Xuất khẩu trang thiết bị y tế trong mùa dịch được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #542681 31/03/2020

    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Xuất khẩu trang thiết bị y tế trong mùa dịch được quy định như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định là thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

    Bên cạnh đó, cần tuân thủ nguyên tắc xuất nhập khẩu tại Điều 40 và Điều 41 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

    Về thủ tục hải quan xuất khẩu các trang thiết bị y tế nêu trên thực hiện theo Điều 16 và Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Khoản 5, 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:

    1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

    a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    [...]

    b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

    c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;

    d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

    d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;

    d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

    đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

    Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

    Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

    e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

    g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

    [...]

    Trường hợp cần giấy phép xuất khẩu được quy định tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    “[...] 2. Các trường hợp phải có giấy phép xuất khẩu:

    a) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;

    b) Nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất.

    [...]

    Về Hồ sơ đề nghị xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất:

    1/ Văn bản đề nghị theo Mẫu số 15 hoặc Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

    2/ Báo cáo số lượng, nguồn gốc trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;

    3/ Văn bản cho phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước nhập khẩu cấp. Trường hợp văn bản cho phép nhập khẩu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Văn bản cho phép nhập khẩu phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.”

    Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Thông tư 14/2018/TT-BYT Ban hành danh mục trang thiết bị y tế để nhập khẩu theo đúng chính sách quản lý của Nhà nước.

    Như vậy, có thể xuất khẩu các trang thiết bị y tế, cụ thể là đồ bảo hộ y tế theo quy định về hồ sơ hải quan xuất khẩu nêu trên và phải tuân thủ nguyên tắc xuất khẩu trang thiết bị y tế là không được xuất khẩu những loại cấm theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

     

     
    4174 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544254   26/04/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn

    Bài viết cuả bạn rất hữu ích dành cho những cá nhân, tổ chức có dự định kinh doanh mặt hàng “hot” nhất trong mùa dịch “Viêm phổi Vũ Hán” này. Đây là thời cơ để một số người có thể giàu có lên tự việc đáp ứng những mặt hàng trang, thiết bị y tế.   

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545190   30/04/2020

    Thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp có ý định lấn sân sang kinh doanh các loại khẩu trang để phục vụ người dân trong mùa dịch. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm lấy cơ hội để có thể phát triển trong điều kiện mọi thứ đều khó khăn như bây giờ.

     

     
    Báo quản trị |