Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

Chủ đề   RSS   
  • #564763 14/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Xúc phạm người đã chết

    Xúc phạm danh dự, nhân phẩm - Ảnh minh họa

    Khi một người đã mất bị xúc phạm danh dự, họ sẽ được bảo vệ quyền lợi như thế nào? Đối với tội xúc phạm người khác, nếu người bị xúc phạm đã chết rồi thì ai sẽ là người bị hại? Mời bạn đọc tham khảo bài viết và đóng góp ý kiến.

    Một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể đòi bồi thường dân sự, nếu mức độ của việc xúc phạm đó đủ nghiêm trọng, người xúc phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, đây vốn là những nội dung cơ bản của Pháp luật. Tuy nhiên, bài viết sẽ phân tích tình huống tren với một tình tiết đặc biệt: Người bị xúc phạm là người chết!

    Thứ nhất, về Dân sự

    Đối với Pháp luật dân sự, một người chết có Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015:

    “2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

    Điều này có nghĩa: vợ, chồng, con đã thành niên hoặc cha mẹ của người chết sẽ là những người có quyền yêu cầu thực hiện việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho một người đã không còn sống.

    Nếu việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm đó gây thiệt hại cho người chết, chẳng hạn vì bị vu oan, bêu riếu mà việc làm ăn, kinh doanh của gia đình người chết bị ảnh hưởng hoặc vì những thông tin xấu mà người chết bị xã hội lên án, chỉ trích, … thì những người trực tiếp liên quan cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Khoản 5 Điều 34)

    Những khoản thiệt hại được bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Theo đó, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút có thể liên quan đến người chết hoặc những người bị ảnh hưởng trực tiếp do hành vi xúc phạm người chết gây ra.

    Người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường những khoản nêu ở trên và thêm một khoản nữa để bù đắp, khoản tiền bù đắp này cao nhất bằng 10 lần mức lương cơ sở. (Điều 592 Bộ luật dân sự 2015)

    Thứ hai, về Hình sự

    Khi một hành vi vi phạm pháp luật được coi là Tội phạm và bị xử lý hình sự, nó đã xâm phạm không chỉ người bị hại mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, đến pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính vì vậy việc xử lý hành vi này vẫn sẽ được thực hiện kể cả khi bị hại còn sống hay đã chết.

    Thực tế có rất nhiều tội phạm mà về nội dung, người bị hại chắc chắn là người chết, chẳng như các tội liên quan đến Giết người hoặc các tội có tình tiết định khung là làm chết người. Lúc này theo quy định tại Khoản 5 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.

    Có nghĩa việc một người đã mất sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quyền của họ trong tố tụng, vì lúc này người đại diện của họ sẽ thay họ thực hiện.

    Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đến mức chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

    Để xác định hành vi xúc phạm có đến mức nghiêm trọng hay không, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh, làm rõ, thực hiện nghiệp vụ để đánh giá mức độ của hành vi. Lúc này ngoài những thiệt hại xác định được bằng con số, bằng vật chất thì dư luận xã hội cũng là một phương diện để xem xét.

    Kết quả điều tra cuối cùng sẽ được Tòa án xét xử và định tội, nếu hành vi này còn có các tình tiết tăng nặng như phạm tội hai lần trở lên, sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;… thì mức phạt có thể lên đến 2 năm tù.

    Đặc biệt, nếu hành vi xâm phạm xảy ra làm người bị xúc phạm chết, mức phạt cao nhất lên đến 5 năm tù.

    *Nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm chưa được đến mức xử lý hình sự, người thực hiện vẫn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Theo những phân tích trên, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Thậm chí, nếu hành vi xúc phạm kéo dài từ lúc người đó còn sống và là nguyên nhân khiến người đó chết thì còn bị trừng trị mạnh tay hơn.

    Mời bạn đọc đóng góp ý kiến!

     
    11070 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (16/12/2020) hungmaiusa (14/12/2020) ThanhLongLS (14/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #564868   16/12/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    hiesutran159 viết:

    ...

    Theo những phân tích trên, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Thậm chí, nếu hành vi xúc phạm là nguyên nhân khiến người đó chết thì còn bị trừng trị mạnh tay hơn.

    ...

    Hai câu này dường như không liên quan đến nhau.

    Nếu 1 người xúc phạm người khác làm người đó chết thì đó là xúc phạm người sống chứ không phải xúc phạm người chết.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hiesutran159 (16/12/2020) AryaStark (16/12/2020)
  • #565559   29/12/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Gần đây có một đoạn live stream của nam thanh niên Gymer phát ngôn xúc phạm nghệ sỹ Chí Tài. Khi đoạn live stream được phát, rất nhiều người phẫn nộ khi nghe những lời nói xúc phạm cố nghê sỹ. Người đã khuất nhưng vẫn bị xúc phạm. Không chỉ xúc phạm cố nghệ sỹ mà vợ của nghệ sỹ là Phương Loan cũng bị xúc phạm. Vậy hình thức xử lý nam thanh niên này như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565575   29/12/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Trước đây mình không nghĩ tới vấn đề này, xúc phạm người đã mất cũng hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Tuy nhiên, qua chia sẻ của bạn thì mình mới nhận ra điều đó. Nhưng không rõ nếu xúc phạm người chết thì tế có bị xử phạt hay không? Và đã vụ việc xử phạt trên thực tế nào hay chưa?

     
    Báo quản trị |  
  • #565580   29/12/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống nêu trên, theo mình thấy rần rần thời gian nghệ sĩ Chí Tài mất là kèm theo lời nói thiếu sự tôn trọng với người đã mất của một gymer thì liệu người này có bị xử phạt.

    Cập nhật bởi lananh8998 ngày 29/12/2020 12:58:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #565926   31/12/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Về mặt pháp luật là 1 chuyện, nhưng về đạo đức cong người, đạo đức xã hội thì còn đáng lên án và tội lỗi còn nghiêm trọng hơn. Xúc phạm người sống tội 5 phần thì đối với người chết là mang tội 10 phần. Còn  về căn cứ pháp lý thì mình đồng tình với chủ thớt

     

     
    Báo quản trị |  
  • #566884   26/01/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Xúc phạm người còn sống thì đạo đức, nhân phẩm của người xúc phạm đã không còn, huống hồ còn xúc phạm người đã chết thì đạo đức và nhân phẩm của người đó đã trở về con số “- âm”. Người sống nếu bị xúc phạm họ có thể tự xù lông bảo vệ bản thân, còn người chết thì họ đã nằm xuống rồi nếu không có gia đình nữa là danh dự người ta đến khi chết cũng không còn.

     
    Cập nhật bởi Special29 ngày 26/01/2021 01:32:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #567517   31/01/2021

    Yêu ai hay ghét ai là quyền của mỗi người, song cố ý xúc phạm người đã mất là điều khó có thể chấp nhận. Xuyên tạc và xúc phạm này cần được lên án, xử lý theo đúng pháp luật, xoa dịu nổi đau của những người còn sống.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #615673   26/08/2024

    dangtuananh10031988
    dangtuananh10031988

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Nếu người chết là kẻ ác gây bức xúc cho xã hội thì sao?

    Ví dụ: Bảo mẫu bắt cóc, sát hại bé 21 tháng tuổi đã nhảy cầu tự tử

    https://vnexpress.net/bao-mau-tu-tu-sau-khi-bat-coc-sat-hai-be-21-thang-tuoi-4656378.html

     
    Báo quản trị |  
  • #571889   31/05/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Dù là xúc phạm người đang sống hay người đã chết thì cũng đã có hành vi xúc phạm, nhằm gây tổn thương về tinh thần, do đó, kể cả người chết cũng phải được pháp luật bảo vệ quyền về danh dự, nhân phẩm của mình, không ai được quyền xúc phạm người khác cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #573650   15/07/2021

    Theo mình việc xúc phạm danh dự nhân phẩm người đã mất còn nghiêm trọng hơn việc xúc phạm một người đang sống. Vì đối với người đã mất thì họ không thể tự đứng ra để bảo vệ bản thân được và với quan niệm người chết là hết thì việc xúc phạm người đã chết cũng là một điều không nên.

     
    Báo quản trị |  
  • #574765   26/08/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, 
     
    Có thể thấy, dù người đó còn sống hay đã mất thì việc bảo toàn danh dự sẽ luôn được pháp luật đề cao; và bố mẹ; vợ chồng hoàn toàn có thể đại diện cho người đã mất để thực thi quyền này, họ có thể khởi kiện những đối tượng xúc phạm, chửi rủa, vu khống người thân đã mất của mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #574767   26/08/2021

    Theo mình thấy thì việc xúc phạm người đã mất còn nghiêm trọng hơn việc xúc phạm người còn sống. Vì bên cạnh việc vi phạm vấn đề đạo đức do người Việt Nam quan niệm chết là hết và đều dành cho người chết sự tôn trọng nhất định. Bên cạnh đó thì người chết không thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xúc phạm được.

     
    Báo quản trị |  
  • #575952   30/09/2021

    Người Việt nam thường có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”. Những người đã khuất dù có xảy ra việc gì cũng không cố tình xuyên tạc, đơm đặt những vấn đề xấu thì có lẽ họ là những người không có lương tâm. Những kẻ như vậy mà cứ tự xưng là nhà dân chủ, nhân sĩ, trí thức nghe chừng là điều quá vớ vẩn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578338   26/12/2021

    Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù là dưới hình thức nào thì pháp luật cũng đã có những chế tài phù hợp để ngăn chặn hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #578339   26/12/2021

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Vấn đề này tương đối nhạy cảm, trên mạng xã hội thường hay có những người có hành vi xúc phạm những người đã mất vì hành vi không tốt mà họ gây ra. Nhiều người tự cho mình quyền phán xét người khác dù cho họ đã mất. thiết nghĩ nên có chế tài cho những hành vi như vậy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579959   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn. Theo quan điểm của mình, liên quan đến tội xúc phạm người khác, khách thể của tội phạm là danh dự, nhân phẩm của người khác, khách thể này mang tính vô hình, đồng thời danh dự, nhân phẩm không chấm dứt ngay cả khi cá nhân mất. Vì vậy mà mặc dù đối với người đã mất vẫn được pháp luật bảo vệ danh dự nhân phẩm, những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người mất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #581154   28/02/2022

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Xúc phạm người chết còn là vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức. Những người đã khuất luôn cần được nhận sự tôn trọng đặc biệt. Đối với người Việt Nam mình thì xúc phạm người còn sống đáng tội 1 phần thì xúc phạm người đã mất đáng tội gấp 10 lần

     
    Báo quản trị |  
  • #581514   20/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Với sự phát triển như vũ bão của các trang mạng xã hội. Điều này dẫn đến việc khi đăng tải các thông không chính xác, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác ngày càng được lan truyền nhanh và rộng hơn. Do đó, người bị hại trong trường hợp này sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, tài sản,...

    Hơn hết, việc xúc phạm người đã chết xét về mặt đạo đức là việc làm không thể chấp nhận được. Ngoài ra, việc xúc phạm người chết không chỉ ảnh hưởng đến người đó (vì họ đã không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình nữa) mà còn ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè của người đó. Những hành vi như vậy cần được xử lý triệt để hơn, điều này cần có ý thức cao hơn từ những người liên quan trong việc khởi kiện hay tố giác tội phạm để bảo vệ quyền lợi của mình khi danh dự và nhân phẩm của người đã chết bị bôi nhọ, xúc phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #581578   23/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn.

    Trước đây mình không nghĩ tới vấn đề này, xúc phạm người đã mất cũng hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Tuy nhiên, qua chia sẻ của bạn thì mình mới nhận ra điều đó. Nhưng không rõ nếu xúc phạm người chết thì tế có bị xử phạt hay không? Và đã vụ việc xử phạt trên thực tế nào hay chưa?

     
    Báo quản trị |  
  • #585949   26/06/2022

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo những phân tích trên, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Thậm chí, nếu hành vi xúc phạm kéo dài từ lúc người đó còn sống và là nguyên nhân khiến người đó chết thì còn bị trừng trị mạnh tay hơn.

     
    Báo quản trị |