Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Chủ đề   RSS   
  • #94595 12/04/2011

    teukie

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

     Mọi người giúp em được không ạ? Cảm ơn mọi người trước!
    Tình huống là:
    A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương, A cos điều kiện bắn tiếp nhưng A vẫn không bắn mà  bỏ chạy. Kết quả B chỉ bị thương tích, tỷ lệ 45%. Hỏi:
    1. Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện cua tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
    2. Xác định trách nhiệm hình sự của A.

    Mọi người giúp em được không ạ? Phải trình bày như thế nào để bài làm cho khoa học. và ở phần 2 thì đối chiếu theo điều 104 BLHS thì hành vi của A thuộc khoản 2 hay khoản 3 ạ?
    Chân thành cảm ơn ạ!

    Con đường nào dẫn đến thành công? Đó là hãy ước mơ và hành động!

     
    35348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #95396   15/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quan điểm của mình khác mọi người, và nó không căn cứ vào việc A cố ý bắn vào chân B hay việc bắn vào chân B là bắn trượt.

    Về mặt thực tiễn: Dù bắn trượt hay cố ý bắn vào chân, thì đến sau khi bắn lượt thứ nhất, hành vi của A là nhằm mục đích giết người và đã cấu thành tội giết người. Sau đó A bỏ đi không bắn nữa, vì thế, tại sao lại có thể có chuyện hành vi đều cấu thành tội giết người, sau khi thực hiện hành vi đều bỏ đi mà lại có thể xảy ra hai trường hợp khác nhau được !?

    Về mặt lý luận: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội... (điều 8 - BLHS). Như vậy việc không thực hiện tội phạm đến cùng có nghĩa là không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đến cùng.

    Hành vi thực hiện đến cùng có nghĩa là như thế nào ? Đó là khi mục đích của người thực hiện hành vi đã đạt được, hay nói cách khác là hành vi đã đạt được kết quả.

    Trong trường hợp này, dù có đủ khả năng và điều kiện giết B nhưng A đã tự mình không thực hiện tiếp hành vi đó. Điều này đã thỏa mãn dấu hiệu của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #95483   16/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Theo em thì cần phải xem xét thêm việc A bỏ đi có vì cho là vết thương đã đủ là B chết không, tuy chỉ là vết thương ở chân nhưng nếu bắn vào động mạnh chủ hay dùng súng có phạm vi sát thương cao thì rất có thể khiến B bị mất máu quá nhiều mà chết. Mọi người nghĩ có đúng không.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #93712   07/04/2011

    hungkaka2611
    hungkaka2611

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội

    A dùng súng định giết chết B, mới bắn một phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A không bắn mà bỏ đi. Kết quả B chỉ bị thương tích (tỉ lệ 45%).

    tôi xin hỏi luật sư:

    1. Hành vi của A có thõa mãn các điều kiện của tự ý chấm dứt việc phạm tội không?

    2. trách nhiệm hình sự của A?
    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #93740   07/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Trách nhiệm hình sự của A được quy định theo k2 điều 104 Bộ luật hình sự

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #99578   29/04/2011

    Justicehlu
    Justicehlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    luatsuanthai viết:

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Trách nhiệm hình sự của A được quy định theo k2 điều 104 Bộ luật hình sự


    Thưa Luật sư, với câu trả lời này của Luật sư, em thật sự không đồng tình với ý kiến này
    Theo em, trách nhiệm hình sự của A phải được quy định theo 1 trong 3 trường hợp:
    1>A bị xét xử theo khoản 2 điều 104 và điều 230
    2>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104
    3>A bị xét xử theo khoản 3 điều 104 và điều 230
    Xin Luật sư cho biết vì sao Luật sư lại khẳng định: "Trách nhiệm hình sự của A được quy định theo k2 điều 104 Bộ luật hình sự". Vậy còn tội sử dụng súng trái phép thì như thế nào ạ?
    Em xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #95523   16/04/2011

    hungkaka2611
    hungkaka2611

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    nhưng trong trường hơp này A dùng súng.Vậy A có bị truy cứu theo k3 điều 104 với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm không?
     
    Báo quản trị |  
  • #95719   17/04/2011

    Loanmubi
    Loanmubi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào mọi người, em cũng là sv Luật đây ạ. Đề bài này là bt cá nhân của chúng em, sẽ k có gì đáng nói nếu tình huống này đơn giản. Ý kiến của em cũng đồng tình vs anhdv352. Nhưng em tham khảo thêm một số các trang báo mạng khác ấy ạ, có trang baohcm.com, có vẻ như họ giải quyết vấn đề rất đơn giản, em thì k dám ý kiến nhiều vì mới là sv năm nhất thôi, kiến thức và kinh nghiệm chưa có gì mà. Mọi người xem giúp em rốt cuộc thì bt này phải giải quyết dư lào???? cụ thể có 1 bạn đọc giấu tên cũng đưa ra tình huống ntn, thì đc luật sư giải thích như sau. (em xin trích nguyên văn nhé)
    "

    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

    1/ Hành vi của A đã thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (tội giết người) vì sau khi bắn súng trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn chết B nhưng A không bắn mà bỏ đi. Về việc xác định dấu hiệu tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, điều 19, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 có quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản…”.

    2/ Về trách nhiệm hình sự của A trong trường hợp này, A sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, vì A bắn gây thương tật cho B tỷ lệ 45% đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Cụ thể như sau:

    - Điều 19, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 có quy định: “…Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

    - Khoản 2, Điều 104, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

    Ngoài ra, A còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo khoản 1, điều 230, Bộ luật hình sự 1999: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”.

    Luật sư Trần Thị Thúy Hằng

    CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

    Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

    Hot-line: 093 366 8166

    Email: info@luatdaiviet.vn

    Website: http://www.luatdaiviet.vn


    Cập nhật bởi Loanmubi ngày 17/04/2011 03:07:06 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #95983   18/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người!

    Quan điểm của mình, đối với hình sự thì yếu tố thực nghiệm lại hiện trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tội danh mà thường thì các câu hỏi chỉ có thể nêu một cách vắn tắt các dữ kiện.

    Ở vụ án này, chúng ta chỉ biết rằng A dùng súng định giết B và đã bắn một phát trúng chân B.

    Vấn đề là khoảng cách A bắn B khi đó như thế nào? A có đủ thời gian và điều kiện để thực hiện hành vi bắn của mình không (ví dụ như A núp ở đâu đó ngắm bắn B hay ngay khi lúc A đang rút súng ra thì B lao tới ngăn cản nên A chỉ có thể bắn trúng chân B) Hung khí mà A sử dụng là loại nào súng lục hay súng trường hay súng tự chế.
     
    Nếu biết được những yếu tố này thì có thể sẽ giúp chúng ta xác định tội danh của A chính xác hơn.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    limhlantrang (01/10/2011)
  • #135826   30/09/2011

    limhlantrang
    limhlantrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    cho em hỏi nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng với a như thế nào ạ?

    tôi đã từng khóc khi không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp một người không có chân để đi giầy...

     
    Báo quản trị |  
  • #135883   30/09/2011

    Justicehlu
    Justicehlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    limhlantrang viết:
    cho em hỏi nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng với a như thế nào ạ?

    Nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng với A là:
    - Căn cứ vào Điều 18 BLHS, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Do đó, dù hành vi giết người của A là giết người chưa đạt thì A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
    - Điều 93 BLHS: 

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #135964   01/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    @ Justicehlu:

    Câu hỏi đặt ra là "giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng như thế nào"?

    Justicehlu viết:
    Nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng với A là:
    Căn cứ vào Điều 18 BLHS, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Do đó, dù hành vi giết người của A là giết người chưa đạt thì A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

    Vậy thì:

    - Hoặc là bạn trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.

    Người hỏi thừa biết giết người chưa đạt thì vẫn phải chịu TNHS về tội giết người. Nhưng vấn đề họ muốn biết là trong trường hợp giết người chưa đạt thì mức hình phạt sẽ được áp dụng như thế nào.

    - Hoặc là bạn cho rằng người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu hình phạt như trong trường hợp đã đạt.

    Nếu đúng nh­­u vậy thì bạn nghiên cứu luật chưa đầy đủ. Vì luật quy định hình phạt ápo dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ thấp hơn so với trường hợp đã đạt.

    Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

    3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 01/10/2011 10:05:03 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Justicehlu (01/10/2011) limhlantrang (01/10/2011)
  • #136128   01/10/2011

    Justicehlu
    Justicehlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    BachThanhDC viết:
    @ Justicehlu:

    Câu hỏi đặt ra là "giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng như thế nào"?

    Justicehlu viết:
    Nếu hành vi của A là giết người chưa đạt thì hình phạt có thể áp dụng với A là:
    Căn cứ vào Điều 18 BLHS, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Do đó, dù hành vi giết người của A là giết người chưa đạt thì A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.


    Vậy thì:

    - Hoặc là bạn trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.

    Người hỏi thừa biết giết người chưa đạt thì vẫn phải chịu TNHS về tội giết người. Nhưng vấn đề họ muốn biết là trong trường hợp giết người chưa đạt thì mức hình phạt sẽ được áp dụng như thế nào.

    - Hoặc là bạn cho rằng người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu hình phạt như trong trường hợp đã đạt.

    Nếu đúng nh­­u vậy thì bạn nghiên cứu luật chưa đầy đủ. Vì luật quy định hình phạt ápo dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ thấp hơn so với trường hợp đã đạt.

    Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

    3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định.


    Thanks bạn nhiều. Mình xin rút kinh nghiệm.
     
    Báo quản trị |  
  • #136160   01/10/2011

    limhlantrang
    limhlantrang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    thank mọi người nhìu ạ

    tôi đã từng khóc khi không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp một người không có chân để đi giầy...

     
    Báo quản trị |  
  • #184449   10/05/2012

    vduck01
    vduck01

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người hình như không đọc kỹ đến câu hỏi. Câu hỏi đặt ra là " Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tôi hay ko?"
     Mà điều kiện ở đây có 2 điều kiên, và phải đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện này:
    Thứ nhất: Việc chấm dứt ko thực hiện tiếp TP phải xảy ra, khi TP đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
    Thứ hai: Việc chấm dứt ko thực hiện tiếp TP phải là tự nguyện và dứt khoát
     Đối với điều kiện thứ nhất thì chúng ta chỉ cần xem xét TP có phải đang ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành hay chưa đạt đã hoàn thành mà thôi. Mà việc phân loại 2 trường hợp này là dựa vào căn cứ thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện.
     
    Nếu xem xét kĩ đề bài rồi sau đó áp vào giai đoạn PT nào cũng đều là không thỏa đáng, bởi vì như sau:
    Đối với PT chưa đạt chưa hoàn thành, người PT vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của TP. Ở đây, chúng ta cũng không thể xác định đâu là nguyên nhân khách quan. Đề bài chỉ nói " A ko bắn mà bỏ đi".
    Đới với PT chưa đạt đã hoàn thành, người PT đã thực hiện các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn hậu quả vẫn không xảy ra.  Ở đây, cũng ko thể xác định đâu là nguyên nhân ngoài ý muốn được.
     Vậy chỉ đơn thuần xác định là A hoàn toàn có khả năng, điều kiện để giết chết B, nhưng A ko bắn mà bỏ đi. Vậy thái độ tâm lí của A ở đây là như thế nào?
     Mong mọi người giải thích rõ ở đây cho mình. 
     
    (em vừa mới đọc một bài báo khoa học luật hình sự thì có tác giả còn thêm 1 điều kiện là  3) Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.)
    Cập nhật bởi vduck01 ngày 10/05/2012 10:57:10 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #187724   22/05/2012

    ngdthang
    ngdthang

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn!

    Đây là một bài tập tình huống do vậy chúng ta nên căn cứ vào giả thiết mà bạn teukie đã đưa ra để tranh luận, không nên suy luận các tình tiết không đựơc đề cập:

    Vậy tôi xin có một vài quan điểm như sau:

    Thứ nhất: tình tiết A dùng súng định giết chết B, Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương đã đủ để cấu thành tội giết người theo điều 93 BLHS 1999. 

    Vì trong ý chí chủ quan của A là muốn tước đoạt mạng sống của B bằng cách dùng súng bắn vào B. và dĩ nhiên A bắn B thì phải mong muốn hậu quả là B sẽ chết.
    Vậy tiếp tục: Việc B không chết là do nguyên nhân khách ngoài ý muốn của A ( do bắn không chính xác, do B tránh được ...).

    Vậy tại sao khi bắn vào chân B rồi A lại không bắn tiếp mà bỏ chạy: Trong diễn biến tâm lý của A lúc này ý muốn giết B không còn nữa (không phải vì bị ngăn cản hay mà do tự nguyện và giả thiết đặt ra không có các yếu tố ngăn cản A giết B).

    Vậy tình tiết bỏ chạy có thoả mãn các ĐK để thoả mãn để ch rằng A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? . Chúng ta tiếp tục phân tích.

    Theo điều 19 BLHS quy định: "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản..."

    Để đựoc coi là Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có các ĐK:

    - Tự nguyện và dứt khoát mặc dù không có gì ngăn cản việc tiếp tục phạm tội ( A đã không bắn mặc dù không có gì ngăn cản)
    - Phải xảy ra khi ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
    Theo lý luận về tội phạm của Luật HS Viet nam thì

    " Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm"
     
    Sau khi phân tích ta có thể thấy: A thấy B chưa chết vì chỉ bị bắn vào chân (mặc dù là do khách quan nên không bắn chúng chỗ hiểm), nếu A bắn B vào người hoặc vào chỗ khác thì hành vi này được cho là cần thiết để giết chết B thì được coi là  phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
    Vậy có thể coi là A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, về TNHS thì A không phải chịu TNHS về tội giết người, nhưng do đã thoả mãn các yếu tố cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLSH VN.A phải chịu TNHS về tội danh này.
    Ngoài ra A còn phạm tội Sử dụng vũ khí quân dung trái phép theo điều 230 BLHS, nếu vũ khí của A sử dụng là vũ khí quân dụng.

    Một vài ý kiến như trên, xin được các bạn chỉ giáo!

    Thân chào!
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 22/05/2012 06:31:04 CH cắt bỏ phần không có nội dung
     
    Báo quản trị |  
  • #213820   15/09/2012

    hoanghavnn22
    hoanghavnn22

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào các bạn chủ đề này  rất cũ rồi nhưng tôi có vài ý kiến sau:

    Thứ nhất: A dùng súng với ý định để giết chết B; để thực hiện ý định giết B,  A đã bắn B . Như vậy xét về hành vi của A đã thỏa mãn và hoàn thành về tội giết người được quy định tại Điều 93 BLHS 1999. Sau khi A bắn B với ý định là tước đoạt mạng sống của B, nhưng B không chết mà chỉ bị thương. A biết B chỉ bị thương mà không chết nhưng A đã bỏ chạy có thái độ bỏ mặc nạn nhân, không cứu giúp như vậy không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội được. A không chết là do khách quan.

    Thứ hai : Trách nhiệm hình sự  A  vẫn phải chịu TNHS về tội giết người được quy định tại Điều 93 BLHS 1999.

    về hình phạt áp dụng Điều 52 khoản 3

    Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

    3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Cập nhật bởi hoanghavnn22 ngày 15/09/2012 11:44:54 SA
     
    Báo quản trị |