Nợ tiền sử dụng đất lâu năm hiện nay là tình trạng vẫn thường gặp ở nhiều hộ gia đình. Vậy trong trường hợp hộ gia đình nợ tiền sử dụng đất mà đất ở lại dính quy hoạch thu hồi thì có được bồi thường hay không?
1. Điều kiện để hộ gia đình được bồi thường đất thu hồi
Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm thì phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận QSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là sổ đỏ).
- Hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Khi đó, UBND cấp huyện hoặc cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất.
2. Bồi thường đất cho hộ gia đình bị thu hồi đất như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.
- Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Do đó, trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà đất khác thì chỉ bồi thường bằng tiền, trường hợp không còn đất ở trong địa bàn thì nhà nước sẽ bồi thường bằng nhà ở hoặc bằng tiền theo nhu cầu.
3. Xử lý nợ tiền sử dụng đất khi bồi thường cho hộ gia đình ra sao?
Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công.
Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, từ các quy định trên, khi nhà nước thu hồi đất đang sử dụng ổn định và có đầy đủ giấy tờ thì sẽ được bồi thường tiền, trường hợp không có nhà ở khác thì bồi thường đất, trường hợp nợ tiền sử dụng đất nếu là các đối tượng thuộc ghi nợ thì căn cứ theo quy định ghi nợ, trường hợp còn lại thì cơ quan nhà nước sẽ khấu trừ tiền nợ sử dụng đất vào tiền bồi thường.