Cách đòi nợ hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #472382 26/10/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Cách đòi nợ hợp pháp

    Cá nhân cho mượn hoặc cho vay tiền trong giai đọan hiện nay tiềm ẩn những rủi ro, rủi ro lớn nhất là người đi mượn, người đi vay không trả tiền dù có khả năng để trả.

    Người cho mượn, cho vay gặp tình huống này dễ xảy ra “ức chế” dẫn đến việc bằng mọi giá phải lấy lại số tiền đó và có hành vi vi phạm pháp luật như có hành vi gây thương tích người đi vay/mượn, hay lỡ tay làm người đó chết, hoặc có hành vi dọa nạt...

    Vậy thì làm gì để có thể đòi nợ một cách hợp pháp đây?

    Chúng ta có thể chọn các cách này để giải quyết không?

    1 – Quỳ lạy, van xin, năn nỉ…người mượn/vay để họ trả tiền

    2 – Thuê giang hồ dọa người mượn/vay để họ sợ buộc phải trả tiền

    3 – Kiện ra Tòa và nhờ Tòa án giải quyết

    4 – Nhờ người có uy tín khác đòi dùm

    Có thể chọn cách nào hợp pháp và mang lại hiệu quả thu hồi nợ cao đây, các bạn giúp mình cho ý kiến với..

     
    63151 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang «<4567>
Thảo luận
  • #525779   18/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Re cách đòi nợ hợp pháp

    Vấn đề này gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi vay mượn tiền giữa những người quen với nhau xưa nay thường nặng tình nghĩa. Nhưng đến lúc đòi nợ thì lại khó hơn nhiều so với lúc vay. Tùy vào hoàn cảnh và số tiền nợ mà chúng ta có thể áp dụng nhiều cách đòi nợ khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý vấn đề pháp luật để tránh đòi nợ không được mà hại mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #528209   14/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Mượn tiefn là quyền của mình, cho mượn hay không là quyền của bạn.Sau khi cho mượn tiền nhiều người phải tìm đủ mọi cách để lấy lại tiền của mình.Tuy vậy nhưng khi đòi tiền bằng cách thông thường thì khó có thể đòi nợ được.Mà thuê xã hội đen thì vi phạm quy định của pháp luật.Vì vậy, cách tốt nhất là đừng nên cho mượn tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #528861   23/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    khi cho vay và đến khi đòi nợ không được, thì nhờ 1 bên thứ 3 đứng ra đòi là biện pháp tốt nhất.

    như vậy nhờ toàn án là đảm bảo được sự chắc chắn nhất. vì tòa án có công cụ hỗ trợ là pháp luật, là các cơ quan có thẩm quyền. đảm bảo việc thực thi bản án của tòa án. 

    nhưng nhược điểm là thời gian dài. tốn kém.

    nhờ giang hồ đòi nợ, nếu không kiểm soát được hành vi sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

    nhờ người uy tín đòi giúp là biện pháp tốt nhất, tuy tính hiệu quả công việc không cao, không có tính chất bảo đảm. nhưng sẽ hạn chế được những nhược điểm của các biện pháp trên

     
    Báo quản trị |  
  • #529238   29/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Theo mình cách tốt nhất để không bị tranh chấp sau này là làm giấy xác nhận đã giao đủ tiền cho người đi vay, đi mượn, ký tên đầy đủ. Đã có nhiều trường hợp khi bên cho vay kiện ra Tòa nhờ giải quyết thì bị thua kiện vì không chứng minh được mình đã đủ tiền cho bên đi vay nên cách trên là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #529299   29/09/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc vay mượn và đòi nợ là điều thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, tuy nhiên để nó hợp pháp và hợp lý cần xem xét đến yếu tố pháp luật, sự thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch. Do đó, việc đòi nợ thường gắn cho cái mác là đi van nài người khác, lúc vay thì người vay có thể lạy lục van xin người cho vay để mượn đc tiền, nhưng khi đòi thì chủ nợ phải lạy lục van nài lại, vì sự chây ỳ, không trả nợ, do đó, việc vay tiền nó cần đảm bảo về mặt giấy tờ, pháp lý và đảm bảo việc hợp pháp và tố tụng sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #529611   30/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Người ta nói con nợ là cha là mẹ quả không sai mà. Đòi nợ mà con nợ không có khả năng trả thì cũng bó tay dù chô dùng biện pháp giang hồ đi chăng nữa mà không có tài sản gì thì làm sao mà trả. Bởi vậy khi cho vay hoặc cho mượn thì phải xem đối tượng đó có khả năng trả được không hoặc cầm cố, thế chấp tài sản gì đó mới an tâm.

     
    Báo quản trị |  
  • #531430   27/10/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    banktopvn viết:

    Nhưng nếu đòi hợp pháp rồi mà vẫn cố ý không trả thì ntn nhỉ ? 

    Nếu đòi mà không trả theo cách hợp pháp thì bạn biết rồi đấy, vẫn còn nhiều thứ mà mình áp dụng triệt để được mà, đâu phải dùng pháp luật là giải quyết được hết tất cả mọi chuyện. Hãy thương lượng, đàm phán và càn có chút răn đe để đảm bảo rằng họ thực hiện đúng theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật. Còn việc hành xử như thế nào thì đấy lại là nghệ thuật của chính người đi đòi nợ, làm mọi cách để mang được tiền về cho chủ nợ cho công ty... đôi khi nguy hiểm nhưng công việc nào cũng có mặt nguy hiểm của nó cả

     
    Báo quản trị |  
  • #531545   28/10/2019

    Có một cách là bạn đến nhà người ta đòi nợ. Đầu tiên là dùng lời lẽ nói phải trái, nói chuyện tình cảm hứa hẹn các thứ, nếu người ta mà nhất quyết không trả thì kế đó chọn trong nhà có gì đáng giá đem về. Cái này dễ bị tội chiếm đoạt tài sản lắm mọi người nên tránh dùng cách này nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #532159   31/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    theo mình thấy cho vay cho mượn hay làm gì miễn liên quan đến tiền bạc thì cũng cần có giấy tờ chứng minh cho chắc. sau này phát sinh vấn đề mâu thuẫn còn có cái mà đòi được, chứ mọi người hay nghĩ chỗ quen biết rồi cứ giao tài sản, bao nhiêu vụ bị lừa rồi đến cả ức chế mâu thuẩn đáng tiếc cũng do vay mượn nợ mà ra

     
    Báo quản trị |  
  • #532162   31/10/2019

    "Đòi nợ hợp pháp" - trên thực tế mắt nhìn thì có thể thấy hợp pháp, chứ đâu biết đã xảy ra những hành động gì bên trong. Lắm khi thấy luật pháp ở đó, mà vẫn còn tồn tại những kiểu đòi nợ xã hội đen ngấm ngầm. Nói thế chứ nợ cũng phải nhìn chọn mặt gửi nợ.

    Cập nhật bởi phuongdung003 ngày 01/11/2019 07:58:05 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #532210   31/10/2019

    Để việc đòi nợ hợp pháp không trái quy định của pháp luật thì có đấy. Tuy nhiên lắm lúc con nợ không trả cũng khó có thể làm gì được nên vẫn thường xảy ra tình trạng "đòi nợ thuê" "xã hội đen". Lúc họ vay ta thì nài nỉ van xin tỏ ra tội nghiệp nhưng lắm lúc đi đòi nợ thì chủ nợ lại đi nài nỉ ngược lại. Nên "chọn mặt gửi vàng", cẩn trọng hơn với đối tượng để ta cho mượn nợ.

    Cập nhật bởi thuytien317 ngày 01/11/2019 07:59:16 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #533566   27/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Theo mình việc cho vay tiền, tài sản dù là với người thân thiết họ hàng thì vẫn nên ký kết hợp đồng vay tài sản để đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong giao dịch dân sự. Khi ký kết hợp đồng cần quy định chi tiết các điều khoản dự trù trước tất cả các trương hợp có thể xảy ra bao gồm cả việc bên có nghĩa vụ không thực hiện việc thanh toán theo đúng hạn làm căn cứ khởi kiện ra Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #533626   27/11/2019

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Về mặt pháp lý thì cách đòi nợ hợp pháp là phải kiện ra tòa. Nhưng thực tế thì người Việt Nam có xu hướng tránh xa kiện tụng, sống theo chữ tình nhiều hơn. Đồng thời việc kiện tụng cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức. Nên thực tế chuyện vay mượn, đòi nợ ở nước ta rắc rối, xảy ra nhiều hệ lụy.

     
    Báo quản trị |  
  • #533723   28/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Theo mình cho vay tiền dù là với người quen hay họ hàng thân thiết cũng nên lập hợp đồng vay tài sản để quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên. Theo đó trong hợp đồng nên quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện việc thanh toán khoản nợ thì giải quyết như thế nào, đồng thời có căn cứ khởi kiện ra Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #534324   01/12/2019

    Trước tiền hiểu về đòi nợ hợp pháp thì nên suy nghĩ nợ là như thế nào và về việc cho vay nợ. 

    Khoản nợ của bạn là như là sao. bạn cho ai mượn. người mượn như thế nào. Xác định cho vay thì cần biết về người đó. kê khai tài sản thế chấp vay như thế nào. Khi đó bắt đầu cho vay.

    KHI vay và dến thời kì đáo hạn hoặc hết thời gian vay trên giấy tờ mình có thể xiết các giấy tờ khi hai bên giao kèo với nhau.

    CÒn về việc vay mồm qua giấy tờ viết tay đòi nợ thuê người đòi nợ sẽ liên quan và dễ liên quan tới pháp luật. 

    cần xem xét hình thức cho vay để đỡ liên quan tới việc đòi nợ bất hợp pháp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #534519   03/12/2019

    Mình thấy bất cứ gì khi phát sih mà có vấn đề tiền bạc thì cứ phải giấy trắng mực đen viết ra rõ ràng để tránh những rủi ro về sau. Thêm nữa dù là có bạn bè thân thiết đi chăng nữa thì đụng chạm tới tiền bạc cũng rất rắc rối. Thế nên để không phải mất tiền mà mất lẫn bạn thì cứ làm hợp đồng vay hẳn hoi. Vì thực tế chuyện vay nợ bằng miệng rồi đòi nợ và dùng đến xã hội đeacũng khá nhiều tại nước ta, thế nên cứ hạn chế được đến đâu thì hạn chế. Mình thấy hợp đồng cho vay trên mạng cũng có nhiều mẫu để có thể tải về tham khảo và viết theo.

     
    Báo quản trị |  
  • #538562   09/02/2020

    Việc đòi nợ lúc nào cũng khiến người ta rất đau đầu. nên trước khi kí hợp đồng cho vay thì nên xác nhận thêm về khả năng trả cũng như bạn có biết chắc được về sự hiểu biết của bạn đối với con nợ của mình. Cần kí đầy đủ các giấy tờ như hợp đồng vay cũng như giấy xác nhận nhận đủ tiền vay để hạn chế tối thiểu tranh chấp sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #538570   09/02/2020

    thanhk47a1
    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Đôi khi cho vay thì "01 cục" nhưng đi đòi thì chỉ đòi được "nhỏ giọt"!

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #538778   13/02/2020

    sbss
    sbss

    Sơ sinh


    Tham gia:27/06/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cách đòi nợ hợp pháp nhất có lẽ phải kết hợp cả 3 điều sau. Một là phải chuẩn bị đầy đủ chứng cứ hợp pháp về việc cho vay. Hai là đánh giá người vay có khả năng trả nợ tại thời điểm đáo hạn (tránh kiểu cho vay nóng). Ba là tìm hiểu những điểm yếu của con nợ (sợ mất danh dự, sợ mất uy tín, sợ kiện tụng,…) để đòi nình

    Mình cũng đồng quan điểm nhưng thêm một chút ý kiến thế này.

    1.Việc xác minh tài chính người đi vay là vô cùng cần thiết vì điều đó quyết định mình có thu lại được khoản tiền vay hay không. Đừng vì thân thiết tin tưởng mà tiền mất tật mang lại mất tình cảm về sau.

    2 Việc lập hợp đồng cho vay cũng phải rõ ràng chi tiết về thời hạn thanh toán, lãi xuất hợp lý , thông tin người vay, số điện thoại liên hệ và cả thế chấp nếu có. nếu được thì nên công chứng hoặc làm tại VP công chứng . khi giao nhận tiền phải ký biên bản giao nhận rõ ràng hoặc chuyển khoản là chắc ăn nhất. tránh trường hợp nhận tiền rồi lại bảo chưa nhận. Ngoài ra những chế tài khi vi phạm hạn thanh toán cũng rất cần thiết điều này để đảm bảo quyền lợi của mình và buộc người vay phải tuân thủ. mích lòng trước được lòng sau vẫn hơn.

    3. Nếu lỡ cho vay và thấy khó thu hồi thì nên liên hệ các công ty chuyên thu hồi nợ hợp pháp. Họ sẽ nắm vững luật Pc64 và có nghiệp vụ để giúp bạn thu hồi khoản nợ nhanh chóng. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sbss vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/02/2020)
  • #539519   27/02/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1324)
    Số điểm: 10477
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 194 lần


    Theo mình cách tốt nhất là cho vay có tài sản bảo đảm, thực hiện đầy đủ các thủ tục lập hợp đồng, công chứng, biên nhận chuyển tiền, đăng ký giao dịch bảo đảm. Còn nếu đã lỡ cho vay rồi thì nên nghiên cứu tình hình tài chính của con nợ để đưa ra biện pháp cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |