Xác định tội danh trong trường hợp trên?

Chủ đề   RSS   
  • #129662 10/09/2011

    teukie

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định tội danh trong trường hợp trên?

    mn giúp đỡ mình với trong tình huống này áp dụng điều 93 BLHS hay điều 104?

    T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc, rượi chè. Mặt khác T mong sớm được thừa lế tài sản của bố mẹ. 1 lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng 1 ít ra bát rồi đổ thuốc chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị tổn hại đến sức khỏe, bà C tổn hại 45%, ong G 35%.giám định pháp y kết luận: nguyên nhân tổn hại sức khỏe là do trúng độc thuốc diệt chuột.
     Hỏi:
     a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T? Tại sao?
     b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án và phân tích
    c. Mức phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù?
    Mọi người giúp tớ với!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/09/2011 07:32:59 CH Sửa lỗi chính tả tiêu đề

    Con đường nào dẫn đến thành công? Đó là hãy ước mơ và hành động!

     
    18704 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #129674   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


        Bạn nghiên cứu điều 93 BLHS. Lưu ý nếu hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được thực hiện, nhưng vì những nguyên nhân khách quan khác nhau hạu quả chết người không xảy ra thì hành vi đó được coi là hành vi phạm tội giết người chưa đạt.
    Tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm l khoản khoản 1.( sử dụng thuốc độc)
    Khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều này.
    Cập nhật bởi caythongnoel ngày 12/09/2011 12:05:24 CH Cập nhật bởi caythongnoel ngày 10/09/2011 10:38:21 CH Cập nhật bởi caythongnoel ngày 10/09/2011 10:37:25 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129905   12/09/2011

    HaiLHK30B
    HaiLHK30B

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 368
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Cô Trần Thị Ngọc Kim có bài này
    điểm đ, khoản 1 điều 93: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo mình.
    điểm m điều 48 : tình tiết tăng nặng

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/09/2011 12:02:38 CH Cắt bỏ phần lỗi
     
    Báo quản trị |  
  • #129906   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    HaiLHK30B viết:

    Cô Trần Thị Ngọc Kim có bài này
    điểm đ, khoản 1 điều 93: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo mình.
    điểm m điều 48 : tình tiết tăng nặng


    Anh ơi bạn này ở Hà Nội, chắc không biết co Kim nhà ta đâu. Tư vấn theo quan điểm của mình thôi anh ạ. hi

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130017   12/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    1/ Trường hợp trên xác định T phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS là đúng rồi. Bởi vì xét về mặt khách quan thì T đã thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, mục đích cụ thể là tước đoạt tính mạng của bố mẹ với động cơ là để được sớm thừa kế tài sản của bố mẹ. Trước khi thực hiện hành vi, T nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra và tuy hậu quả không xảy ra nhưng T rất mong mong cho hậu quả đó xảy ra.

    Và vì chưa có người nào bị chết nên được áp dụng Điều 18 BLHS về trường hợp "giết người chưa đạt".

    2/ Về tình tiết định khung tăng nặng mà T bị áp dụng là "Giết cha, mẹ" theo điểm đ khoản 1 Điều 93 đã quá rõ ràng không có gì phải bàn cãi. 

    Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm m khoản 1 Điều 48 BLHS (dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người) mà theo HaiLHK30B là quan điểm của một cô giáo nào đó thì theo tôi không được thỏa đáng lắm. Bởi vì theo tôi thì việc T dùng thuốc chuột vào thức ăn mang biếu bố mẹ không phải là thủ đoạn phạm tội, mà đó là phương pháp mà T sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Và phương pháp này có thể gây ra hậu quả làm chết nhiều người nên ngoài tình tiết định khung tăng nặng theo điểm đ khoản 1, thì T còn bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm l khoản 1 (giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người).  

    3/ Mức hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Tuy nhiên do được áp dụng điều 18 BLHS (phạm tội chưa đạt) nên theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS, T sẽ không bị áp dụng hình phạt là chung thân hoặc tử hình. Bởi vì với hậu quả T gây ra như đã nêu thì rất khó để coi đó là trường hợp đặc biệt nghiêm trong, nếu không muốn nói là không thể. Do đó T sẽ được áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS thì mức hình phạt tối đa mà T phải chịu là 15 năm tù.

    Đưa ra một tình huống bài tập như thế này mà đặt câu hỏi là "Mức phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù"? thì quả thật là làm khó cho sinh viên. Bởi vì nếu đằng sằng xử T theo khoản 1 Điều 93 thì ai cũng biết rằng hình phạt thấp nhất sẽ là 12 năm tù. Nhưng nếu như T không có tình tiết tăng nặng TNHS nào, mà lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì T có thể được Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khoản 1 Điều 93. Và khi đó mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng cho T là 7 năm tù (theo khoản 2 Điều 93) chứ không phải là 12 năm tù nữa.

    @ caythongnoel!

    Em viết: "Tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm l khoản khoản 1.( sử dụng thuốc độc)".

    Ở trên chắc chắn em xác định là T bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng theo điểm l khoản 1 Điều 93 BLHS (bởi vì điểm l khoản 1 Điều 48 không thể xảy ra trong tình huống này). Và như vậy thì em lại mắc lỗi sử dụng thuật ngữ pháp lý nữa rồi. Khi người ta sử dụng thuật ngữ tình tiết tăng nặng thì đó có nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 chứ không phải là tình tiết định khung tăng nặng quy định trong các tội phạm cụ thể.

    Tuy nhiên lỗi đó chưa nghiêm trọng bằng lỗi nhận định về khung hình phạt của em. Sao đã xác định tình tiết định khung theo điểm l khoản 1 Điều 93 rồi mà lại còn khẳng định "Khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều này". Cái sai của em sơ đẳng quá.

    Thân ái!    
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 28/02/2012 08:25:19 CH xóa khoảng trắng

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (12/09/2011) phanhung68hn (15/09/2011)
  • #130049   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần




    @ caythongnoel!

    Em viết: "Tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm l khoản khoản 1.( sử dụng thuốc độc)".

    Ở trên chắc chắn em xác định là T bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng theo điểm l khoản 1 Điều 93 BLHS (bởi vì điểm l khoản 1 Điều 48 không thể xảy ra trong tình huống này). Và như vậy thì em lại mắc lỗi sử dụng thuật ngữ pháp lý nữa rồi. Khi người ta sử dụng thuật ngữ tình tiết tăng nặng thì đó có nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 chứ không phải là tình tiết định khung tăng nặng quy định trong các tội phạm cụ thể.

    Tuy nhiên lỗi đó chưa nghiêm trọng bằng lỗi nhận định về khung hình phạt của em. Sao đã xác định tình tiết định khung theo điểm l khoản 1 Điều 93 rồi mà lại còn khẳng định "Khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều này". Cái sai của em sơ đẳng quá.

    Thân ái!    
    Bác BachThanh hiểu lầm ý em rồi, Em nói là khung hình phạt quy định tạo khoản 2 là khung hình của tội giết người, ở đây em chưa cho tình tiết tăng nặng vào.
    Còn đối với tội giết người có tình tiết tăng nặng là theo điểm l, khoản 1 điều 93 thì khung hình phạt là từ 12 đến 20m năm, chung thân hoặc tử hình.








         




    [/quote]

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #142158   24/10/2011

    LawyerNguyen
    LawyerNguyen

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    BachThanhDC viết:

    3/ Mức hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    Tuy nhiên do được áp dụng điều 18 BLHS (phạm tội chưa đạt) nên theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS, T sẽ không bị áp dụng hình phạt là chung thân hoặc tử hình. Bởi vì với hậu quả T gây ra như đã nêu thì rất khó để coi đó là trường hợp đặc biệt nghiêm trong, nếu không muốn nói là không thể. Do đó T sẽ được áp dụng hình phạt tù có thời hạn và cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS thì mức hình phạt tối đa mà T phải chịu là 15 năm tù



    Anh BachThanhDC có thể giải thích cho em cái trường hợp đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong khoản 3 Điều 52 được không ạ? Có văn bản nào quy định về vẫn đề này? Và em muốn đặt trong trường hợp A dùng búa đinh đập liên tiếp 3 nhát vào đầu B, nhưng B được cứu chữa nên không chết. Trường hợp này có được gọi là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng không ạ.... Xin giải đáp dùm em với ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #168864   28/02/2012

    very_missu
    very_missu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    BachThanhDC viết:
    Chào các bạn!

    Em chào anh!
    Anh cho em hỏi một chút ạ: ở bài viết của anh có chỗ: "T còn bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm l khoản 1 (giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người)". Mà ở tình huống có ghi là: "T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C". Hàng động xúc riêng ra rồi mới cho thuốc chuột vào liệu có giống với hành động bỏ thuốc sâu hay thuốc chuột vào giếng nước công cộng không ạ? Bạn em có nói là trong tình huống này, tội của T không bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm l khoản 1. Anh cho em ý kiến với ạ???

    Lời nhắn : Nếu bài viết quá dài thì bạn không nên trích dẫn nguyên cả bài như vậy
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 28/02/2012 08:23:54 CH cắt bỏ đoạn trích dẫn quá dài
     
    Báo quản trị |  
  • #130053   12/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ, có lẽ là anh không nhầm. Anh vẫn hiểu ý em nói "Khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều này" có nghĩa là khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS.

    Chính vì vậy anh mới thấy sự mâu thuẫn của em nó nằm ở chỗ:

    Một mặt em xác định hành vi của T có tình tiết định khung tăng nặng (nhắc với em lần nữa là tình tiết #ff0000;">định khung tăng nặng chứ không phải là tình tiết tăng nặng) quy định tại điểm l khoản 1 Điều 93 BLHS.

    Nhưng mặt khác em lại khẳng định "Khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS".
    Một hành vi phạm tội giết người đã xác định là có tình tiết tăng nặng định khung tăng nặng quy định tại khoản 1 (khoản nặng nhất) thì sao lại còn khẳng định là họ chịu TNHS theo khoản 2 (khoản nhẹ hơn) được nữa.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (12/09/2011) LawyerNguyen (24/10/2011)
  • #130054   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Ừ nhỉ, vừa xong em xem lại thì em thấy khoản 2 áp dụng cho trường hợp phạm tội nhẹ hơn.Cảm ơn anh chỉ ra điều này, nhưng em sẽ xem kĩ lại và lưu ý thêm.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130055   12/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Hic, hóa ra là tại cấu trúc của điều 93 làm cho em nhầm lẫn.

    Vì thông thường một điều luật quy định về một tội danh nào đó trong BLHS thì khoản một là khung cơ bản, các khoản 2,3... là khung tăng nặng.

    Nhưng Điều 93 và một số ít điều khác thì có cấu trúc ngược lại, khung tăng nặng nằm ngay ở khoản 1, còn khung cơ bản lại nằm ở khoản 2.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/09/2011 08:43:24 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (12/09/2011)
  • #130058   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Dạ, vì vậy theo logic từ a tới z thì không chính xác lắm, e sẽ coi kĩ lưởng vấn đề hơn.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130092   12/09/2011

    bobbyhaily
    bobbyhaily

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    cho em hỏi nếu ở trường hợp này có thể nói có tình tiết định khung tăng nặng giết nhiều người ko ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #130095   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Bạn lưu ý nhé: giết nhiều người là trường hợp giết từ hai người trở lên, có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần, trong trường hợp này cần xác định rõ người phạm tội có ý định giết nhiều người, tức là sự cố ý thống nhất.Ở trên anh này có ý định giết bố mẹ để giành tài sản, bố, mẹ là hai người, có nghĩa là trong ý chí của anh ta là sẽ giết cả hai. Vậy có thể áp dụng tình tiết tăng nặng là giết nhiều người ở tình huống này.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    bobbyhaily (12/09/2011)
  • #130098   12/09/2011

    bobbyhaily
    bobbyhaily

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    cho em hỏi thêm 1 câu nữa về câu hỏi cuối cùng. có thể đưa ra th T chưa thành niên để áp dụng mức phạt thấp cho T đc ko. vì đề ko nói rõ T đã thành niên hay chưa nên có thể chia làm nhiều trường hợp có đc ko ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #130104   12/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Bạn nên coi kĩ tuổi thành niên là tuổi bao nhiêu? Đối với tuổi nào thì không bị truy cứu tnhs? Độ tuổi rất quan trọng trong việc xác định khung hình phạt, luật hình sự quy đinh hết rồi.
    Trong tình huống trên tôi giả sử T 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.
    T  14 đến15 tuổi Thì vẫn chiu TNHS về tội phạm rất nghiệm trọng và do cố ý và tội đặc biêt nghiêm trọng ( vô ý hoặc cố ý)
    Bạn này chắc chắn nhỉ, khôn nữa chứ, hỏi nhiều cửa rồi đem so sánh, tôi tin là mười người sẽ có cùng quan điểm nhưng mỗi người lại có cách lập luận khác nhau, đúng thế không bạn?
    Cập nhật bởi caythongnoel ngày 13/09/2011 12:01:09 SA

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #130285   13/09/2011

    HaiLHK30B
    HaiLHK30B

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 368
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    BachThanhDC viết:
    Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm m khoản 1 Điều 48 BLHS (dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người) mà theo HaiLHK30B là quan điểm của một cô giáo nào đó thì theo tôi không được thỏa đáng lắm. Bởi vì theo tôi thì việc T dùng thuốc chuột vào thức ăn mang biếu bố mẹ không phải là thủ đoạn phạm tội, mà đó là phương pháp mà T sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Và phương pháp này có thể gây ra hậu quả làm chết nhiều người nên ngoài tình tiết định khung tăng nặng theo điểm đ khoản 1, thì T còn bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm l khoản 1 (giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người).


    Vậy theo BachthanhDC thì trường hợp này ko có tình tiết tắng nặng TNHS mà chỉ có tình tiết định khung?
    Mình không đồng ý với BachthanhDC :Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người"
    Vì ở đây bị cáo hạ độc đã cố ý nhắm vào 2 đối tượng rất rõ ràng, ko có phải là có thể như là dùng phương pháp bỏ thuốc độc vào giếng, bể nước....
    Vì thế mình giữ nguyên quan điểm, và khi định khung chỉ cần áp dụng 1 tình tiết là đủ
    vì vậy đó là tình tiết tăng nặng

    Lời nhắn:từ BQT

    Bạn HaiK30B lưu ý: Bạn nên sử dụng chức năng trích dẫn phía dưới bên phải của bài viết, không nên viết ra nhiều bai như vậy sẽ làm loãng topic mà các thành viên khác cũng không thể theo dõi được.
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 13/09/2011 02:47:19 CH Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 13/09/2011 02:44:15 CH ghép bài
     
    Báo quản trị |  
  • #130598   14/09/2011

    haiaunho
    haiaunho

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình lại nghĩ theo một hướng khác là T phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho ng khác theo điều 104 BLHS (ở đây là gây tổn hại sức khỏe)
     
    Báo quản trị |  
  • #130613   14/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    haiaunho viết:
    mình lại nghĩ theo một hướng khác là T phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho ng khác theo điều 104 BLHS (ở đây là gây tổn hại sức khỏe)


    [Tôi lại hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cuả bạn.
    Tôi chỉ cần hỏi bạn một câu : mặt chủ quan của tội phạm này là gì? Xin thưa đó là thực hiện do lỗi cố ý, trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy bạn hãy đọc lại kĩ đề bài xem (anh này cố ý dùng thuốc độc để giết bố mẹ mình để có tài sản thừa kế, không phải dùng thuốc độc để gây thương tích cho bố mẹ), tình tiết : Hai người đều không chết mà chỉ bị thương.   Đây chỉ là hậu quả không mong muốn của anh ta mà thôi, có nghĩa là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được thực hiện, nhưng vì những nguyên nhân khách quan dẫn đến hậu quả chết người không xảy ra thì hành vi đó vẫn bị coi là hành vi giết người nhưng phạm tội chưa đạt.
    Cập nhật bởi caythongnoel ngày 14/09/2011 08:51:57 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (14/09/2011)
  • #130667   14/09/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    mình đồng ý rằng đây là trường hợp phạm tội giết người nhưng caythongnoel phân tích như vậy là chưa chính xác rồi. Vì:
            Nếu trường hợp này A mà thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp (không mong muốn nhưng để mặc hậu quả ) thì hậu quả đến đâu, người phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó (tức là nếu hậu quả là chết người thì sẽ phải chịu TNHS về tội giết người, hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe thì sẽ phải chịu TNHS về tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác).
             Nhưng trường hợp này phải xác định A phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp vì:
                     + Xét về động cơ: vì vụ lợi (mong sớm được thừa kế tài sản).
                     + Xét về mục đích: mục đích tước đoạt tính mạng của bố mẹ mình.
                     + Về thái độ chủ quan: A mong muốn hậu quả chết người xảy ra (ở đây là mong muốn chứ không phải là chấp nhận).
                     + Về công cụ, phương tiện phạm tội: A lựa chọn công cụ, phương tiện có khả năng dẫn đến hậu quả chết người cao.
    ==> Hành vi thực hiện, công cụ, phương tiện phù hợp với thái độ chủ quan và động cơ mục đích ==> Lỗi cố ý trực tiếp.
    Do đó, hành vi của A là phạm tội giết người.

    Trường hợp này A phạm tội theo khoản 1 Điều 93 BLHS với các tình tiết tăng nặng định khung là: Phạm tội với bố mẹ, phạm tội với nhiều người.
    có thể có tình tiết TNTNHS là vì động cơ đê hèn.

    Không thể áp dụng là tình tiết tăng nặng điểm m Điều 48 BLHS được. Bởi lẽ, mục đích A là giết bố và mẹ, hành vi cho thuốc độc vào bát của Bố và mẹ là có chủ đích hướng tới.
    Với tình tiết như ở điểm m khoản 1 Điều 48 thì chỉ áp dụng trong trường hợp mà lỗi ở đây có cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (Ví dụ: bỏ độc vào giếng nước, hay ném lựu vào nhà người yêu để giết người yêu...).

    Đề bài không nói rõ tuổi thì bạn cũng có thể phân ra trường hợp để xác định TNHS cho A.
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 14/09/2011 11:25:24 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #130722   14/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    anhdv352 viết:
    mình đồng ý rằng đây là trường hợp phạm tội giết người nhưng caythongnoel phân tích như vậy là chưa chính xác rồi. Vì:
            Nếu trường hợp này A mà thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp (không mong muốn nhưng để mặc hậu quả ) thì hậu quả đến đâu, người phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó (tức là nếu hậu quả là chết người thì sẽ phải chịu TNHS về tội giết người, hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe thì sẽ phải chịu TNHS về tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác).
             Nhưng trường hợp này phải xác định A phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp vì:
                     + Xét về động cơ: vì mục đích vụ lợi (mong sớm được thừa kế tài sản).
                     + Xét về mục đích: mục đích tước đoạt tính mạng của bố mẹ mình.
                     + Về thái độ chủ quan: A mong muốn hậu quả chết người xảy ra (ở đây là mong muốn chứ không phải là chấp nhận).
                     + Về công cụ, phương tiện phạm tội: A lựa chọn công cụ, phương tiện có khả năng dẫn đến hậu quả chết người cao.
    ==> Hành vi thực hiện, công cụ, phương tiện phù hợp với thái độ chủ quan và động cơ mục đích ==> Lỗi cố ý trực tiếp.
    Do đó, hành vi của A là phạm tội giết người.

    Trường hợp này A phạm tội theo khoản 1 Điều 93 BLHS với các tình tiết tăng nặng định khung là: Phạm tội với bố mẹ, phạm tội với nhiều người.
    có thể có tình tiết TNTNHS là vì động cơ đê hèn.

    Không thể áp dụng là tình tiết tăng nặng điểm m Điều 48 BLHS được. Bởi lẽ, mục đích A là giết bố và mẹ, hành vi cho thuốc độc vào bát của Bố và mẹ là có chủ đích hướng tới.
    Với tình tiết như ở điểm m khoản 1 Điều 48 thì chỉ áp dụng trong trường hợp mà lỗi ở đây có cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (Ví dụ: bỏ độc vào giếng nước, hay ném lựu vào nhà người yêu để giết người yêu...).

    Đề bài không nói rõ tuổi thì bạn cũng có thể phân ra trường hợp để xác định TNHS cho A.

    Anh ơi lỗi chủ quan của tội danh này em tách riêng ra đối với tình huống trên, em không nói tình huống này có cả lỗi cố cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |