Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #505013 17/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77122
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

    Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

    >>> Quy định về lao động - tiền lương của người thử việc

    >>> Những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc

    Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường giao kết hợp đồng thử việc. Có thể dựa vào bảng so sánh sau để thấy sự khác nhau giữa 2 hợp đồng này.

    Tiêu chí

    Hợp đồng thử việc

    Hợp đồng lao động

    Khái niệm

    Là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc

     Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Thời hạn hợp đồng

    Điều 27 BLLĐ 2012 quy định

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    - Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác

    Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng; 

    Phạm vi giao kết hợp đồng

    Không giao kết hợp đồng thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ (Điều 26 BLLĐ 2012)

    Hợp đồng không thời hạn, Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều 22 BLLĐ 2012)

    Nội dung

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    -  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    (Theo điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012)

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    -  Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;-

    -  Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    -  Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    (Điều 23 BLLĐ 2012)

    Hình thức

    Không bắt buộc lập thành văn bản

    Văn bản

    Lương

    Không thấp hơn 85% mức lương của công việc (Điều 28 BLLĐ 2012)

    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu

    >> Tiền lương không được thấp hơn mức tối thiểu vùng

    Số lần giao kết hợp đồng

    01 lần

    Khi HĐLĐ xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng  hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì:

    - HĐLĐ xác định thời hạn ban đầu trở thành HĐ không xác định thời hạn

    - Loại HĐ còn lại nêu trên trở thanh HĐ XĐTH với thời hạn 24 tháng

    CHÚ Ý: Chỉ được giao kết tối đa 2 lần đối với HĐXĐ thời hạn sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Chấm dứt hợp đồng

    Hết thời gian thử việc hoặc trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước

    Hết thời hạn trong hợp đồng, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012

     
    Mặt khác, tại điều 29 luật lao động quy định: 
     
    Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
     
    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
     
    Sau khi thử việc đạt yêu cầu thì luật buộc người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ chứng tỏ : HĐ thử việc và HĐLĐ là khác nhau. Nếu 2 loại HĐ đó giống nhau thì quy định điều 29 là thừa.
    >>> HĐ thử việc không phải là hợp đồng lao động
    Mấy mem có ý kiến khác không?

     

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    103520 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #518194   15/05/2019

    Mình xin đồng ý với ý kiến của bạn. Đây là vấn đề thường bị nhầm lẫn, nhất là trong doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, theo mình, hai loại hợp đồng này có liên quan mật thiết với nhau. HĐ thử việc là tiền đề của HĐLĐ, cũng là thời gian để người lao động và người sử dụng lao động tìm hiểu nhau. Và hơn hết HĐ thử việc cũng nhằm mục đích lao động! Việc phân biệt chỉ có tác dụng giảm ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên mà thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #520598   12/06/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Nội dung và thời gian thử việc của hợp đồng thử việc

    1/ Nội dung của hợp đồng thử việc

    Theo quy định tại Khoản 1 Bộ Luật lao động 2012 thì nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    2/ Thời gian thử việc

    Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau:

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Cập nhật bởi HNP1997 ngày 13/06/2019 11:44:48 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)
  • #521197   19/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    “85% mức lương của công việc đó” theo quy định tại điều 28 BLLĐ 2012 hiểu thế nào cho đúng?

    Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2012 quy định về Tiền lương trong thời gian thử việc, theo đó: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

    Vậy 85% mức lương của công việc đó phải hiểu như thế nào? Giả sử trong trường hợp 85% mức lương của công việc đó thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có vi phạm quy định pháp luật về tiền lương hay không?

    Theo đó, “mức lương  của công việc đó” được hiểu là mức lương trên thang lương, bảng lương của công ty, mà thang lương, bảng lương này được công ty xây dựng theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và được áp dụng theo Điều 3 và khoản 1, Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

    “Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

    1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

    b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

    Ví dụ 1: Công ty A hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng I (mức lương tối thiểu vùng I là 4.180.000 đồng quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP), Khi công ty A thực hiện tuyển dụng lao động là tạp vụ (đây là công việc không đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề) nên khi thỏa thuận và trả lương với người lao động thì mức lương thấp nhất trả cho người lao động là tạp vụ không được thấp hơn 4.180.000 đồng.

    Ví dụ 2: Công ty A hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng I (mức lương tối thiểu vùng I là 4.180.000 đồng quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP), Khi công ty A thực hiện tuyển dụng lao động là Cử nhân luật (đây là công việc đòi hỏi người lao động phải tốt nghiệp đại học) nên khi thỏa thuận và trả lương với người lao động thì mức lương thấp nhất trả cho người lao động là cử nhân luật không được thấp hơn: 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 đồng.

    Lưu ý: Công ty hoạt động và đăng ký trụ sở tại vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiếu theo vùng đó, theo danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Phụ lục Nghị định 157/2018/NĐ-CP.

    Như vậy, 85% mức lương của công việc đó được hiểu là mức lương trên thang lương bảng lương được công ty xây dựng theo nguyên tắc và áp dụng theo các quy định nêu trên. Trường hợp, trong thời gian thử việc, 85% mức lương của công việc đó thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nhưng 100% mức lương của công việc đó không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và được áp dụng đúng theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì công ty không vi phạm pháp luật về tiền lương.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/06/2019)
  • #524426   30/07/2019

    Hợp đồng thử việc

    Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và được ký kết bằng văn bản.Như vậy thì hợp đồng thử việc cũng được coi là hợp đồng lao động và cũng được quy định trong Bộ Luật Lao Động 2012
     
    Báo quản trị |  
  • #524450   30/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo mình thì Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Bản chất của hợp đồng lao động là Hợp đồng mà một bên làm việc cho bên kia. Còn hợp đồng thử việc thì một bên làm thử việc cho bên kia.

    Bộ luật Lao động 2012 đã có quy định riêng cho Hợp đồng thử việc : "Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc". Nôi dung của hợp đồng thử việc cũng không có nội dung về đóng Bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của người lao động trong hợp đồng thử việc cũng khác. 

     

     

    Cập nhật bởi kindy_tran_8_2 ngày 30/07/2019 11:26:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #524594   31/07/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Theo mình thì Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động là khác nhau, truớc tiên là được thể hiện ở chính tên gọi của nó. Ngòai ra, hợp đồng thử việc không có những ràng buộc như với hợp đồng lao động, cụ thể là khi chấm dứt hợp đồng không bắt buộc báo trứớc về thoiừ gian nghỉ, không phải đóng bảo hiểm xã hội  hay các loại bảo hiểm khác cũng như đóng thuế thu nhập cá nhân.

    Ngoài ra, Theo quy định tại Điều 22 Luật lao động 2012 thì:

    "1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

    Hợp đồng thử việc không nằm trong loại hợp đồng này do đó có thể xác định Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #524652   31/07/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần


    Haitran1995 viết:

    Theo mình thì Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động là khác nhau, truớc tiên là được thể hiện ở chính tên gọi của nó. Ngòai ra, hợp đồng thử việc không có những ràng buộc như với hợp đồng lao động, cụ thể là khi chấm dứt hợp đồng không bắt buộc báo trứớc về thoiừ gian nghỉ, không phải đóng bảo hiểm xã hội  hay các loại bảo hiểm khác cũng như đóng thuế thu nhập cá nhân.

    ....

    Chỗ màu vàng không có cơ sở pháp lý nha

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/08/2019) vulieu9102 (09/08/2019)
  • #525335   09/08/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động

    Theo Điều 15 Bộ luật lao động "Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động" Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều 26. Thử việc "1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc." Nhu vậy, hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thusa121 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/08/2019)
  • #527141   31/08/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động. Về nghĩa đen, người mà không được tiếp cận với nhiều kiến thức pháp luật như dân luật thì hợp đồng thử việc cũng là hợp đồng lao động vì hợp đồng này thoả thuận với ứng cử viên những công việc được thử thách trong thời gian thử việc, và những công việc họ thực hiện cho người sử dụng lao động cũng là những công việc lao động như nhân viên lao động chính thức đã ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Cảm ơn về bài viết của bạn, cũng không phản đối nhưng mình cũng có quan điểm riêng như trên ở khía cạnh của một đứa không biết gì về pháp luật chuyên ngành

     
    Báo quản trị |  
  • #527146   31/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động

    Cảm ơn bạn vì bài viết hưu ích Mình đồng quan điểm với bạn rằng hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động bởi từ tên gọi, hình thức, đến nội dung của hai loại hợp đồng này là khác nhau. Ví dụ như về thời gian báo trước khi chấm dứt không giống nhau, hợp đồng thử việc không bắt buộc phải có nội dung về bảo hiểm xã hội.... Như vậy Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #530014   30/09/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mình góp ý cho nội dung bài viết nhé. Theo đó, tại phần Thời hạn hợp đồng của Hợp đồng lao động bạn có nêu “Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng;” – Nội dung này theo mình là sai nhé vì còn Hợp đồng thời vụ nữa. Hợp đồng thời vụ vẫn được xem là hợp đồng lao động, tuy nhiên thời hạn của loại hợp đồng này sẽ là dưới 12 tháng.  Bạn có thể xem chi tiết tại Điều 22 Bộ Luật lao động 2012.

     
    Báo quản trị |  
  • #533938   29/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc rồi mới được ký kết hợp đồng chính thức đâu. Khi người sử dụng lao động đã xác định được năng lực của người lao động và muốn nhận người lao động vào làm việc ngay không phải qua thời gian thử thách đồng thời giữ người lao động có năng lực tránh trường hợp nghỉ việc trong thời gian thử việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #533946   30/11/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động bởi theo quy định thì hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động có những điều khoản quy định bắt buộc chung và những điều khoản quy định về quyền lợi khác hẳn nhau. Như: Quyền chấm dứt hợp đồng, chế độ lương, chế độ bảo hiểm xã hội, ...
    => Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #533964   30/11/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Bộ luật Lao động giành hẳn hai chương riêng để quy định về hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc, theo đó, hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động mang bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong thơi gian thử việc thì có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào mà không cần thông báo, còn nếu ký hợp đồng lao động thì phải báo trước
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #533996   30/11/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Về vấn đề thuế TNCN, thì đối với hợp đồng thử việc có thu nhập trên 2 triệu thì sẽ áp dụng việc khấu trừ trực tiếp 10% trên mỗi lần trả thu nhập ( trừ trường hợp người lao động làm cam kết 02/CK-TNCN). Còn đối với hợp đồng lao động thì sẽ chia làm 02 trường hợp dưới 03 tháng và trên 03 tháng. Dưới 03 tháng thì cũng khấu trừ trực tiếp (như hợp đồng thử việc); trên 03 tháng thì áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần (nếu thu nhập đến mức chịu thuế).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #534091   30/11/2019

    Bài viết Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động? của bạn rất hữu ích. Mình xin bổ sung thêm, trong thời gian thực hiện hợp đồng thử việc người lao động sẽ không được đóng Bảo hiểm xã hôi, tuy nhiên, Bộ Luật Lao động không bắt buộc về vấn đề này, nếu bạn và công ty thỏa thuận có thể đóng bảo hiểm trong quá trình thử việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #536238   31/12/2019

    Khi người lao động thử việc phải được ký kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động, và trong hợp đồng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    Công việc và địa điểm làm việc;

    Thời hạn của hợp đồng lao động;

    Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
    Hợp đồng thử việc có nội dung gần giống với hợp đồng lao động chính thức, tuy nhiên, nội dung hợp đồng không bao gồm:

    Chế độ nâng bậc, nâng lương,

    Bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế

    Chế độ bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

     
    Báo quản trị |  
  • #538071   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình đồng ý với quan điểm hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Vì quyền lợi và nội dung của hai loại hợp đồng này có sự khác biệt nhất định ví dụ như chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ có ở hợp đồng lao động, nghỉ lễ, tế, nghỉ phép có ở hợp đồng lao động còn hợp đồng thử việc thì không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538462   05/02/2020

    Tranbaluan
    Tranbaluan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động?

    Bạn tác giả của bài viết khẳng định: "hợp đồng thử việc không phải hợp đồng lao động" là chưa chính xác theo quan điểm cá nhân của mình bởi:

    Thứ nhất: hợp đồng lao động chính xác là sự tự nguyện thoả thuận của 2 bên với vai trò 1 bên là người sử dụng lao động còn bên còn lại là người lao động. Vậy thì trong thời gian thử việc và trong hợp đồng thử việc khi ký kết thì cả 2 chủ thể này đều vẫn có địa vị chủ thể. Tuy trong nội dung ký kết của hợp đồng thử việc thì phần quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của 2 bên đều bị đơn giản hoá nhưng nó vẫn còn 1 phần cụ thể về vấn đề ký kết việc làm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và cả vấn đề tiền lương. Do vậy tuy tối giản nhưng về cơ bản 2 bên khi ký kết đều hiểu địa vị của đối phương và trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào quan hệ lao động thử việc này.

    Thứ hai: về pháp lý, cả 2 đối tượng đều được bảo hộ và phân định rạch ròi về quyền và nghĩa vụ thể hiện trong nội dung ký kết. Mặt khác nội dung hợp đồng thử việc là do 2 bên thoả thuận trên tinh thần tự nguyện, do vậy 2 bên có thể áp dụng các quy định có lợi cho bản thân nếu muốn mà không bị giới hạn nội dung ký kết theo bộ luật lao động hiện hành.

    Từ 2 luận điểm trên tôi nhận định rằng hợp đồng thử việc cũng chính là một dạng của hợp đồng lao động xác định thời hạn đơn giản hoá. 

    Còn vấn đề luật quy định hợp đồng không xđ hay  có xđ thời hạn như thế nào thì các bạn tự nghiên cứu  nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538622   10/02/2020

    etrip4u
    etrip4u

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2020
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 35 lần


    Hợp đồng thử việc chỉ là tiền đề cho hợp đồng lao động. Trong hợp đồng thử việc sẽ không có những chế độ như cấp bậc lương, thời gian nghỉ phép, chế độ bảo hiểm... Khi kết thúc hợp đồng thử việc thì nhân viên sẽ được kí lên hợp đồng lao động nếu cả 2 bên đáp ứng được tiêu chí 2 bên đưa ra 

     
    Báo quản trị |