quyết tuy thời gian có lâu nhưng vân là cách tốt bởi đúng quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #512756   24/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cherry1234 viết:

    Theo mình khi đi vay cho vay thì cần phải làm hợp đồng cho vay để sau này khi có vấn đề gì xảy ra dễ giải quyết.

    Một trong 4 cách trên thì mỗi cách có một ưu nhược điểm khác nhau tuy nhiên nhờ pháp luật giải quyết tuy thời gian có lâu nhưng vân là cách tốt bởi đúng quy định của pháp luật.

    Làm hợp đồng nhưng cũng cần có nhưng điều khoản chặt chẽ để có thể lấy lại được tiền chứ nếu không chây lỳ không trả thì cũng không làm được gì. Tiền đã không lấy được lại còn mất cả tiền dùng để kiện, chưa chắc rằng dùng pháp luật đã lấy được tiền đâu nhé, chỉ là đúng luật thôi chứ tiền thì không chắc, chế tài  vs quy định đưa ra là vậy nhưng thử hỏi nếu không đưa là lỳ thì làm sao, ngoài ra còn có kiểu ko còn gì để mất thì cũng khó

     
    Báo quản trị |  
  • #498650   03/08/2018

    Theo mình thấy tùy trường hợp mà áp dụng từng cách cho linh động. Mà thôi, tốt nhất thì quỳ lạy, van xin, năn nỉ nó, kể khổ hay giảm giá 50% cho lần mượn tiếp theo hay gì đó cũng được. Miễn là lấy được tiền và không trái với quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #500348   23/08/2018

    Cách tốt nhất là để chính người nợ tự thú nhận.

    Cách: tiếp cận họ nói chuyện vu vơ và dẫn vô vấn đề chính. Chỉ cần họ có nói là có mượn tiền là thành công rồi. Khi nói chuyện với họ, cần có một máy ghi âm để ghi âm toàn bộ câu chuyện. Khi kiện ra tòa thì có hội đồng giám định sẽ xác định được đó là giọng nói của ai. Như vậy, đoạn ghi âm đó là bằng chứng không thể nào chối được. Tuy nhiên cách này không thể nào qua mặt được với một người "đã chuyên nghiệp" trong mấy vấn đề đó. nên tùy trường hợp mà có biện pháp phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #500353   23/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Tuỳ vào khoản tiền là bao nhiêu để có thể lựa chọn hình thức đòi nợ cho thích hợp bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #500576   26/08/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Dạo gần đây mình hay đọc báo, thấy nhiều người đòi nợ kiểu "luật rừng" quá, thật khủng khiếp, nhiều người lì nợ là do bản chất hoặc gian xảo nhưng phần lớn họ mượn tiền do kinh tế khó khăn, áp lực cuộc sống thành ra nợ nàn nhiều, gặp phả cảnh này họ còn bị giang hồ uy hiếp. Nhung dần dần dịch vụ đòi nợ ra đời và do Bộ Công an quản lý, xã hội an toàn hơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #500586   26/08/2018

    Hiện nay mình thấy có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Những người này làm việc khá chuyên nghiệp, kiểu không cần phải dùng vũ lực mà vẫn có thể khiến con nợ trả nợ cho "khổ chủ". Ai có nhu cầu thì có thể lên google gõ "dịch vu đòi nợ" bảo đảm có hàng chục doanh nghiệp cho bạn lựa chọn. Tuy giá dịch vụ tương đối cao nhưng đây có lẽ là biện pháp đòi nợ hữu hiệu nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #501411   03/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Người xưa có câu "chọn mặt gửi vàng", muốn cho ai mượn tiền thì trước tiên phải xem xét kỷ càng như: người mượn có lý lịch rõ ràng không, công việc có ổn định, có tài sản bảo đảm không, lịch sử mượn tiền (số lần trả trước or chậm trả), thái độ khi mượn/trả tiền mượn, ... đây là đang nói lúc chưa cho mượn, còn nếu đã cho mượn rồi mà khó đòi thì vận dụng sáng tạo 04 cách nêu trên. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #501518   06/09/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (500)
    Số điểm: 9040
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo mình thì các bạn khi cho vay cần phải có giấy tờ rõ ràng, như vậy khi xảy ra tranh chấp mà các bạn đã cố gắng yêu cầu người kia trả nợ nhưng không được thì các bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Tốt nhất không nên nhờ đến sự can thiệp của giang hồ vì rủi ro rất cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #501733   09/09/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chỉ vì quá nôn nóng muốn lấy được khoản nợ mà cách số 2 thường được áp dụng. Những người có máu “giang hồ” đi đòi nợ đã có cách hành xử quá khích, quá đà dẫn đến vi phạm pháp luật. Tùy mức độ của hành vi, họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về các tội Gây rối trật tự công cộng, Bắt người trái pháp luật, Cưỡng đoạt tài sản hoặc Cướp tài sản…

     

     
    Báo quản trị |  
  • #512757   24/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    lengocanhttcp viết:

    Chỉ vì quá nôn nóng muốn lấy được khoản nợ mà cách số 2 thường được áp dụng. Những người có máu “giang hồ” đi đòi nợ đã có cách hành xử quá khích, quá đà dẫn đến vi phạm pháp luật. Tùy mức độ của hành vi, họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về các tội Gây rối trật tự công cộng, Bắt người trái pháp luật, Cưỡng đoạt tài sản hoặc Cướp tài sản…

     

    Đúng vậy việc dùng giang hồ đòi nợ là việc hơi không khả quan vì tính giang hồ côn đồ là có. Dùng hành vi đe dọa và có thể sử dụng vũ lực là hành vi sai trái, tuy nhiên thì để lấy được tiền thì mình sẵn sàng dùng tất cả các biện pháp vũ lực hoặc đe dọa. Tuy nhiên người nợ cũng ko dám báo cáo cho cơ quan chức năng vì sợ trả thù, nhưng nếu xét ngược lại thì việc lúc mượn tiền thì nói ngon ngọt lắm đến lúc trả thì chây lỳ và khó chịu, cũng khó mà ns được điều gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #501907   12/09/2018

    Tốt nhất là nhìn mặt mà gửi vàng và dù có thân cách mấy thiết nghĩ trong công việc hay kinh doanh thậm chí là mượn tiền của nhau đi chăng nữa cũng phải có hợp đồng rõ ràng. Vì "mất lòng trước đặng lòng sau" có như vậy mối quan hệ giữa mọi người mới được bền vững lâu dài.

    Lưu ý: Hợp đồng phải được lập thành hai bản và có chữ ký ghi rõ họ tên của hai bên, muốn an tâm và đảo bảo hơn thì đi công chứng tại văn phòng hay phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #503967   04/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Cách đòi nợ hiệu quả

    Theo tôi nghĩ, trước hết ta phải xác định được nguyên nhân người nợ không chịu trả nợ, từ đó mới có phương pháp đòi hiệu quả. Những nguyên nhân phổ biến mà đòi mãi không trả thường là: Thứ nhất: không có tiền hoặc không đủ tiền để trả. Thứ hai: Có nhưng không muốn trả. Đối với trường hợp thứ nhất, ta có thể chờ đợi. Nhưng đợi lâu quá thì đó là vấn đề :)) Nếu món nợ quá lớn, ta cho rằng người nợ không thể trả được, bạn tốt nhất gửi đơn lên Tòa án để có biện pháp kê biên thu hồi nợ, tránh chờ đợi trong vô vọng mà tiền không thấy đâu. Trường hợp thứ hai quả là ca khó: Đòi mãi không trả. Ban đầu ta thường mềm mỏng, nhẹ nhàng, sau đó kiên quyết hơn. Theo tôi loại này ta cứ nhờ sự can thiệp của pháp luật. Bởi họ đã không muốn trả thì có đòi mãi cũng vậy thôi. Tuy nhiên không phải lúc nào đưa ra Tòa cũng là một con đường đúng đắn. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng, tránh mất bạn thêm thù. Tiền bạc dễ dẫn tới sự rạn nứt các mối quan hệ. Vì vậy bạn nên cân nhắc thật kỹ khi cho ai đó vay mượn cái gì. Vấn đề ở đây không chỉ là mất của, mà là mất cả của lẫn bạn :))
     
    Báo quản trị |  
  • #503975   04/10/2018

    xuatkhaunhatban
    xuatkhaunhatban

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Để nhanh và hiệu quả nhất là chấp nhận cắt phí cho XHĐ, tuy cao mà gọn.

     
    Báo quản trị |  
  • #505543   25/10/2018

    rõ khổ.:-O

     

     
    Báo quản trị |