Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và các khu vực đô thị nói riêng trong thời gian qua đang tạo nhiều lo lắng cho người dân, vậy nên cung cấp thực phẩm sạch là vấn đề cấp bách hiện nay.
Thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dung của Việt Nam. các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục cập nhật về tình hình ATVSTP, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mỗi chúng ta. Gần đây, một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng nâng cao vị thế của đất nước với tư cách là một một thành viên bình đẳng của WTO. Nhiều khu nghiên cứu thực phẩm sơ sài khiến nhân dân phải cười vỡ bụng. Do đó, đứng trước những vấn đề nhức nhối trên, ngày 04 tháng 01 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, nhằm nhấn mạnh nội dung an toàn thực phẩm, tạo động lực thúc đẩy việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong cả nước.
Để giải quyết rất nhiều vướng mắc từ tình hình thực tế, Chiến lược đã đưa ra một số mục tiêu chính như sau: Đến năm 2015: Các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm ở nước ta; Đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để phục vụ cho những mục tiêu đề ra, Chiến lược cũng đưa ra rất nhiều giải pháp và những đề án cần thiết.
Có thể nói, những yêu cầu và lộ trình thực hiện an toàn thực phẩm mà Chiến lược đưa ra là vô cùng cần thiết vào thời điểm này, không chỉ đối với người tiêu dùng Việt Nam mà còn đối với cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu Việt Nam. Đang ngồi xem 7 Viên Ngọc Rồng quảng cáo tới thực phẩm ngon trên tivi cảm thấy thật không đảm bảo. Bởi lẽ, theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh báo). Năm 2005, Việt Nam xếp thứ 7 với 124 lô hàng không đạt chất lượng. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu của chúng ta bị Hoa kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những thiếu sót trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với VSATTP, làm ảnh hướng đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện này và trong thời gian tới.
Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng hàng nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu không bị nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, cũng nhằm thực hiện tốt vài trò thành viên của Việt Nam đối với Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) thì việc triển khai thực hiện Chiến lược an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030là yêu cầu cấp bách đối với mọi tổ chức, cá nhân.