Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

Chủ đề   RSS   
  • #564763 14/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Xúc phạm người đã chết

    Xúc phạm danh dự, nhân phẩm - Ảnh minh họa

    Khi một người đã mất bị xúc phạm danh dự, họ sẽ được bảo vệ quyền lợi như thế nào? Đối với tội xúc phạm người khác, nếu người bị xúc phạm đã chết rồi thì ai sẽ là người bị hại? Mời bạn đọc tham khảo bài viết và đóng góp ý kiến.

    Một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể đòi bồi thường dân sự, nếu mức độ của việc xúc phạm đó đủ nghiêm trọng, người xúc phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, đây vốn là những nội dung cơ bản của Pháp luật. Tuy nhiên, bài viết sẽ phân tích tình huống tren với một tình tiết đặc biệt: Người bị xúc phạm là người chết!

    Thứ nhất, về Dân sự

    Đối với Pháp luật dân sự, một người chết có Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015:

    “2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

    Điều này có nghĩa: vợ, chồng, con đã thành niên hoặc cha mẹ của người chết sẽ là những người có quyền yêu cầu thực hiện việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho một người đã không còn sống.

    Nếu việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm đó gây thiệt hại cho người chết, chẳng hạn vì bị vu oan, bêu riếu mà việc làm ăn, kinh doanh của gia đình người chết bị ảnh hưởng hoặc vì những thông tin xấu mà người chết bị xã hội lên án, chỉ trích, … thì những người trực tiếp liên quan cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Khoản 5 Điều 34)

    Những khoản thiệt hại được bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Theo đó, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút có thể liên quan đến người chết hoặc những người bị ảnh hưởng trực tiếp do hành vi xúc phạm người chết gây ra.

    Người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường những khoản nêu ở trên và thêm một khoản nữa để bù đắp, khoản tiền bù đắp này cao nhất bằng 10 lần mức lương cơ sở. (Điều 592 Bộ luật dân sự 2015)

    Thứ hai, về Hình sự

    Khi một hành vi vi phạm pháp luật được coi là Tội phạm và bị xử lý hình sự, nó đã xâm phạm không chỉ người bị hại mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, đến pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính vì vậy việc xử lý hành vi này vẫn sẽ được thực hiện kể cả khi bị hại còn sống hay đã chết.

    Thực tế có rất nhiều tội phạm mà về nội dung, người bị hại chắc chắn là người chết, chẳng như các tội liên quan đến Giết người hoặc các tội có tình tiết định khung là làm chết người. Lúc này theo quy định tại Khoản 5 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.

    Có nghĩa việc một người đã mất sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quyền của họ trong tố tụng, vì lúc này người đại diện của họ sẽ thay họ thực hiện.

    Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đến mức chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

    Để xác định hành vi xúc phạm có đến mức nghiêm trọng hay không, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh, làm rõ, thực hiện nghiệp vụ để đánh giá mức độ của hành vi. Lúc này ngoài những thiệt hại xác định được bằng con số, bằng vật chất thì dư luận xã hội cũng là một phương diện để xem xét.

    Kết quả điều tra cuối cùng sẽ được Tòa án xét xử và định tội, nếu hành vi này còn có các tình tiết tăng nặng như phạm tội hai lần trở lên, sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;… thì mức phạt có thể lên đến 2 năm tù.

    Đặc biệt, nếu hành vi xâm phạm xảy ra làm người bị xúc phạm chết, mức phạt cao nhất lên đến 5 năm tù.

    *Nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm chưa được đến mức xử lý hình sự, người thực hiện vẫn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Theo những phân tích trên, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Thậm chí, nếu hành vi xúc phạm kéo dài từ lúc người đó còn sống và là nguyên nhân khiến người đó chết thì còn bị trừng trị mạnh tay hơn.

    Mời bạn đọc đóng góp ý kiến!

     
    11069 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (16/12/2020) hungmaiusa (14/12/2020) ThanhLongLS (14/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #586265   27/06/2022

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài viết của bạn. việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Thậm chí, nếu hành vi xúc phạm kéo dài từ lúc người đó còn sống và là nguyên nhân khiến người đó chết thì còn bị trừng trị mạnh tay hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #586327   28/06/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn vì những thông tin hữu ích mà bạn đã cung cấp. Việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đã chết hoàn toàn có thể bị xử lý tương tự như đối với người còn sống. Việc xúc phạm người đã chết xét về mặt đạo đức là việc làm không thể chấp nhận được. Không những vậy, việc xúc phạm người chết ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè của người đó. Những hành vi như vậy cần được xử lý triệt để hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #586601   29/06/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của tác giả.

    Dù là người sống hay người đã chết đều được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.  Hành vi xúc phạm nhằm gây tổn thương về tinh thần, uy tín và danh dự của người khác là một hành vi đáng được pháp luật xử phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #587209   01/07/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Dù là người sống hay người đã khuất thì danh dự của họ cũng được bảo vệ. Dù họ còn hay đã mất, cá nhân mỗi người cũng cần phải tôn trọng họ, như vậy là vừa làm đúng quy định pháp luật, vừa đúng với đạo đức và lương tâm của mỗi người

     
    Báo quản trị |  
  • #592856   27/10/2022

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Xúc phạm người đã khuất là việc mà người khác dùng các ngôn ngữ, hành vi không chuẩn mực, tục tỉu, lăng mạ,…lên người khác mà người đó đã mất. Làm ảnh hưởng đến toàn bộ nhân phẩm phẩm chất của người đó, làm ảnh hưởng đến danh dự sự coi trọng của người khác đến người đã mất.

     
    Báo quản trị |  
  • #598605   10/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Người đã mất bản thân họ đã không thể tự bảo vệ uy tín, danh dự bản thân tại xã hội sống nữa. Việc một người xúc phạm người đã mất thì cần xử lý nghiêm hơn việc họ xúc phạm người còn sống vì ít nhất người còn sống còn có thể tự lấy lại uy tín, danh dự của bản thân.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #598658   14/02/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề này. Xây dựng, ban hành một đạo luật quy định rõ ràng về nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, theo dõi cũng như cơ chế giám sát, khiếu nại, khiếu kiện trong trường hợp có sự vi phạm. Trong đó, các quy định về bảo vệ quyền riêng tư cần có sự tách bạch giữa một người còn đang sống và một người đã chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #598663   14/02/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cảm ơn bài viết về vấn đề nói trên của tác giả. Từ đó, có thể thấy là các nhà làm luật cần gấp rút xây dựng một quy định riêng về quyền của một người đã chết, họ cũng cần được giữ gìn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính toàn vẹn, bí mật hoặc ký ức của người đã chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #599431   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Cần xác định thời điểm thực hiện hành vi xúc phạm đó thì người còn sống hay đã chết. Theo như mình thấy thì các quy định hiện chỉ áp dụng xử lý khi thực hiện hành vi xúc phạm mà người đó còn sống thì dù người bị xúc phạm có chết sau đó thì cũng sẽ bị truy cứu. Còn nếu thực hiện hành vi xúc phạm đối với một người đã chết thì không có căn cứ cụ thể. Quan điểm của mình thì sẽ là không xử lý nhưng để tìm một căn cứ pháp lý cụ thể để chứng minh thì rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #599478   28/02/2023

    Xúc phạm người đã mất khác gì với xúc phạm người đang còn sống?

    Hiện nay, hành vi xúc phạm người khác là vi phạm pháp luật, việc xúc phạm người khác có thể xảy ra với nhiều đối tượng bao gồm những người đã chết. Đối với mỗi một cá nhân, ngay cả khi họ đã chết thì họ cũng đã từng là con người và vì thế, những quyền riêng tư mà họ muốn được bảo vệ cũng cần được đối xử như khi họ tồn tại. Bởi, mặc dù họ đã chết nhưng đó là những quyền con người gắn kết với cá nhân họ mà không ai có thể xâm phạm được.

     
    Báo quản trị |