Cách đòi nợ hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #472382 26/10/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Cách đòi nợ hợp pháp

    Cá nhân cho mượn hoặc cho vay tiền trong giai đọan hiện nay tiềm ẩn những rủi ro, rủi ro lớn nhất là người đi mượn, người đi vay không trả tiền dù có khả năng để trả.

    Người cho mượn, cho vay gặp tình huống này dễ xảy ra “ức chế” dẫn đến việc bằng mọi giá phải lấy lại số tiền đó và có hành vi vi phạm pháp luật như có hành vi gây thương tích người đi vay/mượn, hay lỡ tay làm người đó chết, hoặc có hành vi dọa nạt...

    Vậy thì làm gì để có thể đòi nợ một cách hợp pháp đây?

    Chúng ta có thể chọn các cách này để giải quyết không?

    1 – Quỳ lạy, van xin, năn nỉ…người mượn/vay để họ trả tiền

    2 – Thuê giang hồ dọa người mượn/vay để họ sợ buộc phải trả tiền

    3 – Kiện ra Tòa và nhờ Tòa án giải quyết

    4 – Nhờ người có uy tín khác đòi dùm

    Có thể chọn cách nào hợp pháp và mang lại hiệu quả thu hồi nợ cao đây, các bạn giúp mình cho ý kiến với..

     
    63156 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #475261   19/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Theo ý kiến của mình thì đầu tiên cần làm đối với những trường hợp nợ "khó" đòi là dùng cách nói chuyện khéo léo để họ có thể hiểu rõ về nghĩa vụ của mình và ý thức việc trả nợ. Dùng các biện pháp ghi âm, nhắn tin để người nợ thừa nhận việc nợ tiền, điều này là cần thiết đối với các trường hợp vay tiền mà không có giấy tờ. Nếu việc thương thảo trả nợ không thành công thì có thể dựa vào các chứng cứ thu thập được có thể khởi kiện ra Toà án nhờ giải quyết. Và bạn cũng nên tìm hiểu được lượng tài sản đang có của người mắc nợ và đề nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tránh việc tẩu tán tài sản. Thực tế, người mắc nợ là bị đơn trong các vụ án thường tẩu tán tài sản dẫn đến không có tài sản để thi hành án và việc trả tiền thực tế vẫn nằm trên giấy tờ.

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 19/11/2017 09:41:10 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #475267   19/11/2017

    Mình đồng ý một phần với quan điểm nói chuyện khéo léo mà bạn  tieukhanh95   đưa ra, nhưng trên  thực tế thì nếu người ta muốn trả thì hẳn người ta đã trả rồi. Mình phải có biện pháp mạnh, gây sức ép đối với còn nợ và gia đình hợ. Bên cạnh đó ngoài các  biện pháp nhờ Tòa án can thiệp  và các biện pháp ngăn chặn mà bạn nêu lên thì mình thấy biện pháp ngăn chặn xuất cảnh cũng là một biện pháp hữu hiệu

    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 19/11/2017 09:20:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #477130   04/12/2017

    ví dụ con nợ không có khả năng chi trả nữa thì làm thế nào.Kiện tụng thì mình lại mất thêm thời gian và chi phí.

     
    Báo quản trị |  
  • #477155   04/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Có câu:

    " Cho vay mất bạn

    Cho nợ mất khách

    Đòi suốt thì ngại

    Để lâu thì sợ quên"

    Thực tế cho thấy vay-mượn là hình thức diễn ra phổ biến trong cuộc sống. Bởi lẽ, con người không phải lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc. Những lúc thiếu thốn thì cũng phải đi vay để trang trải cuộc sống. Thế nhưng không phải người nào vay rồi cũng trả đúng hạn (lúc vay thì nói lời ngon tiếng ngọt, mà mật ngọt thì chết ruồi). Đến lúc phải trả thì trì hõan bằng hàng đống lý do : thì, tại, bởi, do...ì ạch đến mức sứt mẻ tình cảm. 

    Bài viết của bạn đưa ra nhiều phương án để đòi nợ. Tuy nhiên, theo mình thấy cách 1,2,4 không khả thi cho lắm đối với những món nợ khó đòi và con nợ dai dẳng thậm chí đụng đến xã hội đen còn liên quan đến vấn đề vi phạm pháp luật.

    Hiện nay, theo mình biết đã có một số công ty đuợc thành lập để chuyên thực hiện việc đòi nợ(nói nôm na là đòi nợ thuê) nhưng hoạt động này diễn ra đúng quy định pháp luật. Họ sẽ nhận hợp đồng (những món nợ) từ khách hàng rồi bằng khả năng nghề nghiệp của họ để đòi lại được tiền cho khách hàng và ăn phần trăm trên tổng số tiền mà khách hàng bị nợ. Hình thức này là hợp pháp không phải như kiểu xã hội đen gì đó đâu. Nếu ai có nợ khó đòi thì tìm đến những công ty này nhé. Nhanh chóng, hiệu quả chỉ có điều tốn phí thôi.

    Những cách mà add đưa ra đựoc sử dụng phổ biến nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định thậm chí phạm pháp.Đòi được nợ nhưng phải đảm bảo đúng luật. Hy vọng cách mình chia sẻ sẽ giúp ích đuợc cho mọi người.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478859   16/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo mình thì trước khi cho vay cần phải cân nhắc thật kĩ các yếu tố: người mượn là ai? có đáng tin không? khả năng lấy lại được số tiền cho vay là bao nhiêu? bao lâu mới có thể lấy lại được. Sau đó sẽ suy nghĩ đến việc nên hay không nên cho vay? Bởi vì đã cho vay thì kiểu gì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Giả sử chúng ta có sử dụng hết các biện pháp, giấy tờ để đảm bảo rằng bên vay không thể "quỵt" tiền, chối cãi rằng không vay của mình. Nhưng nếu bên vay không có tài sản gì và không còn cách nào để trả nợ thì sao? Dù có kiện ra toà nếu bạn thắng họ cũng không thể trả lại bạn số tiền đó.

    Chốt lại, chọn người mà cho vay. Đã cho vay là phải chấp nhận rủi ro.

     
    Báo quản trị |  
  • #478863   16/12/2017

    Với vấn đề mà bạn đưa ra thì tiêu chí không chỉ là hợp pháp mà còn mang tính hiệu quả cao trên thực tế. Với các phươngg pháp bạn đưa ở trên thì chưa có phương pháp nào đáp ứng được tiêu chí đó, chỉ có duy nhất cách "Kiện ra Tòa và nhờ Tòa án giải quyết" nhưng với cách này thì nhà nước ta cần cải thiện hơn về khâu thi hành án, nếu người trả mà không có tài sản thì có lẽ coi như huề cả làng.

     
    Báo quản trị |  
  • #478904   17/12/2017

    Theo ý kiến của mình, ngay từ ban đầu, việc xác định cho ai vay hay mượn tiền rất cần thiết, nó ảnh hưởng đến khả năng bạn được trả nợ sau này. Hãy xác định rằng họ thật sự đang gặp rắc rối và cần đến sự giúp đỡ của bạn và họ là người "có nợ phải trả". Tuy nhiên, không phải ai và cũng không phải lúc nào người cho vay, mượn tiền đều có thể xác định được điều đó. Có thể họ thật sự cần tiền, thái độ thành khẩn lúc đi vay, nhưng đến khi bạn đòi lại tỏ thái độ khác. Về các phương án đòi nợ mà bạn đưa ra:

    Thứ nhất, quỳ lạy, van xin, năn nỉ người nợ trả tiền. Mình nghĩ cách này không hoàn toàn là không thể áp dụng, tuy nhiên áp dụng đối với đối tượng nào và áp dụng ra sao cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện. Mình thấy có trường hợp, người cho vay ngày nào cũng đến tìm người vay tiền năn nỉ trả tiền, thậm chí ngày 3 bữa, đều đặn như giờ cơm, không đến mức phải quỳ lạy, van xin nhưng lại "bám riết không buông" dai dẳng như thế, đến nỗi người nợ cũng phải thấy phiền mà trả cho bạn. Phương án này đòi hỏi sự kiên nhẫn của chủ nợ và thời gian mà họ bỏ ra cũng không ít, khoản nợ lớn bao nhiêu để bạn có thể bất chấp mà áp dụng? Với cả không phải người nợ nào cũng tự giác thấy phiền mà trả nợ, bạn kiên trì có khi người ta còn kiên trì "không trả" hơn. =))

    Thứ hai, thuê giang hồ dọa người mượn/vay để họ trả tiền. Phương án này có vẻ khá mạnh tay, nếu thuận lợi thì bạn có thể đòi được nợ nhanh chóng đấy, thuận lợi ở đây là không ai biết và người mượn/vay biết sợ mà trả nhanh vì không có nền pháp luật nào công nhận việc bạn thuê giang hồ dọa người khác để họ trả nợ cả. Nếu nghĩ rằng, thuê giang hồ nhưng có thỏa thuận rõ ràng rằng: "chỉ dọa thôi, không được tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người nợ" thì e rằng người cho vay tiền không thể lường hết được những rủi ro trong đó. Nhắc đến giang hồ, người ta đã nghĩ ngay đến vũ lực, liệu người cho vay tiền có thể kiểm soát được hết những cách thức mà giang hồ sử dụng để đòi nợ khi mà họ đảm bảo rằng sẽ đòi được nợ. Chưa kể đến, nếu người vay tiền chống cự hay ăn vạ làm cho chính mình thương tích, thì lúc đó người cho vay tiền dù không trực tiếp gây ra thương tích cũng không thể thoát khỏi trách nhiệm.

    Thứ ba, kiện ra tòa và nhờ Tòa án giải quyết, bạn là người tuân thủ pháp luật, bạn muốn tìm một người phân xử công bằng, nên bạn tìm đến Tòa án? Phương án này đúng pháp luật, không trái đạo đức xã hội nhưng lại không khuyến khích người cho vay thực hiện. Họ có biết quy trình khởi kiện, thậm chí là viết đơn khởi kiện thôi, họ có nắm đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là hợp lý, họ có nắm được trình tự thủ tục tố tụng hay tất cả việc đó họ cần tìm đến luật sư tư vấn? Khoảng thời gian từ lúc khởi kiện đến lúc hầu tòa, ra bản án là khoảng thời gian không nhỏ, nếu người nợ cố tình lẩn tránh thì thời gian đó sẽ kéo dài thêm, rồi chi phí bạn phải bỏ ra cho việc khởi kiện, phí tư vấn từ luật sư,...Giả sử người cho vay thắng kiện, bản án có hiệu lực thi hành rồi nhưng người nợ vẫn không trả nợ nữa, rồi lằng nhằng thêm một quá trình nữa. Như vậy, kiện ra tòa có phải là phương án tối ưu? Người cho vay cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng, không phải lúc nào cũng kiện, kiện và kiện.

    Thứ tư, nhờ người có uy tín khác đòi giùm, phương án này có vẻ hợp lý, vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc vừa không vi phạm pháp luật. Nhưng cái khó ở đây là nhờ ai, nhờ như thế nào, liệu người đi vay có vì nghe lời khuyên giải của họ hay nể mặt họ mà trả tiền cho mình? Với lại, nợ là nợ của người ta, tiền là tiền của mình, họ có kiên trì đến cuối để đòi giúp mình hay không cũng cần lưu tâm.

    Cho nên, ngay từ đầu mình cũng đã nói tới việc lựa chọn người để cho vay hay mượn tiền. Thỏa thuận cho vay hay mượn tiền cũng phải cẩn thận và rõ ràng, có hợp đồng đàng hoàng, thêm cả vật cầm cố nếu khoản vay lớn để đảm bảo sự trả nợ của người đi vay. Không nên kiêng nể quá chuyện bạn bè hay người thân, mặc dù tiền không thể gầy dựng nên tình bạn hay tình thân thật sự nhưng tình bạn hay tình thân có thể bị mất đi vì tiền. Mình nghĩ đòi nợ như thế nào thì người trong cuộc nắm rõ được tình hình thực tế mà chọn phương án đòi nợ hợp lý, hợp pháp.

    Cập nhật bởi ThyThy2901 ngày 17/12/2017 11:18:25 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #479341   21/12/2017

    Trungnq.law
    Trungnq.law

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    - "Bố" của con nợ là đồng chí nào?

    - "Bố của chủ nợ là đồng chí nào

    - "Sức khỏe" của con nợ hiện tại

    - "Sức khỏe của con nợ tương lai

     
    Báo quản trị |  
  • #479383   22/12/2017

    Câu hỏi của bạn khá thú vị và chắc hẳn nhiều người cũng đang mắc phải. Hy vọng mọi người tìm được cách đòi nợ phù hợp và hiệu quả, vì không có một cách thức đòi nợ "khuôn mẫu" nào cả, chẳng hạn hòa giải vẫn không đòi được nợ hoặc đã đến mức không hòa giải được thì có khi phải kiện thôi.

    Cập nhật bởi ThyThy2901 ngày 22/12/2017 10:23:48 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #483534   28/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Vẫn còn nhiều cách để đòi nợ lắm
    - Báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc thầy giám thị

    - Méc phụ huynh đối tượng vay nợ

    - Nói xấu đối tượng vay nợ với bạn thân người vay nợ để họ nhắc

    - Rủ đối tượng vay nợ đi ăn món gì đó bằng hoặc hơn số tiền mình cho vay rồi bỏ về

    - v. . v. . .

     
    Báo quản trị |  
  • #484197   01/02/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc cho vay và mựơn là chuyện tin tưởng lẫn nhau mà tạo nên mối quan hệ này. Tuy nhiên, có rất nhiều trờng hợp không được như ý muốn của cả hai bên. Nhưng dù trong trường hợp nào mình nghĩ việc thuê giang hồ hay gây sức ép đe dọa để mong lấy lại nợ sớm nhất đều không hay. Nhiều người sẽ vì quẫn trí mà làm liều, đâm ra thiệt người lại thiệt ta.

    Thiết nghĩ chúng ta nên thỏa thuận và tìm cách nhẹ nhàng nhất nói chuyện với nhau để giải quyết mọi chuyện sẽ tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #485013   20/02/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cách đòi nợ mới:
    Một người hẹn gặp bạn ở quán cà phê:
    - Cậu sẽ trả tiền nợ cho tớ chứ?
    - Hiện giờ thì tớ chưa trả được.
    - Nếu cậu không trả ngay, tớ sẽ thông báo cho tất cả những người cho cậu vay tiền rằng cậu đã trả hết cho tớ rồi
     
    Và kết quả của những người "hành nghề đòi nợ thuê":
    Hai bà hỏi thăm nhau: "Con trai bác dạo này còn đi đòi nợ thuê nữa không?"
    - Nó thôi lâu rồi!
    - Hay quá! Tôi mừng cho nó. May mà nó ngộ ra. Thế mấy năm nay nó làm nghề gì?
    - Nó không làm gì hết, nó đang ăn cơm chính phủ, ngủ có người canh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #485022   20/02/2018

    mục tiêu thu hồi nợ thì cũng có nhiều mặt của nó

    như đối tượng nợ, hoàn cảnh, tâm lí, điều kiện...vv nhưng mục đích chính của chủ nợ vẫn là thu hồi được món tiền đã cho vay ( hoặc tất cả, hoặc 1 phần, hoặc nhanh hoặc chậm)

    theo mình chủ nợ nên thỏa thuận và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con nợ có thể thực hiện nghĩa vụ. với nhiều hình thức khác nhau mà con nợ đang có những điều kiện có thể thực hiện được.

    đây chỉ là cách để thu hồi với những con nợ có điều kiện nhất định và tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người.

    mong mọi người góp ý thêm ạ !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #485460   24/02/2018

    Theo mình cần phải linh hoặt trong việc đòi nợ, giữa tình và lý, tốt nhất là nên thương lượng để lấy lại số tiền là cách tốt nhất không làm sức mẻ tình cảm của nhau, nếu không được thì mình nhờ cơ quan chức năng như Tòa án giải quyết. Việc thuê đòi nợ bên ngoài cũng là biện pháp để tạo sức ép cho người ta trả nợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #485637   26/02/2018

    Cách đòi nợ hợp pháp

    Theo tôi một khi không đòi được nợ thì cách tốt nhất là khởi kiện ra Toà án. Vì như thế có thể thu hồi được nợ mà ko vi phạm pháp luật. Việc thuê giang hồ là vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến ngồi tù như thường.
     
    Báo quản trị |  
  • #492654   26/05/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Đúng là đòi nợ hợp pháp phải quỳ lạy, van xin năn nỉ người mượn thiệt lúc cho vay mọi chuyện dễ dàng đến thế nhưng lúc lấy lại tiền của mình sao mọi chuyện khó khăn quá chừng.Nên thôi trước khi có ý định cho mượn tiền thì nên suy nghĩ cho kỹ kẻo hối hận muộn màng, đỡ phải mất công nghĩ cách đi đòi nợ như của chủ thớt nè 

     
    Báo quản trị |  
  • #493063   31/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Hiện nay có một cách đòi nợ mà FE credit đang áp dụng khá hiệu quả là không đòi con nợ mà chuyển sang đòi bạn bè và người thân của con nợ. Khi ký hợp đồng tín dụng với FE credit thì con nợ bao giờ cũng được yêu cầu cung cấp thông tin của người thân. Nếu con nợ chậm trả tháng nào thì đội ngũ hơn 1000 nhân viên đòi nợ sẽ “tấn công” điện thoại người thân của họ. Áp lực từ người thân sẽ khiến con nợ tự động ngoan ngoãn trả tiền. Thế nên mình nghĩ đối với hợp đồng vay cá nhân có lẽ cũng có thể áp dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493870   10/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Đòi nợ hợp pháp thì có nhiều cách để đòi nợ hợp pháp, tuy nhiên để hợp thức hóa cái hợp pháp của việc đòi nợ cần sự minh bạch, rõ ràng của cả hai bên vay và cho vay; đi kèm với đó là trách nhiệm, thì mọi việc thật sự là dễ dàng cho đôi bên. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, việc lấn lướt, khất nợ hay trả trễ hạn, bên cho vay có nhiều quyền để buộc bên vay phải trả tiền; đó quả là vấn đề khi tiền bạc đặt nặng lên vai của chính hai bên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #495701   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Đòi nợ luôn là vấn đề khó giải quyết trên thực tế. Kiện ra Tòa thì mất thời gian rất nhiều và thường không mang lại hiệu quả cao của bên cho vay. 

     
    Báo quản trị |  
  • #495946   02/07/2018

    Nếu muốn đòi nợ thì theo mình nghĩ trong hợp đồng vay nên có tài sản đảm bảo. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta đòi nợ thành công. Nếu trường hợp người nợ không trả ta có thể tiến hành kiện ra tòa yêu cầu phát mãi tài sản. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng mọi biện pháp trước khi ra tòa. Bởi ra tòa tốn rất nhiều thời gian

     
    Báo quản trị |