Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Chủ đề   RSS   
  • #94595 12/04/2011

    teukie

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

     Mọi người giúp em được không ạ? Cảm ơn mọi người trước!
    Tình huống là:
    A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương, A cos điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà  bỏ chạy. Kết quả B chỉ bị thương tích, tỷ lệ 45%. Hỏi:
    1. Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện cua tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
    2. Xác định trách nhiệm hình sự của A.

    Mọi người giúp em được không ạ? Phải trình bày như thế nào để bài làm cho khoa học. và ở phần 2 thì đối chiếu theo điều 104 BLHS thì hành vi của A thuộc khoản 2 hay khoản 3 ạ?
    Chân thành cảm ơn ạ!

    Con đường nào dẫn đến thành công? Đó là hãy ước mơ và hành động!

     
    35347 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #94602   12/04/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn!
    1. Hành vi của được xem là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội "cố ý giết người" (Điều 19 BLHS năm 1999), và sẽ đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, hành vi của A đã cấu thành tội phạm khác, đó là: tội cố ý gây thương tích (theo Khoản 3 Điều 104), vì hành vi dùng súng làm hung khí được xem là tình tiết định khung hình phạt cho tội cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật là 41% (nằm trong phạm vi điều chỉnh của Khoản 3). Bên cạnh đó, A có thể bị truy cứu TNHS về tội tàng trữ vũ khí là súng theo Điều 230 BLHS 1999.
    2. A phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích (Điều 104) và tội tàng trữ vũ khí (Điều 230, khi đủ căn cứ chứng minh).
    Về cách trình bày như thế nào là khoa học thì tuỳ vào quan điểm của người ra đề. Nhưng theo mình bạn nên trình bày theo thứ tự như sau:
    1. Câu trả lời đúng theo yêu cầu của câu hỏi.
    2. Giải thích ngắn gọn về câu trả lời đó, kèm theo CSPL.
    3. Những trường hợp có thể xảy ra nếu làm rõ ràng thêm một vài tình tiết khác (không bắt buộc).
    Một vài ý kiến nhỏ gởi đến bạn!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #94780   13/04/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào các bạn,
    theo mình,trong  trường hợp này, hành vi của A không phải là hành vi tự ý chấm dứt nửa chừng việc phạm tội, bởi vì:
    Trường hợp chấm dứt phạm tội nửa chừng xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành, trong trường hợp này, A đã bắn súng vào B, tuy không giết được B nhưng cũng đã nổ súng bắn vào B, như vậy, giai đoạn phạm tội của A thuộc giai đoạn tội phạm chưa đạt đã hoàn thành, do đó, mặc dù A không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình, nhưng A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 93 về tội giết người, tình tiết A không tiếp tục bắn B dẫn đến việc giết B không hoàn thành, do đó căn cứ vào khoản 3 điều 52 để áp dụng hình phạt đối với A. 
    mọi người cùng thảo luận nha.
    thân! 

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #94785   13/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    "A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương,"
    -Để xem có phải tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội với tội cố ý giết người hay không phải xem xét việc A bắn vào chân B là cố tình hay nằm ngoài dự liệu. Cần phải xem xét tình hình thực tế lúc đó mới có thể kết luận chính xác.

    -TH1:Nếu A cố tình bắn vào chân B sau đó bỏ đi có thể thấy rằng A không thật sự muốn giết B thì sẽ truy cứu về tội cố ý gây thương tích (theo khoản 3 điều 104, BLHS 1999). Hành vi của A không phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

    -TH2:Nếu A có ý định giết B, nhưng việc bắn vào chân B là việc ngoài ý muốn do B tránh khỏi bị bắn vào vùng nguy hiểm nên trúng vào chân. Có thể thấy, A có ý định giết B nhưng khi thấy B bị trúng đạn thay đổi ý định, nên không thực hiện đến cùng việc giết B, có thể coi như A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Do đó sẽ không truy cứu A về tội giết người - tội định phạm (chưa có hậu quả chết người) (theo điều 19, BLHS 1999) mà truy cứu về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104, BLHS 1999.

    -Tuy rằng cả hai TH mình đưa ra đều có một kết quả chung với hành vi của A, nhưng việc phân tích 2 trường hợp trên sẽ giúp bạn khẳng định được A có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94876   14/04/2011

    thuhanglhk33
    thuhanglhk33

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thì A phạm tội giết người ở gia đoạn chưa đạt chưa hoàn thành!

    Vì A đã thực hiện hành vi của mình rồi nên không thể xem đó là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội cả.
     
    Báo quản trị |  
  • #94891   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!
    "A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương,"
    -Để xem có phải tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội với tội cố ý giết người hay không phải xem xét việc A bắn vào chân B là cố tình hay nằm ngoài dự liệu. Cần phải xem xét tình hình thực tế lúc đó mới có thể kết luận chính xác.

    -TH1:Nếu A cố tình bắn vào chân B sau đó bỏ đi có thể thấy rằng A không thật sự muốn giết B thì sẽ truy cứu về tội cố ý gây thương tích (theo khoản 3 điều 104, BLHS 1999).Hành vi của A không phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

    -TH2:Nếu A có ý định giết B, nhưng việc bắn vào chân B là việc ngoài ý muốn do B tránh khỏi bị bắn vào vùng nguy hiểm nên trúng vào chân. Có thể thấy, A có ý định giết B nhưng khi thấy B bị trúng đạn thay đổi ý định, nên không thực hiện đến cùng việc giết B, có thể coi như A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Do đó sẽ không truy cứu A về tội giết người - tội định phạm (chưa có hậu quả chết người) (theo điều 19, BLHS 1999) mà truy cứu về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104, BLHS 1999.

    -Tuy rằng cả hai TH mình đưa ra đều có một kết quả chung với hành vi của A, nhưng việc phân tích 2 trường hợp trên sẽ giúp bạn khẳng định được A có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không !"
    Đồng ý với cách suy luận của bạn lm_lawerx0 ở trường hợp 1
    Tuy nhiên ở trường hợp 2 thì bạn suy luận "trật lất". Nếu như A đã có ý định giết B, việc bắn vào chân là vì nguyên nhân khách quan (A nhắm vào nới có thể làm B chết ngay nhưng do B tránh được...) thì A phạm tội giết người quy định tại ĐIều 93, với giai đoạn tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Bạn thuhanglhk33, takeshilaw mới chỉ phân tích được ở trường hợp 2, vẫn mang tính chủ quan.
    Nếu tôi giải thích như sau: A có ý định giết B, tuy nhiên ban đầu A chủ định bắn vào chân B, để B không chạy được (có ý định hành hạ, rồi sau đó mới giết). Sau đó vì một A tự nguyện, dứt khoát không thực hiện hành vi giết B nữa...Vậy ở đây hoàn toàn chúng ta cũng có thể kết luận được A không phạm tội giết người (tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà chịu tội khác. 
    Còn bạn julio_lino thì lại phân tích thiếu trường hợp 2 (cố ý giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành).
    Theo tôi, nên phân ra hai trường hợp để giải quyết tình huống nêu trên.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #94894   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @nkkhuy :Nếu như A đã có ý định giết B, việc bắn vào chân là vì nguyên nhân khách quan (A nhắm vào nới có thể làm B chết ngay nhưng do B tránh được...) thì A phạm tội giết người quy định tại ĐIều 93, với giai đoạn tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Bạn phân tích chỗ này còn khá nông cạn ! Theo điều 18, BLHS 1999, Phạm tội chưa đạt là có ý thực hiện  tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Trong TH 2 mà tôi phân tích, A hoàn toàn có thể nã thêm một phát vào chỗ hiểm yếu của B để kết thúc tội phạm, nhưng A dừng lại mà không có bất cứ trở ngại khách quan nào.

    Ngay những phần cơ bản nhất trong phần chung BLHS  cũng nắm không rõ ???@nkkhuy  Nếu tôi giải thích như sau: A có ý định giết B, tuy nhiên ban đầu A chủ định bắn vào chân B, để B không chạy được (có ý định hành hạ, rồi sau đó mới giết).
    Căn cứ vào đâu bạn cho rằng A có ý định giết B, những gì chưa thể hiện ra hành vi bên ngoài thì căn cứ vào đâu để bạn xác định tội. Cái cách bạn bảo anh ta giết  người chỉ là cách suy diễn của bạn.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94988   14/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Em không hiểu cho lắm. Điều 19BLHS tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Trong Bình luân KHLHS của tác giả Đinh Văn Quế thì việc tự ý chấm dứt việc phạm tội chỉ xảy ra trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Mà phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện đầy đủ hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Ở trường hợp 2 các anh phân tích thì đâu là nguyên nhân khách quan. Đây là giai đoạn nào của tội phạm và vì sao lại được coi là tự ý chấm dứt.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #95028   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào lm_lawyer0

    "@nkkhuy :Nếu như A đã có ý định giết B, việc bắn vào chân là vì nguyên nhân khách quan (A nhắm vào nới có thể làm B chết ngay nhưng do B tránh được...) thì A phạm tội giết người quy định tại ĐIều 93, với giai đoạn tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Bạn phân tích chỗ này còn khá nông cạn ! Theo điều 18, BLHS 1999, Phạm tội chưa đạt là có ý thực hiện  tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Trong TH 2 mà tôi phân tích, A hoàn toàn có thể nã thêm một phát vào chỗ hiểm yếu của B để kết thúc tội phạm, nhưng A dừng lại mà không có bất cứ trở ngại khách quan nào. 

    Ngay những phần cơ bản nhất trong phần chung BLHS  cũng nắm không rõ ???""

    Thật sự là tôi muốn góp ý để cho bạn có kiến thức tốt hơn, nhưng có lẽ bạn không hiểu.
    Thôi được rồi, tôi sẽ giải thích lại một lần nữa. Bạn cố gắng nghe, tư duy và hiểu nhé.

    Tình huống mà bạn và tôi đưa ta là A có ý định giết B, vì B tránh được nên đạn chỉ trúng vào chân, sau đó mặc dù A vẫn cố điều kiện để giết B, nhưng  A tự ý chấm dứt không thực hiện hành vi giết người nữa... Bạn có đồng ý với tôi tình huống đó không nào. Trước khi tôi giải thích tình huống này bạn khuyên bạn nên xem lại phần kiến thức về "Thuyết Sai Lầm". Nếu bạn chưa được học thì tôi sẽ giải thích lại cho bạn (giờ tôi để bạn tự tìm hiểu).

    Bạn nên hiểu rằng với tình huống trên mà bạn đưa ra, thì chỉ cần viên đạn đầu tiên cũng đã cấu thành tội giết người quy định tại ĐIều 93 rồi (còn việc nạn nhân có chết hay không chết thì để định lượng hình phạt ở giai đoạn tội phạm chưa đạt đã hoàn thành (nếu chưa chết) hoặc là tội phạm đã hoàn thành (nếu đã chết)).

    A cố ý giết B, A đã dùng súng bắn vào nơi mà B có thể chết, về nhận thức A hoàn toàn có thể biết hành vi của mình nhằm tước đoạt mạng sống của B, A cũng biết được là với một viên đạn là B có thể sẽ chết. Về ý chí thì A mong muốn cho B chết. Đó là nhận thức mà A thể hiện khi dùng súng để bắn vào B (trường hợp 2). Việc khách quan chính là việc B đã tránh được viên đạn, và đạn chỉ trúng vào chân.

    Chỉ đến đây là có thể định tội được rồi, không cần phải đến phát súng thứ 2, hay thứ n...đâu bạn
    Tôi lấy thêm ví dụ:

    A có ý định giết B, A dùng súng để bắn B, tuy nhiên ngay phát đầu tiên đạn nổ nhưng B vẫn không chết, trình độ của A bắn dở quá, hoặc do đạn bị lép...., sau đó A hoàn toàn biết rằng nếu bắn tiếp chắc chắn sẽ giết được B tuy nhiên, B không thực hiện hành vi giết người này nữa. Vậy theo bạn A có phạm tội giết người không, hay là tự ý nữa chứng chấm dứt việc phạm tội?????(Nhớ trả lời).

    "@nkkhuy  Nếu tôi giải thích như sau: A có ý định giết B, tuy nhiên ban đầu A chủ định bắn vào chân B, để B không chạy được (có ý định hành hạ, rồi sau đó mới giết).

    Căn cứ vào đâu bạn cho rằng A có ý định giết B, những gì chưa thể hiện ra hành vi bên ngoài thì căn cứ vào đâu để bạn xác định tội. Cái cách bạn bảo anh ta giết  người chỉ là cách suy diễn của bạn."


    Tôi cũng xin nói với bạn luôn, cái mà tôi đưa ra là dựa vào cách chia trường hợp của bạn để có thể phân tích cho đúng.

    Trường hợp 1, tôi đồng ý với bạn ở chổ, là nếu việc bắn vào chân B là có chủ đích của A, mục đích nhằm hành hạ..(có ý định giết ban đầu), thì rõ ràng mới chỉ hành vi này thì cấu thành tội cố ý gây thương tích (còn một số điều kiện nữa).

    Việc bạn nói là tôi suy diễn về "ý định giết B của A", cái này cũng xin nói luôn, nếu bạn giải quyết tình huống theo dạng bài tập tình huống thì bạn phải căn cứ vào đề bài, còn nếu là tình huống thực tế thì bạn phải dựa vào cắc căn chứng minh cho việc phạm tội, việc này được thể hiện qua các biên bản hỏi cung, hay điều tra....nhằm làm cụ thể ý chí ban đầu của A có giết B hay không.
    Tôi giải thích như vậy ổn thỏa chứ bạn.

    Mong là bạn cẩn thận hơn trong lời nói của mình.
    Nếu bạn không hiểu quan điểm mà tôi lý giải, tôi sẵn sàng tranh luận với bạn.

    Chào bạn
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 14/04/2011 04:59:09 PM dãn dòng

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #95040   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1)Một mặt bạn nói rằng chỉ cần dựa vào đề bài "A dùng súng định giết chết B" để cho rằng A đã đủ căn cứ bị kết án về tội giết người. Trong khi đó, 2)bạn lại công nhận TH1 mà tôi đưa ra, ngược lại hoàn toàn với giả thuyết đầu bài. Nếu theo như cách bạn nói, không bao giờ có TH1 bởi đầu bài là A định giết chết B rồi còn gì ? Vậy đâu là ý của bạn đây ??

    @nkkhuy :A cố ý giết B, A đã dùng súng bắn vào nơi mà B có thể chết, về nhận thức A hoàn toàn có thể biết hành vi của mình nhằm tước đoạt mạng sống của B, A cũng biết được là với một viên đạn là B có thể sẽ chết.


    Nếu tôi không nhầm thì tình huống không hề có chi tiết này, bạn không phải đang tự suy luận sao ?? Như vậy theo bạn, A bắn vào chân B bởi nhận thức rằng, bắn vào đó B sẽ mẩt máu đằng nào chẳng chết ??

    @nkkhuy :A có ý định giết B, A dùng súng để bắn B, tuy nhiên ngay phát đầu tiên đạn nổ nhưng B vẫn không chết, trình độ của A bắn dở quá, hoặc do đạn bị lép...., sau đó A hoàn toàn biết rằng nếu bắn tiếp chắc chắn sẽ giết được B tuy nhiên, B không thực hiện hành vi giết người này nữa. Vậy theo bạn A có phạm tội giết người không, hay là tự ý nữa chứng chấm dứt việc phạm tội?????

    Quan điểm của tôi hoàn toàn rõ ràng và không cần lặp lại. Nếu thật sự muốn giết B, cho dù đạn có không còn bắn được nữa bởi  hoàn toàn có thể giết B theo cách khác khi mà B đã bi trúng một viên đạn.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95043   14/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Về cách làm bài thì theo mình:
    - Đầu tiên bạn phải khẳng định câu trả lời của mình.
    - giải thích câu trả lời.
    - Khẳng định lại câu trả lời một lần nữa.
    - Nêu nên ý kiến cá nhân về quy định pháp luật liên quan tới vấn đề này.
    Đó là ý kiến của mình.
    Còn đối với bài tập bạn đưa ra thì theo minh, trước hết để xác định hành vi mà A có phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không cần phải phân biệt giữa tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và trường hợp phạm tội chưa đạt.
    Về điểm giống nhau: Hành vi đã thực hiện trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và Hành vi phạm tội chưa đạt đều là hành vi phạm tội chưa hoàn thành.
    Khác nhau:
          + Đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì lý do chưa hoàn thành là ý muốn chủ quan của chủ thể.
           + Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn.
    Nội dung của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ bao gồm trường hợp người phạm tội không thực hiện tiếp tội phạm trong khi tội phạm chưa hoàn thành (chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong CTTP - đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành).
    Do đó, đối với trường hợp trên, bạn cần phải xác định hành vi bắn vào chân B của A có phải là ý chí chủ quan của A hay ngoài ý muốn của A khi thực hiện hành vi phạm tội.
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ý chí chủ quan của A cho rằng bắn vào chân trước rồi mới bắn chết B thì hành vi của A là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (vì chưa thực hiện hết hành vi nhằm mục đích cố ý tước đoạt tính mạng của B).
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ngoài ý muốn của A tội phạm mà A đinh phạm là "tội giết người", tội phạm này là tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Về trách nhiệm hình sự thì đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì có thể được miễn truy cứu TNHS về tội định phạm tức tội giết người, và truy tố theo Khoản 3 Điều 104 BLHS (xem them văn bản hướng dẫn về hung khí nguy hiểm nữa), A có thể bị truy tố thêm tội Điều 230 BLHS.
    Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bạn xem thêm Điều 18 BLHS nha.

    Trên đây là ý kiến của mình về vấn đề này. Vì đây là Bài tập cá nhân của bạn ở trường nên mình chỉ có thể đưa ra gợi ý này thôi, còn bạn nên tự tìm hiểu đọc thêm các tài liệu trên thư viện của trường để có thể hiểu rõ về vấn đề này. Mình có thể gợi ý cho bạn một số bài viết tham khảo về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và các giai đoạn phạm tội:
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn.(tr.29-63).
    2. Tạp chí luật học số 5/1999 bài "trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm HS"
    3 Tạp chí luật học số 4/2002: "Về TNHS của HV CBPT và PTCĐ"
    4. Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/9-2008 Bàn về chế định "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
    5. Bình luận khoa học phần chung của bác Đinh văn Quế.
    Chúc bạn làm bài tốt!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    ngocnguyenhlu (08/05/2012)
  • #99273   28/04/2011

    Justicehlu
    Justicehlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    anhdv352 viết:
    Về cách làm bài thì theo mình:
    - Đầu tiên bạn phải khẳng định câu trả lời của mình.
    - giải thích câu trả lời.
    - Khẳng định lại câu trả lời một lần nữa.
    - Nêu nên ý kiến cá nhân về quy định pháp luật liên quan tới vấn đề này.
    Đó là ý kiến của mình.
    Còn đối với bài tập bạn đưa ra thì theo minh, trước hết để xác định hành vi mà A có phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không cần phải phân biệt giữa tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và trường hợp phạm tội chưa đạt.
    Về điểm giống nhau: Hành vi đã thực hiện trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và Hành vi phạm tội chưa đạt đều là hành vi phạm tội chưa hoàn thành.
    Khác nhau:
          + Đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì lý do chưa hoàn thành là ý muốn chủ quan của chủ thể.
           + Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn.
    Nội dung của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ bao gồm trường hợp người phạm tội không thực hiện tiếp tội phạm trong khi tội phạm chưa hoàn thành (chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong CTTP - đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành).
    Do đó, đối với trường hợp trên, bạn cần phải xác định hành vi bắn vào chân B của A có phải là ý chí chủ quan của A hay ngoài ý muốn của A khi thực hiện hành vi phạm tội.
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ý chí chủ quan của A cho rằng bắn vào chân trước rồi mới bắn chết B thì hành vi của A là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (vì chưa thực hiện hết hành vi nhằm mục đích cố ý tước đoạt tính mạng của B).
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ngoài ý muốn của A tội phạm mà A đinh phạm là "tội giết người", tội phạm này là tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Về trách nhiệm hình sự thì đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì có thể được miễn truy cứu TNHS về tội định phạm tức tội giết người, và truy tố theo Khoản 3 Điều 104 BLHS (xem them văn bản hướng dẫn về hung khí nguy hiểm nữa), A có thể bị truy tố thêm tội Điều 230 BLHS.
    Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bạn xem thêm Điều 18 BLHS nha.

    Trên đây là ý kiến của mình về vấn đề này. Vì đây là Bài tập cá nhân của bạn ở trường nên mình chỉ có thể đưa ra gợi ý này thôi, còn bạn nên tự tìm hiểu đọc thêm các tài liệu trên thư viện của trường để có thể hiểu rõ về vấn đề này. Mình có thể gợi ý cho bạn một số bài viết tham khảo về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và các giai đoạn phạm tội:
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn.(tr.29-63).
    2. Tạp chí luật học số 5/1999 bài "trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm HS"
    3 Tạp chí luật học số 4/2002: "Về TNHS của HV CBPT và PTCĐ"
    4. Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/9-2008 Bàn về chế định "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
    5. Bình luận khoa học phần chung của bác Đinh văn Quế.
    Chúc bạn làm bài tốt!

    Xin chào, về cách trình bày của bạn ở câu 1 thì mình thấy rất thuyết phục rồi.
    Tuy nhiên, theo mình ở câu số 2, xác định trách nhiệm hình sự của A thì mình vẫn thấy có vướng mắc. Khi đó theo mình có các trường hợp như sau
    1>A bị xét xử theo khoản 2 điều 104 và điều 230
    2>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104
    3>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104 và điều 230
    Cái này thì mình vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa dám khẳng định. Xin bạn cho biết lí do từ đâu mà bạn lại có cách giải quyết như trên?
    < Mình có câu hỏi này luôn, liên quan trực tiếp đến vấn đề này: Nếu hành vi phạm tội là cấu thành tăng nặng của một tội, đồng thời hành vi đó lại cấu thành nên một tội khác thì trách nhiệm hình sự như thế nào? Tại sao? >
    MỌI NGƯỜI AI CÓ Ý KIẾN GÌ XIN CHO BIẾT NHÉ. Thanks
     
    Báo quản trị |  
  • #99280   28/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Justicehlu viết:

    Tuy nhiên, theo mình ở câu số 2, xác định trách nhiệm hình sự của A thì mình vẫn thấy có vướng mắc. Khi đó theo mình có các trường hợp như sau
    1>A bị xét xử theo khoản 2 điều 104 và điều 230
    2>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104
    3>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104 và điều 230
    Cái này thì mình vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa dám khẳng định. Xin bạn cho biết lí do từ đâu mà bạn lại có cách giải quyết như trên?
    < Mình có câu hỏi này luôn, liên quan trực tiếp đến vấn đề này: Nếu hành vi phạm tội là cấu thành tăng nặng của một tội, đồng thời hành vi đó lại cấu thành nên một tội khác thì trách nhiệm hình sự như thế nào? Tại sao? >
    MỌI NGƯỜI AI CÓ Ý KIẾN GÌ XIN CHO BIẾT NHÉ. Thanks

    Theo mình biết thì vấn đề bạn hỏi còn nhiều tranh cãi. Theo mình thì Việc xác định trách nhiệm hình sự trong vấn đề này giải quyết như sau. Nếu Nếu hành vi phạm tội là cấu thành tăng nặng của một tội, đồng thời hành vi đó lại cấu thành nên một tội khác thì chúng ta chỉ xét xử với một tội khi và chỉ khi :
    1. cấu thành tăng nặng đó thu hút hành vi của tội khác.
    2. Nếu tội nhẹ hơn bị thu hút thành tình tiết tăng nặng định khung thì phải đảm bảo Mức hình phạt của hành vi phạm tội ở CTTP tăng nặng đó > mức hình phạt của CTTP không có tình tiết tăng nặng đó ở tội 1+ Mức hình phạt CTTP cơ bản tội 2.
    Ví dụ trong trường hợp này,
    CTTP tăng nặng  khoản 3 điều 104(nếu có tình tiết sử dụng hung khí nguy hiểm) thì hình phạt là từ phạt tù từ 5 đến 15 năm.
    CTTP tăng nặng khi không có tình tiết dùng hung khí nguy hiểm ( Khoản 2) thì hình phạt là từ 2 năm đến 7 năm.
    CTTP cơ bản tại điều 230 từ 1 năm đến 7 năm.
    Như vậy nếu định tội theo CTTP theo khoản 3 điều 104 thì hình phạt tù là từ 5 đến 15 năm.
    Nếu xét xử 2 tội thì hình phạt tù là từ 3 năm đến 14 năm.
    Vậy theo mình sẽ định tội theo khoản 3 điều 104.

    Theo Thông tư liên nghành 01/TTLN năm 1995 hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự do Tòa Án Nhân Dân Tối Cao - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành
    Đối với người được trang bị vũ khí quân dụng đã sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được trang bị thực hiện tội phạm hoặc người tuy không được trang bị nhưng đã dùng vũ khí quân dụng thực hiện tội phạm thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: "tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" theo Điều 95 Bộ luật hình sự và tội phạm đã thực hiện theo điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự. Nếu tội phạm đã thực hiện mà điều luật có quy định "sử dụng vũ khí" là tình tiết định khung hình phạt, thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về khoản tương ứng của điều luật.
    Theo mình biết thì thông tư này vẫn phù hợp với cách định tội hiên nay.

    Theo quy định tại nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định : “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

    Tóm lại theo mình hành vi này chỉ bị xét xử theo khoản 3 điều 104, kể cả trường hợp không phải sử dụng súng quân dụng mà sử dụng vũ khí thô sơ (điều 233).

    Ah bạn học lớp hình sự nào vậy và hôm qua nhóm mình cũng có ngườii hỏi về vấn đề này, thầy trả lời nhưng mình không đồng ý lắm.

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 28/04/2011 07:41:17 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #184009   08/05/2012

    ngocnguyenhlu
    ngocnguyenhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    anhdv352 viết:
    Về cách làm bài thì theo mình:
    - Đầu tiên bạn phải khẳng định câu trả lời của mình.
    - giải thích câu trả lời.
    - Khẳng định lại câu trả lời một lần nữa.
    - Nêu nên ý kiến cá nhân về quy định pháp luật liên quan tới vấn đề này.
    Đó là ý kiến của mình.
    Còn đối với bài tập bạn đưa ra thì theo minh, trước hết để xác định hành vi mà A có phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không cần phải phân biệt giữa tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và trường hợp phạm tội chưa đạt.
    Về điểm giống nhau: Hành vi đã thực hiện trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và Hành vi phạm tội chưa đạt đều là hành vi phạm tội chưa hoàn thành.
    Khác nhau:
          + Đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì lý do chưa hoàn thành là ý muốn chủ quan của chủ thể.
           + Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn.
    Nội dung của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ bao gồm trường hợp người phạm tội không thực hiện tiếp tội phạm trong khi tội phạm chưa hoàn thành (chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong CTTP - đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành).
    Do đó, đối với trường hợp trên, bạn cần phải xác định hành vi bắn vào chân B của A có phải là ý chí chủ quan của A hay ngoài ý muốn của A khi thực hiện hành vi phạm tội.
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ý chí chủ quan của A cho rằng bắn vào chân trước rồi mới bắn chết B thì hành vi của A là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (vì chưa thực hiện hết hành vi nhằm mục đích cố ý tước đoạt tính mạng của B).
    + Nếu việc bắn vào chân B của A là ngoài ý muốn của A tội phạm mà A đinh phạm là "tội giết người", tội phạm này là tội phạm chưa đạt đã hoàn thành.
    Về trách nhiệm hình sự thì đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì có thể được miễn truy cứu TNHS về tội định phạm tức tội giết người, và truy tố theo Khoản 3 Điều 104 BLHS (xem them văn bản hướng dẫn về hung khí nguy hiểm nữa), A có thể bị truy tố thêm tội Điều 230 BLHS.
    Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bạn xem thêm Điều 18 BLHS nha.

    Trên đây là ý kiến của mình về vấn đề này. Vì đây là Bài tập cá nhân của bạn ở trường nên mình chỉ có thể đưa ra gợi ý này thôi, còn bạn nên tự tìm hiểu đọc thêm các tài liệu trên thư viện của trường để có thể hiểu rõ về vấn đề này. Mình có thể gợi ý cho bạn một số bài viết tham khảo về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và các giai đoạn phạm tội:
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn.(tr.29-63).
    2. Tạp chí luật học số 5/1999 bài "trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm HS"
    3 Tạp chí luật học số 4/2002: "Về TNHS của HV CBPT và PTCĐ"
    4. Tạp chí Tòa án nhân dân số17/9-2008 Bàn về chế định "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
    5. Bình luận khoa học phần chung của bác Đinh văn Quế.
    Chúc bạn làm bài tốt!

    Em đồng ý với câu a. Tuy nhiên nếu như câu a đã chia làm 2 trường hợp xảy ra như thế vậy trách nhiệm hình sự đối với hành vi của A có phải chia thành 2 trường hợp hay không?
    1. Theo k3 Đ104 và Đ230
    2. Theo  k2 Đ93, Đ52 và Đ230
     
    Báo quản trị |  
  • #95046   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Bạn anhdv352 trả lời đúng rồi đó.
    lm_lawyerx0 hãy cố gắng đọc lại lý thuyết để có cách hiểu phù hợp
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #95048   14/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    @im_lawyer:
    Đối với trường hợp 2: việc bắn vào chân B là ngoài muốn của A thì hành vi của A đã đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người rồi cho dù A có tiếp tục thực hiện hành vi giết B tới cùng hay không. Có khác chăng là TNHS của A trong những trường hợp này là khác nhau mà thôi.
    Đây là một hạn chế của BLHS nước ta.
    Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật thì chỉ có trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Nhưng có những trường hợp tội phạm đã hoàn thành nhưng người phạm tội lại có những hành vi tích cực ngăn chặn không cho HQ xảy ra và do đó hậu quả không xảy ra; cũng có trường hợp người phạm tội tích cực ngăn chặn hậu quả nhưng hậu quả xảy ra không do nguyên nhân này mà do nguyên nhân khác như do người khác ngăn chặn, trường hợp chưa đạt vô hiệu (mua thuốc độc giả...)
    Những trường hợp này thực tế lại không được xếp vào tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì tội phạm thực tế đã hoàn thành, riêng đối với trường hợp 1 thì cũng không được xếp vào trường hợp phạm tội chưa đạt, trường hợp 2 thì xếp vào phạm tội chưa đạt nhưng lại không để ý tới ý chí chủ quan của người phạm tội.
    Do đó, theo mình nghĩ thì nên mở rộng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thành quy định về Tự ý chấm dứt việc phạm tội bao gồm cả:
    + Hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nếu người phạm tội tự nguyện không thực hiện tiếp việc phạm tội.
    + Hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành nếu người phạm tội tích cực ngăn chặn hậu quả xảy ra và do đó hậu quả không xảy ra.
    + Hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành nếu người phạm tội thực hiện tất cả các hành vi cần thiết để ngăn chặn hậu quả nhưng hậu quả không xảy ra không phụ thuộc vào những hành vi này.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #95049   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi cảm thấy cách các bạn nhận định về tội phạm chưa đạt đã hoàn thành quá đơn giản. Các bạn cần hiểu rằng, Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra.

    -Có hai điểm mấu chốt các bạn cần chú ý là thực hiện hết các hành vi cho là cần thiếtnguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra. Hành vi ở đây không đơn giản là một hành vi mà có thể là một tổ hợp các hành vi dẫn đến hậu quả xảy ra. Hơn nữa, Tội giết người không quy định rõ ràng rằng chỉ cần một hành vi nào đó đã được thực hiện là có thể cấu thành nên tội đó. Nguyên nhân khách quan khiến cho hậu quả không xảy ra, khiến họ không thể thực hiện một hoặc các tổ hợp hành vi cần thiết để hậu quả mình mong muốn xảy ra.

    -Cần phải xác định rằng, nếu sau khi A bắn vào chân B, thấy B chưa chết A tiếp tục bắn vào ngực B. Trong nhận thức của A lúc đó, B đã chết nên bỏ đi. Nhưng do viên đạn đi trệch tim, hoặc viên đạn chúng vào một bao thuốc mà B mang ( nguyên nhân khách quan) khiến cho hậu quả mà A mong muốn xảy ra đã không xảy ra. Lúc đó mới xem xét việc định tội A về tội giết người chưa đạt đã hoàn thành. Còn trường hợp này, quan điểm củ tôi không thay đổi !!


    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95158   15/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Tội phạm hoàn thành là trường hợp một người đã thực hiện hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Về phương diện lý luận, sự khác nhau cơ bản giữa tội phạm hoàn thành với tội phạm chưa hoàn thành (bao gồm cả chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) là ở mức độ thỏa mãn các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm đến đâu. Theo đó, đối với trường hợp phạm tội chưa đạt (mà đặc biệt là trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành) có điểm rất gần với tội phạm hoàn thành của một loại tội phạm tương ứng vì về cơ bản ở đây hành vi phạm tội đã hoàn thành. Nếu trường hợp tội phạm hoàn thành thì hậu quả của tội phạm đã xảy ra, còn trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì hậu quả của tội phạm có thể chưa xảy ra hoặc nếu có xảy ra (là trường hợp phổ biến) nhưng lại không thỏa mãn (đáp ứng) như cấu thành tội phạm mà điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự đã quy định.

    Như vậy, để phân biệt chính xác tội phạm chưa hoàn thành hay đã hoàn thành trong thực tiễn chúng ta chỉ cần làm sáng tỏ hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự hay chưa. Nói một cách khác, giai đoạn phạm tội chưa đạt được tính từ thời điểm người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, có nghĩa họ bắt đầu thực hiện bất kỳ hành vi nào được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm hoặc thậm chí có trường hợp là các hành vi đi liền trước hành vi khách quan đó, trong khi đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành, thì người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
    Theo mình, chỉ cần A có ý định giết B, chuẩn bị súng, và thực hiện hành vi bắn vào B là đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người, không cần thiết là phải thực hiện tiếp các hành vi bắn tiếp theo để giết B thì mới đủ yếu tố cấu thành tội giết người.
    Mặt khách quan của tội giết người đâu phải bắt buộc là phải thực hiện nhiều hành vi đâm, chém, bắn... liên tiếp mà chỉ cần một hành vi nhằm mục đích giết người là đã cấu thành tội rồi.
    Tội giết người đâu phải là cấu thành hình thức đâu, hậu quả giết người đâu nhất thiết phải xảy ra thì mới cấu thành tội giết người.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #95337   15/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hihi. Xin lỗi bạn đưa ra câu hỏi nha, nhưng cái ý bạn nêu là A bắn 1 phát rồi bỏ chạy ấy, việc bỏ chạy của A có điều kiện nào tác động để A không thực hiện hành vi không hay chỉ là ý chí của A là dừng việc phạm tội vậy?

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #95375   15/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Xin lỗi bạn chủ topic này na. Mình thấy bạn không online nên mình trả lời giúp vậy. Đây là bài tập cá nhân của trương Đh Luật HN phải không. Mình cũng là SV trường luật. Theo mình thì đề bài nói A có điều kiện bắn tiếp nhưng không bắn tức là việc ngừng không thực hiện hành vi là ý chủ quan của A, tuy nhiên chúng ta cần xem xét hành vi của A bắn vào chân B là do cố ý hay vô ý như anhdv352 đã phân tích ở trên.
    Em có một tình huống gân tương tự như trên nhưng mà A trượt rồi không bắn nữa vì sợ bị pháp luật trừng trị (đây là ví dụ trong cuốn Bình luận BLHS của viên nghiên cứu nhà nước và pháp luật, theo đó thì A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ được coi là "hối hận tích cực đáng được xem xét giảm nhẹ khi quyết định hình phạt"),
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 16/04/2011 10:57:56 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #99272   28/04/2011

    Justicehlu
    Justicehlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    kajnodo92 viết:
    Xin lỗi bạn chủ topic này na. Mình thấy bạn không online nên mình trả lời giúp vậy. Đây là bài tập cá nhân của trương Đh Luật HN phải không. Mình cũng là SV trường luật. Theo mình thì đề bài nói A có điều kiện bắn tiếp nhưng không bắn tức là việc ngừng không thực hiện hành vi là ý chủ quan của A, tuy nhiên chúng ta cần xem xét hành vi của A bắn vào chân B là do cố ý hay vô ý như anhdv352 đã phân tích ở trên.
    Em có một tình huống gân tương tự như trên nhưng mà A trượt rồi không bắn nữa vì sợ bị pháp luật trừng trị (đây là ví dụ trong cuốn Bình luận BLHS của viên nghiên cứu nhà nước và pháp luật, theo đó thì A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ được coi là "hối hận tích cực đáng được xem xét giảm nhẹ khi quyết định hình phạt"),

    Theo mình thì không cần "xem xét hành vi của A bắn vào chân B là do cố ý hay vô ý như anhdv352 đã phân tích ở trên" vì đề đã ghi rất rõ: A dùng súng định giết chết Bemoticon
     
    Báo quản trị |