Từ ngày 01/06/2012, xe máy cũng phải nộp lộ phí đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #172211 15/03/2012

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Từ ngày 01/06/2012, xe máy cũng phải nộp lộ phí đường bộ

     

    Xe máy là phương tiện thông dụng của người dân Việt nam. Hiện nay từ nông thôn đến thành thị, hầu như nhà nào cũng có xe máy. Có nhà hai chiếc, ba chiếc hoặc nhiều hơn. Nhà nước ta bắt đầu thu lộ phí từ ngày 01/06/2012, cách thu như thế nào thì chưa rõ nhưng xe máy được thu phí phải là xe như thế nào chứ chẳng lẽ những chiếc xe như xe Honda đăm, xe số 7 đời củ, ... cách đây đã 40 năm chỉ chạy loanh quanh trong xóm, chạy từ nhà ra chợ, ...rồi thu phí cách nào ?
    http://dantri.com.vn/c728/s728-575469/tu-16-chu-o-to-va-xe-may-phai-nop-phi-bao-tri-duong-bo.htm
    Tất cả chờ đợi.
     
    37556 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #175720   02/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Ngoluanquang viết:
    Tôi nghĩ, Đảng đã, đang và sẽ hiểu lòng dân. Không chỉ cái khoản thuế,phí nầy đâu, mà hằng đống thứ khác cần phải giải quyết cấp bách để Đảng tồn tại, để chế độ nầy không mất. Hãy suy cho rộng thêm, nghĩ cho chín...thì thấy rằng, hiện thời một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái, tham nhũng...nhưng tổng thể thì Đảng vẫn đề ra những chủ trương đúng đắn để đất nước phát triển, nếu không thì sau năm 1991 (Liên Xô cũ) sụp đổ, chế độ nầy cũng sụp đổ theo rồi.

    Chế độ Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ, dân di tản, vượt biên lên án Đảng kịch liệt lắm...Nhưng rồi, Nguyễn Cao Kỳ cũng "ngã mũ kính phục", hầu hết đã quay về thăm  lại quê hương, vậy thì, Đảng đã hiểu lòng dân, đề ra những chủ trương phù hợp...

    Có những vấn đề gây bức xúc, có những con sâu làm nát những chiếc lá...cần phải lên án.Song suy cho rộng, nghĩ cho chín, xét một cách toàn diện thì Đảng hiểu lòng dân, đưa đất nước nầy phát triển, đang chấn chỉnh những sai lầm với nhiều giải pháp, trong đó có NQTW4.

    Nếu không hiểu được lòng dân, thì sao chưa thấy như Lybi, Syri...xảy ra ở Việt Nam nầy nhỉ. Cầu trời, xin yên bình ngự trị trên mảnh đất chữ S nầy...


    Giữa nói và làm;
    Giữa niềm tin và bất mãn;
    Giữa hiểu và không;
    Giữa bình và loạn..
    ... nói chung là nhiều nhiều nữa. Đôi khi cái ranh giới ấy thật mong manh. Thực sự, như tôi đã thảo luận với bạn ở một topic khác, tôi đang hy vọng vào làn gió NQ04 vừa qua. Nhưng, lại nhưng, tôi rất không thích nói vậy, nhưng vẫn phải nhưng và vẫn phải nói. Có khác gì các NQ trước hay không!?? Lại thêm một lần đợi!
    Cần biết rằng không phải ngày một ngày hai để thay đổi một cái gì đó, nhưng cứ hy vọng là thế, để có động lực mà làm ăn, mà bàn luận nữa.
    Để tôi về đọc lại tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #175701   02/04/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Cái này đọc từ hôm qua, nhưng sợ ngày 01/04 không biết có nên tin hay không.

    'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí'

    Liên quan đến đề án thu phí đang gây nhiều tranh cãi, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm chưa thu trong năm nay. Bộ cũng đã tính toán lại mức thu đối với ôtô.

    Tại cuộc họp báo trưa 1/4, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới các loại phí mới gồm phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi không nhận được câu trả lời thẳng thắn.

    Theo ông Thăng, phí bảo trì đường bộ đã được Chính phủ ấn định thu từ ngày 1/6 tới. Đây là việc làm theo lộ trình được luật hóa trong Luật Đường bộ từ 2009 chứ không phải là vấn đề mới.

    "Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm cũng không phải là sáng kiến của Bộ GTVT hay Bộ tự ý làm", ông Thăng khẳng định và nhắc lại nghị quyết đã được Quốc hội thông qua cuối 2011 về các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tai nạn giao thông.

    Ảnh: Nguyễn Hưng.
    Ông Đinh La Thăng: "Phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm cũng không phải là sáng kiến của Bộ GTVT". Ảnh: Nguyễn Hưng.

    Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giao thông, trong đề án của Bộ chưa tính tới thời điểm thu hai loại phí này do tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn. "Trong đề án của Bộ, ngay từ đầu, cũng chưa đưa ra thời điểm thu. Kể cả chúng tôi có đề xuất thì năm nay cũng chưa thực hiện được", ông Thăng nói.

    Theo ông Thăng, hiện đề án chỉ mới nằm ở mức đề xuất của Bộ GTVT và Thủ tướng đang giao các bộ ngành xem xét. Nếu được Chính phủ duyệt, còn phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Về đối tượng thu hai loại phí trên, ông Thăng cho biết, chỉ thu phí của khoảng 600.000 ôtô cá nhân. Đối với môtô, chỉ thu phí hoạt động trong nội thành ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; người nghèo được miễn loại phí này. Mức thu sẽ do HĐND và UBND các địa phương quyết định. Sau thời gian thu thí điểm ở 5 thành phố kể trên Bộ GTVT mới đề xuất thu tiếp ở địa phương khác.

    Bộ trưởng Giao thông cho biết, sau khi thu thập ý kiến, Bộ đã điều chỉnh lại mức đề xuất thu phí của ôtô theo hướng thấp và chia nhỏ hơn so với trước đây. Theo đó, có các mức 10 triệu cho xe có dung tích xi lanh dưới 1 chấm (1.000 cm3), xe 1 đến 1,5 chấm là 15 triệu, trên 1,5 đến dưới 2 chấm là 20 triệu...

    Với khoản thu phí của ôtô mỗi năm sẽ thu được khoảng 12.000-15.000 tỷ đồng. "Đây là chính sách gắn với giai đoạn lịch sử. Khi đất nước phát triển hạ tầng tốt sẽ loại bỏ dần các loại phí", ông Thăng nói.

    Trao đổi thêm về các giải pháp giao thông tổng thể đang triển khai, ông Thăng cho biết các đề án được xây dựng từ nhiều năm nay như phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus, chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tới 2020 - tầm nhìn 2030, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân... Các đề án được nghiên cứu tác động công phu, nhiều số liệu. Nếu cần Bộ sẽ tổ chức họp báo riêng để công bố.

    Cũng theo người đứng đầu ngành giao thông, 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông đã giảm ở cả 3 tiêu chí; số người chết giảm hơn 500 người so với cùng kỳ. "Nếu giữ được thành tích này, cả năm chúng ta sẽ giảm được khoảng 2.000 người chết do tai nạn giao thông", ông Thăng tin tưởng.

    Nguyễn Hưng

    Theo VnExpress
     
    Báo quản trị |  
  • #175787   03/04/2012

    Ngoluanquang
    Ngoluanquang

    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2012
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Anh Chinh thấy không, năm nay chưa thu phí xe máy mô. Âu đó cũng là một trong những biểu hiện Đảng đã hiểu lòng dân chứ nhỉ?

    Trước 1945, trong Tắt đèn, chị Dậu không lối thoát trong đêm tối mịt mùng. Nay đã là 2012 và đất nước nầy, dưới chế độ nầy đã có vệ tinh Vinasat...

    Có những khoảng tối trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôi nghĩ Đảng sẽ có những chính sách phù hợp để uốn nắn hoàn thiện, vịệc tổ chức thực hiện sẽ dần dần khắc phục những bất cập, những lổ hổng...Kiểu như ông Thăng vừa công bố không thu phí trong năm nay.

    Hãy cứ hoan hô những điều tốt đẹp, những cái đúng; nhưng cũng cần phải đả đảo những điều xấu xa, những cái sai của những cán bộ đảng viên suy thoái, tham nhũng...Mấy tay xôi thịt ấy làm mất lòng tin, gây bức xúc trong xã hội...

    Đến hôm nay, dưới chế độ nầy, tôi chưa thấy có ai bán chó, bán con...như chị Dậu trong Tắt đèn; mà tệ lắm mỗi gia đình cũng có được chiếc xe máy cà tàng làm phương tiện.

    Vậy nên, không thể có "màng đêm tối đen như mực" như trong Tắt đèn được đâu, bạn ạ...
     
    Báo quản trị |  
  • #175866   03/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hi hi hi, tôi không bi quan đến thế!

    Cần xét đến mặt bằng chung để suy nghĩ và suy luận. Mỗi thời đại có mặt bằng chung riêng, không nên đồng  nhất so sánh sẽ trở nên khập khiểng. Quan trọng là những bài học lịch sử, xã hội mà mỗi chế độ phải tự đúc rút, tránh việc tức nước vỡ bờ! Cái gì cũng có giới hạn của nó.

    Mới đây, truyền hình đã đưa ra ý kiến của một bài nghiên cứu (không nhớ rõ chương trình, đài phát và đề tài nghiên cứu của ai). Mức sống của người dân Việt Nam hiện nay thua Indonesia 51 năm, thua Thái Lan 98 năm và thua Singapore 135 năm. Trong khi các DNNN lại luôn lấy mặt bằng chung của thế giới để áp giá, nâng giá, ép giá. Nhìn giá điện, giá đất, giá cước viễn thông, giá ga .. ..xem!

    Chưa thu, vì sao? Mặc dù trên truyền hình nhiều người dân tỏ ý đồng tình, nhưng ngầm trong đó là sự lo âu, bất mãn. Nhiều bài báo nói về chuyện bán xe đó thôi.... khác gì đâu. Vậy nên chưa thu cũng phải, để người dân tự điều hòa, cái gì lo âu dần dần sẽ giảm theo thời gian cho mọi chuyện đâu lại vào đó. Cũng là một cách.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #175869   03/04/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Thú Tướng Chính Phủ đã đồng ý việc thu phí phương tiện giao thông

     

     

    Thu phí phương tiện giao thông khi lưu thông nhưng khoản phí này không trực thuộc quản lí trực tiếp của Bộ Tài chính mà là một bộ cơ quan riêng. Chắc chắn có quá nhiều vấn đề phát sinh sau đó

    Chẳng hạn: Nhà nước không quản lí được về giá vé lưu thông từ đó sẽ xảy ra tình trạng giá vé tăng giảm không kiểm soát, người chịu là người dân.

    Bộ tài chính không quản lí khoản chi phí này sẽ dẫn đến vấn đề không minh bạch trong quản lí số tiền trên.

    Và nhiều vấn đề sau đó mọi người tham gia đóng góp mặt ưu điểm và hạn chế của vấn đề này nhé.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #175890   03/04/2012

    Ngoluanquang
    Ngoluanquang

    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2012
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Chưa thu phí năm nay là mừng rồi, đỡ được đồng nào hay đồng ấy.Tôi cũng biết rằng, ở Tây Ninh người dân buôn lậu xăng đem qua bán ở CPC lấy lời...

    Vậy thì...xăng ta rẻ hơn đấy, bạn ạ...
     
    Báo quản trị |  
  • #176604   06/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Ngoluanquang viết:
    Chưa thu phí năm nay là mừng rồi, đỡ được đồng nào hay đồng ấy.Tôi cũng biết rằng, ở Tây Ninh người dân buôn lậu xăng đem qua bán ở CPC lấy lời...

    Vậy thì...xăng ta rẻ hơn đấy, bạn ạ...


    Chào bạn!
    - Mừng rồi, đỡ đồng nào hay đồng ấy? Là một cách nói cam chịu, để người ta thích làm gì thì làm? Ban bố gì thì ban bố sao?

    - Xăng ai rẻ hơn? Không nên lấy thị trường Việt Nam so với thị trường Campuchia, vì sao? Chắc ai cũng hiểu Campuchia là nên kinh tế thị trường, buộc phải mở cửa thị trường theo cam kết WTO, giá của họ theo giá thế giới. Còn VN có phải là nền kinh tế thị trường không? Mấy năm nữa mới mở cửa theo cam kết? Ai đang thâu tóm và điều chỉnh giá, với sự điều chỉnh lên không chịu xuống?

    Nói thế thôi, chứ cũng có nhiều cách hiểu. Tôi thì biết gì chia sẽ đó, có đôi khi không được lòng Đảng!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #175904   03/04/2012

    mh không hiểu vì sao ông thủ tướng lại đồng ý đề xuất này?
    Vậy có khác gì với chủ nghĩa đế quốc thực dân và phong kiến xưa kia?
    thật buồn các bạn ạ?
    mang tiếng là nha nước của dân do dân và vì dân. Mà thuế trên trời?
    phải chăng vi khoảng nở hon 50 tỉ usd mà nhà nước phải tăng để bù vào?
    liệu khi tăng thuế thì chất lượng có được năng lên hay là càng lúc càng "gà" đi

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #175906   03/04/2012

    quynhnga90hp
    quynhnga90hp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hic. chỗ mình .người ta làm đường được nửa năm thì xuất hiện nhiều ổ gà. như thế có nên đóng  phí xe máy ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #175915   03/04/2012

    Ngoluanquang
    Ngoluanquang

    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2012
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Như thế thì không nên đóng tiền. Bạn mạnh dạn đừng đóng tiền phí nhé. Mà bạn đóng bao nhiêu tiền phí rồi, có biên lai không? Mình sẽ giúp bạn truy thu lại khoản tiền ấy.

    Bạn nên đặt câu hỏi về chất lượng con đường với ông chủ tịch quận (huyện) bạn đang ở đấy. Ông ấy sẽ giải đáp thỏa đáng. Hỏi đi, đừng sợ...
     
    Báo quản trị |  
  • #175918   03/04/2012

    không đóng không đc?

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #175927   03/04/2012

    Ngoluanquang
    Ngoluanquang

    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2012
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Năm nầy có đóng  phí phương tiện giao thông đâu? Bác Thăng bảo tạm dừng rồi cơ mà, sao ai cũng gào lên mãi vậy...

    Ngày Quốc tế thiếu nhi  (01/6) năm nầy chưa thu phí đâu, các bác yên tâm gỡ bỏ cái chủ đề nầy được rồi đấy. Cứ suy diễn những cái chuyện không xảy ra, làm rối tinh cả lên.

    Chưa thu phí trong năm nay, thế là xong, hết bàn cãi. Chừng nào có chủ trương thu phí phương tiện giao thông đường bộ, lúc đó ta hãy tiếp tục thảo luận nhé. Mình sẽ rời chủ đề nầy, sau bài nầy...
     
    Báo quản trị |  
  • #175933   03/04/2012

    gông vào cổ thì không chịu cũng phải chiuk

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #175941   03/04/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Khoản phí này không chịu sự quản lí  của Bộ Tài Chính. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #176276   05/04/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Bác Đinh La Thăng nói : "Nộp phí sẽ đi lại thuận lợi hơn"?

     

    Nghe người đứng đầu ngành giao thông nói như vậy, mình rất ủng hộ và sẵn sàng đóng góp trách nhiệm của người dân cho sự bình an của giao thông. Nhưng điều quan trọng là việc thực thi của Ngành có chức năng có đúng với ý của Bác Thăng hay không? Hiện nay người dân rất non nóng nhà nước ta sớm nâng cấp các tuyến đường quan trọng để giảm tối đa TNGT. Chẳng hạn như QL 1A, nhiều đoạn đi qua các thị trấn, thị xã, ... rất đông người, trong khi đường chật hẹp cộng với ý thức khi tham gia giao thông của một số lái xe thiếu đạo đức đã gây ra những vụ TN đau lòng cho người khác.
    Việc thu phí mô tô xe máy được dời sang năm 2013. Nghe Bác Thăng nói việc thu phí này tính theo phân khối. Nghĩa là xe nào có phân khối lớn, thu phí càng cao. Nhưng không nghe nói việc thu phí áp dụng đối với các xe có giá trị và đời xe khác nhau ?
    Việc thực thi còn lâu nhưng nên bàn sớm để góp tiếng nói cùng với chính phủ xây dựng đời sống xã hội ngày càng cao hơn. Phải không các bạn ?
    http://www.baomoi.com/Nop-phi-de-di-lai-thuan-loi-hon/144/8200707.epi
     
    Báo quản trị |  
  • #173735   23/03/2012

    cuongluatsu
    cuongluatsu
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 906
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 64 lần


    Lý giải về phí lưu hành xe khó chấp nhận

    Lý giải về phí lưu hành xe khó chấp nhận
    (Dân trí) - Phản hồi lại các lý giải cho chủ trương thu phí lưu hành xe của Phó Chủ tịch UB ATGT quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, chúng tôi xin trích một số trong cả ngàn ý kiến bạn đọc vạch rõ những điểm không hợp lý, khiến người dân không đồng thuận…

    Từ 1/6, ô tô xe máy phải đóng quỹ bảo trì đường bộ (ảnh: dothi.net)

    Nhiều  bất hợp lý

    Thư gửi bác Thăng. Là người dân của nước Việt Nam, cháu xin phép có vài ý kiến đóng góp về viêc thu phí mới của bác. Bác thử nghĩ xem, thu phí phương tiện giao thông kiểu đấy có mấy điều bất hợp lý như sau:

    Thứ 1: liệu có công bằng không? Đối với những người giàu có có tiền mua ôtô thì có thể mức phí đấy sẽ không quá lớn đối với họ. Nhưng đối với những người dân bình thường phải lo làm ăn, ví dụ họ có một chiếc xe nhỏ để chở hàng kiếm sống nhưng hàng năm phải đóng một mức phí như vậy thì có hợp lý không, có phải là quá không? Áp phí nặng như vậy liệu có gây oán thán cho người dân không?

    Thứ 2: Nếu áp mức phí như vậy, những cửa hàng ôtô sẽ gần như không bán được hàng. Như vậy liệu kinh tế có phát triển được không khi thương nghiệp không phát triển? Nếu đóng phí ôtô hàng chục triệu một năm, liệu có mấy người dám mua ôtô? Trong khi xe máy thì chỉ đóng phí vài trăm ngàn thì liệu có hạn chế được người ta không mua không? Những người đang có ý định mua ôtô thay cho xe máy liệu có còn ý định ấy nữa không?

    Bây giờ cháu xin có ý kiến như thế này để thành phố Hà Nội có thể giảm ùn tắc. Đó là nếu có thể chỉ cần chuyển hết các trường đại học ra ngoại thành, sẽ làm giảm một lượng lớn người lưu thông. Ngoài ra còn thu lại được một lượng lớn diện tích. Nếu các trường chuyển ra ngoại thành thì hoàn toàn có thể xây rộng rãi hơn mà không mất gì cả.

    Mặt khác, để giảm ùn tắc cần tăng cường tuyên truyền ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Đây cũng là một ý không tồi. Nhưng để được thế thì trước hết đội ngũ lái xe và phụ xe của xe bus phải cải tổ lại, chứ như tình hình hiện giờ thì có tuyên truyền thế nào cũng không có tác dụng (vì nói chung lái xe và phụ xe còn rất kém về văn hóa ứng xử với hành khách). Ngoài ra kiểu xe điện đi theo chặng đường ngắn cũng rất hay.

    Trên đây là một vài ý kiến của cháu, rất mong được bác lưu ý. Cháu cũng không biết và không hiểu nhiều lắm vấn đề, nhưng cháu chỉ nói lên những điều mình suy nghĩ.

    Nick Alo 

    email:  minh_dktd@yahoo.com

    Cách thu phù hợp hơn

    Kính  gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng. Tôi có biết từ ngày 1 tháng 6 tới sẽ triển khai thu phí đường bộ, nhưng theo tôi, với cách thu phí đổ đầu đã nêu ra sẽ không khả thi, vì nó không công bằng giữa người sử dụng ít và người làm dịch vụ sử dụng nhiều.

    Với những trăn trở đó, tôi có một vài ý tưởng mong Bộ trưởng tham khảo, biết đâu lại có thể giúp ích cho Bộ trưởng trong vấn đề thu phí đường bộ ở Việt Nam.

     

    Theo tôi,  thay vì thu phi giao thông theo phương pháp “đổ đầu”, sao ta không thu phí theo phương pháp tính km lưu thông. Ví dụ: theo cách tính 200đ/ 1km, nếu một người sử dụng phương tiện giao thông một ngày lưu thông khoảng 50km sẽ hết khoảng 10.000đ. Còn các phương tiện dịch vụ lưu thông nhiều sẽ phải trả phí lưu hành nhiều.

    Về vấn đề thu phí, trước khi chưa thể triển khai thu phí lưu thông điện tử thì ta triển khai thu phí qua đăng kiểm chẳng hạn. Lần đăng kiểm này có số km là 100km, lần đăng kiểm sau là 1.000 km thì số km sử dụng là 900 km. Từ đó ta sẽ nhân với giá tiền đã niêm yết, ví dụ là 200d/km thì 900km nhân với 200đ = 18.000đ.

    Hay chúng ta có thể triển khai thu phí ở các cây xăng. Ví dụ khi mua xe anh phải lắp một thiết bị tính phí, theo đó nếu anh nạp tiền vào thì số km anh được đi sẽ hiện lên. Khi anh đi hết số km trên thì anh phải nạp tiền vào thông qua các điểm nạp tiền như trạm đổ xăng…

    Nếu như hiện đại hơn ta nên phát triển hệ thông thanh toán như trên điện thoại, khi sử dụng hết số km mà anh đã mua thì anh có thể nạp thẻ để có thêm km lưu hành, có thể thông qua thẻ điện thoại hay thẻ ATM ….

    Còn với xe máy thì ta nên thu theo năm khoảng 80 ngàn đến 100 ngàn đồng/năm là hợp lý. Về cách thu thì vẫn thu qua bảo hiểm, kiểm tra việc thu phí xe máy thì nên định kỳ 3 năm đăng kiểm xe máy 1 lần. Như vậy vừa kiểm tra được chất lượng xe máy, vừa kiểm tra xem chủ xe đã thanh toán phí đường bộ hay chưa. Đồng thời cũng phát hiện được cả xe gian, vì khi CSGT phát hiện xe không có đăng kiểm sẽ có thể  tạm giữ đưa về xử lý.

    Còn theo tôi, về phí môi trường nên thu theo xe thải ít chất thải thì thu ít, xe thải nhiều chất thải thì  nhiều, cũng thông qua hệ thống đăng kiểm.

    Còn khung hình phạt thì tôi cũng chỉ  góp ý như sau: nếu xe vi pham mà không thanh toán phí lưu hành đường bộ, ta sẽ tính số km vi phạm và nhân gấp đôi lên rồi tính tiền để chủ xe thanh toán…

    Những ý kiến trên của tôi xin được chuyển đến Bộ trưởng xem và nhận xét. Tôi cũng có một số ý kiến về giảm ùn tắc giao thông, nếu có cơ hội xin trình bày với Bộ trưởng khi được gặp ông.

                   

    Lê Anh Tài (tổ 5, Trung Thành, Thái Nguyên)

    email:  muatrencuoctinh_iyo@yahoo.com.vn

    Thu để làm gì và hạn chế gì?

     

    Tôi hiểu được các nhà quản lý luôn đưa ra lý giải: Đáng lẽ phải thu tiền và thu thêm tiền để hạn chế. Nhưng vấn đề chính là thu tiền để làm gì và hạn chế cái gì?

    Thu tiền để làm gì? Nói thu tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế việc đầu tư này đến đâu và hiệu quả thế nào, có giải quyết được vấn đề tắc đường như thế nào, thì vẫn không thấy có quan chức nào đưa ra giải trình và đưa ra luận chứng khoa học cả. Tất nhiên đề án thu thì có tiền, nhưng đánh giá hiệu quả lại không có rõ ràng.

    + Hạn chế cái gì? Thực tế với tình hình ô nhiễm, tắc đường nghiêm trọng như hiện nay thì tôi tin không nhiều người muốn mua phương tiện để rồi… đi cho vui đâu. Thường thì phương tiện là để người dân giải quyết công việc của mình (di chuyển, phục vụ công việc). Vì thế nếu thu và thu nữa thì người cần vẫn phải mua và phải nộp, như vậy chỉ tăng thu  mà không giảm số phương tiện lưu thông trên đường.

    Còn với những người mua xe để chơi thì thường là người có tiền, với họ việc nộp thêm phí có lẽ cũng không đáng lo. Và như vậy vẫn không giảm được mật độ tham gia giao thông.

    Do vậy, nói rằng thu và thu thêm nữa để giảm lượng phương tiện thì tôi thấy chỉ là ngụy biện mà thôi. Mật độ phương tiện chỉ giảm khi giảm mật độ người hoặc có phương tiện thay thế. Nhưng xem ra không ai muốn giải quyết vấn đề này vì nó quá lâu dài và không mang lại tiền trực tiếp.

    (Theo tôi, có lẽ phản hồi này không được coi là “ý kiến xây dựng” nên chắc không được đăng. Nhưng tôi rất không đồng ý với những phát biểu không mang tính khoa học, mà chỉ hô hào theo phong trào... Dù sao tôi cũng muốn gửi phản hồi, bởi không muốn chỉ có những ý kiến mang tính một chiều càng làm cho người dân hoang mang và bất bình).

    Nick Tien va Tien 

     
    Thu phí bảo trì đường bộ liệu có đúng mục đích đề ra? (ảnh: Đạt Lê, báo Lao Động)

    Sự “đồng bộ” chưa bao giờ thực hiện được

     

    Thưa ông Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp. Tôi thấy những điều ông nói chưa đúng. Ông bảo 3 năm nữa Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe, nói gì chỗ để đi? Tôi hỏi ông: nguyên nhân do đâu?

    Chắc ông lại đổ cho phương tiện cá nhân? Ông có hiểu rằng phương tiện cá nhân nó có tự xuất hiện được đâu nhỉ, phải có người điều khiển chứ. Thế người điều khiển sao lại đi xe vào TP? Vì nhà họ ở đó (nhập khẩu thoải mái, chung cư cao tầng xây thoải mái), cơ quan họ ở đó (quy hoạch các cơ quan tập trung vào trung tâm). Theo ông thì hạn chế phương tiện cá nhân để các TP toàn những người là  người rồi tính sao?

    Nhân dân chờ các ông quá lâu rồi, khi họ thấy các ông không giúp giải quyết được phương tiện đi lại thì họ phải tự bỏ tiền ra mua phương tiện để dùng. Bởi vậy, dù biết rằng ô tô, xe máy người ta bán ở VN với giá “trên trời” nhưng họ vẫn phải mua, là vì sao? Vì mưu sinh và đóng thuế đấy, và còn để nuôi dưỡng những thế hệ tương lai đất nước đấy, thưa ông?

    Tôi đi xe công cộng đi làm mà muộn giờ làm là tôi bị trừ lương, bị đuổi việc, liệu ông có trả lương cho tôi hoặc xếp việc cho tôi không?

    Ông nói Nhà nước chỉ chịu được 17 triệu đồng/01 km đường, thế hiện tại làm đường hết bao nhiêu tiền / 01km? Chắc gấp 100 lần con số nhà nước chịu được, thế mà vẫn xây đấy thôi thì tiền ở đâu ra?

    Phải chăng vì cần tiền nên giờ các ông mới đề ra cả bao nhiêu loại thuế và phí (thực ra phí thì cũng là thuế thôi). Không cấm để khỏi dụng đến quyền cơ bản của nhân dân, nhưng phí thật cao để gần như cấm? Thật tình tôi thấy đúng là các ông chỉ giỏi bao biện cho sự yếu kém về quản lý mà thôi.

    Ai cũng thấy nói hay và nhấn mạnh cần giải pháp "đồng thời", "đồng bộ". Nhưng cái đồng bộ của các vị đưa ra chưa bao giờ thực hiện được.

    Ông biết khi áp dụng thuế, phí lên phương tiện giao thông thì sẽ thế nào không? Lĩnh vực buôn bán nhỏ (kinh tế gia đình) sẽ chậm lại vì người dân phải đi bộ, các mặt hàng sẽ tăng giá vì phí vận chuyển sẽ cao lên ....Nhân dân nộp thuế làm đường thì phải đi bộ, trong khi các vị giới chức được đi ô tô công…. Thật nghịch lý!

    Nói chung chúng tôi thấy ông phát biểu thế là từ vị thế của mình thôi, chứ phát biểu trên vai trò  người dân như đa số chúng tôi thì chắc chắn ông sẽ phản đối cái phí đó đấy, thưa ông…

    Quốc Toàn 

    email:  quoc_toan99@yahoo.com

    Áp đặt vô lý!

    Tôi không đồng tình với đề xuất này của các nhà quản lý, vì với mức thu quá cao và quá nhiều phí như thế này là vô hình trung đẩy đa số bộ phận người dân vào hoàn cảnh khốn khó hơn.

    Mà các vị có biết rằng với tình hình kinh tế như hiện nay thì đội chi phí lên dù nhỏ, cũng sẽ tác động không nhỏ đến đời sống của những người sống nhờ phương tiện giao thông như chúng tôi không?

    Những người dân như chúng tôi sống ở ngoại thành, cố dành dụm tích cóp để mua một chiếc xe oto cũ để làm phương tiện kiếm ăn thì chúng tôi lấy tiền đâu ra để đóng mức phí lên đến mấy chục triệu/ năm? Thu phí như thế này là gián tiếp hủy hoại tài sản công sức của chúng tôi và đẩy chúng tôi vào cảnh khó khăn hơn, vì sao? Vì nếu không có tiền đóng phí thì xe không lưu hành được, mà không lưu hành được thì chỉ biết nhìn tài sản của mình mất giá trị dần theo thời gian mà không dám sử dụng.

    Có người nói mức thu như vậy là bình thường, là chấp nhận được. Nhưng đó là vì các vị ấy đi bằng xe công, hoặc là những người có thu nhập không bằng lương và không bằng tiền công lao động đơn thuần.

    Chứ với tôi đang ở ngoại thành Hà nội và sinh sống bằng nghề đưa đón khách bằng xe ô tô ngoại tỉnh và không bao giờ đi vào nội thành, mà  bị “bắt”  phải đóng phí như thế thì không thể nói là công bằng được. Chắc chắn tôi phải bỏ nghề và có nguy cơ mất tiền đã mua tài sản của mình. Vậy các ngành, các cấp hữu quan có hiểu cho những người dân như chúng tôi không?

    Nếu chống ùn tắc trong thành phố, thì tôi đồng tình việc cấm hẳn xe vào nội thành và đầu tư nâng cấp phương tiện công cộng  đáp ứng cho người dân đi lại được thuận tiện, chứ đừng áp đặt vô lý cho chúng tôi như thế....Tôi buồn về cách nghĩ cũng như khoảng cách quá xa giữa lời nói với việc làm của một số vị giới chức bộ, ngành này quá. AN SINH XÃ HỘI đâu phải là những quyết sách như thế này???

    Duc Dong 

    email:  thuyduong81@gmail.com

    Chưa xác định rõ đối tượng

    Tôi không đồng tình với cách lý giải theo kiểu áp đặt như thế. Theo tôi, nói như vậy rõ ràng là các vị không tìm được phương án tối ưu, không có cách quản lý khoa học, để rồi đành phải mượn ý tưởng chống ùn tắc giao thông để thu càng nhiều càng tốt.

    Có vẻ như các vị không xác định rõ đối tượng nào cần bị thu, đối tượng nào không thu và thu như thế đã phù hợp chưa? An sinh xã hội thì giải quyết thế nào? Cuộc sống hàng ngày của người dân đã tìm hiểu và chia sẻ chưa?

    Kiểu thu phí cao rồi thì "cứ để người ta đi đi" thì có khác nào mục đích chính là  thu phí chứ đâu phải là hạn chế chống ùn tắc? … Người có xe mà không đi vào nội thành thì sao? Người không đủ tiền nộp phí thì không được kiểm tra xe và cấp giấy lưu hành, vậy họ phải vứt bỏ tài sản của mình đi hay sao?

    Với những người sử dụng xe công cũng như những người không sống bằng lương và thu nhập bằng sức lao động thuần túy, thì họ có cảm nhận được đâu. Tôi mong muốn Quốc hội và Chính phủ hãy nghĩ đến đa số người dân đang sống với mức thu nhập thấp và kiếm sống bằng phương tiện giao thông, mà không tham gia vào gây ùn tắc giao thông trong thành phố như chúng tôi. Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi trong giai đoạn kinh tế khó klhăn, đồng tiền mất giá, giá cả tăng cao như thế này.

    Vu Duc 

    email:  vuduc161071@gmail.com

    Thu nhiều phí là tận thu hay giải pháp giao thông?

    Chắc chắn rằng, một đô thị sẽ đẹp và văn minh hơn rất nhiều nếu trên đường chủ yếu là ôtô và phương tiện công cộng. Như vậy, chúng ta có thể hình dung trong tương lai loại phương tiện giao thông nào sẽ được ưu tiên, loại nào phải hạn chế.

    Nhưng với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông như hiện nay ở nước ta, thì xe máy vẫn sẽ là phương tiện chủ yếu và còn lâu nữa mới có thể hạn chế được. Và một điều chắc chắn là, chúng ta sẽ không thể cải thiện tình hình được khi mà phương tiện giao thông công cộng cũng như cơ sở hạ tầng không cải thiện. Mọi thứ sẽ lại đi vào vòng luẩn quẩn như các phương án đang bàn hiện nay.

    Hãy nhìn thẳng vào nguyên nhân. Cái sai ở đây có 2 nguyên nhân chính.

    1. Sai về quy hoạch bao gồm:

    - Thành phố đã để cho mật độ dân số cơ học quá cao mà không có cách nào quản lý được, trong khi các khu chung cư vẫn cứ được xây dựng một cách hệ thống hoặc nhỏ lẻ trong nội đô mà không hề được tính trên cơ sở đáp ứng của cơ sở hạ tầng. Tất cả đều đổ hướng vào trung tâm.

    - Hệ thống giao thông và phương tiện giao thông công cộng có cải thiện nhưng không theo kịp đà phát triển, chủ yếu là do mất cân đối và chất lượng kém.

    2. Quản lý giao thông rất kém:

    Điều này liên quan tới hệ thống luật và thi hành luật còn yếu kém. Chính yếu kém về luật và ý thức người dân đã làm cho người dân không tuân thủ và hình thành thói quen xấu. Rất khó thay đổi.

    Như vậy, nếu trước đây 10 năm ta làm tốt công tác quản lý nhà nước hay thu phí cao - cái gì là giải pháp ??? Thu nhiều phí là tận thu hay giải pháp giao thông?

    Nhà quản lý thì cho là giải pháp, còn đai đa số dân cho là tận thu. Như vậy rõ ràng cái giải pháp đã không nhận được sự đồng thuận của xã hội. Cần xem xét lại. Nếu nhà quản lý nói đúng thì liệu có ai dám nhận trách nhiệm rằng: khi các giải pháp không có hiệu quả (chưa nói đến mặt trái của nó) thì họ sẵn sàng từ chức không? hay hết nhiệm kỳ thì thôi?

    Trách nhiệm của ai ? Trách nhiệm chủ yếu phải là của địa phương chứ không phải của chính phủ, bộ ngành hoặc chung chung là toàn dân. Từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu thấy tiếng nói của các bộ, ngành, quốc hội, chính phủ chứ không thấy của địa phương. Tôi thấy như vậy là chúng ta vẫn đang đi ngược rồi. Cuối cùng là người dân phải gắng chịu hậu quả (?)

    Hoang Viet 

    email:  vietminhhoang_vx@yahoo.com
    (Nguồn: Dân trí)

    Công ty luật hợp danh Sự Thật - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Giám đốc: Luật sư Tạ Quốc Cường -

    - Điện thoại: 0912 479 766 - 09133 828 74- Website: luatsuthat.vn

    - Gmail: cuongluatsust@gmail.com - Phương châm: CÓ TÀI, CÓ TÂM, SẼ CÓ TẦM.

    - Địa chỉ: Số 12, ngõ 71, đường Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    1. Cử luật sư tranh tụng tại Tòa án trong các vụ án Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại

    Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý...

    2. Tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc bằng văn bản cho các tố chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực pháp luật.

    3. Tư vấn lập dự án đầu tư, xin thuê đất, chuyển nhượng dự án. Mua bán doanh nghiệp, đấu thầu...

    4. Thu hồi công nợ, tư vấn thu hồi nợ "Xấu".

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

     
    Báo quản trị |  
  • #176317   05/04/2012

    Thu phí là điều tất yếu, nhưng việc thu thuế có làm đc điều mà họ đã hứa và liệu số tiền đó có thật sự là vào ngân sách hay vào túi cán bộ, tiền thuế của dân để làm đường nhưng chất lượng thì quá kém, 1000 tỉ thì bị rút mất 500 tỉ vậy thử hỏi thu phí có đúng?
    chúng ta vẫn phải chấp nhận cũng như những người bị thiệt thòi vẫn là nhân dân vì chi phí quá cao, giờ lại phải gánh thêm phí và thuế?
    thử hỏi ở thời đại này có khác gì thời đế quốc thực dân phong kiến đâu.???
    dân phải chịu hàng ngàn loại thuế khác nhau.

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #176363   05/04/2012

    nguyenvanhoa
    nguyenvanhoa

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần



    "Hoan hô anh Đinh La Thăng
    anh làm Bộ trưởng anh tăng phí đường"

    Tôi ủng hộ anh Đinh La Thăng, Tôi Đề nghị Chính phủ cần nghĩ ra và ban hành thêm nhiều loại thuế, phí hơn nữa  ví dụ như: thuế hít thở không khí cá nhân để bảo vệ môi trường vì từng cá nhân ai cũng xả cácbonic ra không khí , thuế sinh đẻ vì cứ đẻ thêm người là đòi hỏi thêm nhiều dịch vụ, là gây thêm nhiều phiền toái cho xã hội, Cần có nhiều loại thuế, phí hơn nữa và  mức thu phải cao hơn nữa để có thêm nhiều tiền cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
     
    Báo quản trị |  
  • #176385   05/04/2012

    y bài, tôi đề nghị nhà nước phải tăng thuế nữa vì như. phí đi vệ sinh, thuế ăn hàng tháng, phí uống nước, phí  mặc quần áo,
    1 cái áo đóng phí 20.000 vnd có đc không nhĩ

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #176589   06/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hôm bữa có đọc bài báo tựa đề "Muốn thu phí, phải nói cho lọt lỗ tai". Vậy nên cứ nói hay, nói tốt, nói lột cái lỗ tai của nhân dân là lấy tiền OK roài.
    Không biết có cần tuyển những người nói hay, nói lọt lỗ tai trong thời gian tới không? Nếu có tôi xin đề cử anh #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df; font-size: 11px;">#ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">nguyenvanhoa và anh #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">camezoom123

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |