Tranh chấp nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #19104 16/07/2009

    n376tcd

    Lớp 7

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 9335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tranh chấp nhà đất

    Tôi đứng tên giấy tờ nhà đất từ năm 1984 do mẹ tôi chỉ định. Nay anh của tôi muốn tranh giành về căn nhà thờ cúng này và buộc tôi phải đi khỏi nhà. Tôi phải làm sao?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 06:35:18 PM
     
    209200 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn n376tcd vì bài viết hữu ích
    ls.luongducphuong (19/06/2014) dinhngoclam (27/03/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

32 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #19600   12/08/2008

    maithanhhua
    maithanhhua

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tranh chấp khi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thụôc thẩm quyền của cơ quan nào giải quyết

    khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị người khác chiếm, vậy thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #19601   12/08/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    đấtthụôc thẩm quyền của cơ quan nào giải quyết

    Nhà mình cũng từng bị chiếm đất nên mình rất rành việc này:
    - Nếu đất có giấy CNQSĐ đất thì do tòa án giải quyết
    - Nếu chưa có giấy CNQSDĐ thì do UBND huyện giải quyết, sao đó nếu có khiếu nại thì UBND tỉnh là nơi giải quyết cuối cùng.
    - Nói nhỏ: "Nhưng quan trọng hơn cả là anh địa chính xã, phường và anh trưởng ấp anh ta là nhân tố quan trọng vì cấp trên có xuống xác minh thì chỉ gặp các vị ấy hỏi chuyện thôi!! tốt xấu là do anh ấy"
     
    Báo quản trị |  
  • #19602   12/08/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Luật số 13/2003/QH11 về Đất đai do Quốc hội ban hành


    Điều 136.
    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #19603   12/08/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Khi đất đã có GCNQSDĐ bị người khác lấn chiếm mà người này hoàn toàn không có 1 chứng cứ gì chứng minh đất lấn chiếm là đất của mình thì đây là hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất, cụ thể là hành vi lấn chiếm đất đai trái pháp luật ( điểm b khoản 1 điều 3 Nghị định 182 ngày 29/10/2004 của Chính Phủ ). Thẩm quyền xử phạt hành vi này thuộc Chủ tịch UBND các cấp theo qui định của Pháp luật tại khoản 2 điều 182 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 của Chính Phủ.
             Cụ thể, người bị lấn chiếm đất phải làm đơn tố cáo hành vi này đến Chủ tịch UBND Xã, Phường nơi đất toạ lạc yêu cầu :
    1/- Lập biên bản hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất, yêu cầu người lấn chiếm tự giải toả để khôi phục tình trạng sử dụng đất ban đầu cho mình.
    2/- Nếu người lấn chiếm không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất ( Xử phạt này chủ yếu bằng tiền tuỳ theo diện tích và hậu quả của sự lấn chiếm ), kèm theo hình phạt bổ sung là giải toả phần lấn chiếm trái pháp luật để khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu cho người có QSD.
              Người lấn chiếm cản ngăn,  không cho giải toả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh chống người thi hành công vụ.
              Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu người lấn chiếm đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng họ mới là người có QSDĐ mà họ đang chiếm giữ ( tức việc cấp GCNQSDĐ cho người kia có vi phạm pháp luật ) thì tranh chấp này mới do Toà Án thụ lý giải quyết.
               Về vấn đề này tôi đã nói rõ rải rác trên mục Nhà, đất và Dân sự của phần Thảo luận chung, bạn nên tìm đọc lại nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #19771   22/11/2008

    hoalinh1966
    hoalinh1966

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐƯỢC TRỤ TRÌ CHÙA CHO NĂM 1983.......

    VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI....MONG ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN Kính gi quý lut sư ca chương trình, tôi có câu hỏi cần sự tư vấn của  quý ông như sau: “ Gia đình tôi , vào năm 1983 được UBND huyện cùng uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện Tam Bình .Vận động nhà chùa chuyn nhượng cho một miếng đất có diện tích 1820m2 theo tinh thần nhường cơm xẻ áo , được thầy chủ trì chùa đã ký giấy cho dưới sự chứng kiến của UBND huyện và UB mặt trận tổ quốc huyện và được cấp sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ).  từ đó đến nay gia đình tôi canh tác và sinh sống trên mảnh đất đó, thực hiện tốt các nghĩa vụ của người công dân khi sử dụng đất . Khi thầy chủ trì chùa đã chết , người khác lên thay chức vụ chủ trì thì xảy ra tranh chấp : tiến hành thưa kiện với mục đích đòi lại mảnh đất nói trên , nhưng gia đình tôi quyết không trả lại vì chúng tôi thấy mảnh đất thuộc quyền sở hữu của chúng tôi là hợp pháp .

    Vậy theo quý luật sư thì sự thưa kiện của nhà chùa nói trên là đúng hay sai, xin cho chúng tôi ý kiến!!!   

     
    Báo quản trị |  
  • #19772   31/08/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Vị trụ trì hiện tại khởi kiện đòi lại đất với lý do gì và chứng cứ ra sao ? Theo nội dung trình bày của bạn, sư trụ trì trước kia đã đồng ý cho đất bằng văn bản có sự chứng kiến của đại diện chính quyền và mặt trận Huyện, người được cho đất cũng đã có GCNQSDĐ, cho nên những người thừa kế của vị Sư này không được quyền đòi lại đất mà Sư đã cho, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh rằng gia đình bạn đã gian dối, lừa đảo để được Nhà nước giao đất thì Toà án mới thụ lý giải quyết, còn không thì đơn sẽ bị bác ngay từ giai đoạn hoà giải ở Xã. Phường ( tiết a khoản 2.4 điều 2 mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ).
     
    Báo quản trị |  
  • #19773   02/09/2008

    hoalinh1966
    hoalinh1966

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


        Gia đình tôi xin cảm ơn hội luật sư đã tư vấn cho chúng tôi hiểu rõ sự việc...... Trân trọng kính chào
     
    Báo quản trị |  
  • #19850   28/09/2008

    bndhpvn
    bndhpvn

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hồ sơ xét xử tranh chấp đất đai trước năm 1993 - Năm ban hành Luật đất đai đến nay có còn giá trị pháp lý?

    Em xin được hỏi: Hồ sơ xét xử tranh chấp đất đai trước năm 1993 - Năm ban hành Luật đất đai đến nay có còn giá trị pháp lý?
    Em xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #19851   10/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Hồ sơ xét xử tranh chấp đất đai trước năm 1993

    Bạn phải cho biết cụ thể là hồ sơ như thế nào chứ.
    Mình trả lời theo cách hiểu của mình nhé:
    - Bản án ( quyết định của toà án ) trước năm 1993 nhưng chưa thi hành án.
    - Hồ sơ tranh chấp bị toà án không thụ lý do không đúng yêu cầu
    ....
    Về vấn đề thời hiệu bạn có thể đọc tại nghị quyết số 02/2004 của HĐTP toà án nhân dân tối cao hướng dẫn bạn nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #19852   28/09/2008

    bndhpvn
    bndhpvn

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đó là bản án nhưng chưa thi hành án ạh!
     
    Báo quản trị |  
  • #19855   26/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Xác định quan hệ pháp luật trong tranh chấp đất đai

    Bà A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2001. Bà lập văn bản di chúc cho C. Năm 2004 C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2008 bà A đòi lại đất?
    Hỏi bà A có đòi lại được không? Kiện bằng con đường nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #19856   10/09/2008

    LS_NguyenThiMinhHieu
    LS_NguyenThiMinhHieu
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 679
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Trả lời: đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có tranh chấp thì khởi kiện ở tòa án nơi có đất tọa lạc.
    Việc bà A có thắng kiện hay không tùy thuộc vào chứng cứ , bà A phải chứng minh được chứng cứ  trước tòa án vì tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án nêu trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #19857   10/09/2008

    Hoang_Uyen
    Hoang_Uyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định quan hệ pháp luật trong tranh chấp đất đai

    Tôi nghĩ là bạn có nhầm lẫn gì không, di chú chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc mất mà thôi.
    Bà A có lập di chúc nhưng bà chưa mất (năm 2008 bà đòi lại), thì không có cách nào mà bà C được cấp giấy chứng nhận QSDĐ cả.
     
    Báo quản trị |  
  • #19858   10/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Nếu năm 2004 C được cấp GCNQSDĐ từ cơ sở giấy di chúc của Bà A lập trước đó thì năm 2008 bà A có quyền khởi kiện để đòi lại đất và chắc chắc bà A thắng kiện, bởi việc cấp GCNQSDĐ cho C là dựa trên cơ sở bất hợp pháp ( Bà A còn sống nên di chúc chưa có hiệu lực pháp luật ), bà A làm đơn khởi kiện đòi lại đất, đầu tiên gởi cho UBND Xã, Phường nơi đất toạ lạc, cơ quan này hoà giải không thành thì chuyển cho Toà Án Huyện, Quận xét xử sơ thẩm. Chứng cứ là chính bản thân bà A - Người để lại di chúc - còn sống sờ sờ mà di chúc đã có hiệu lực pháp luật !
    Tư vấn vậy nhưng tôi thấy dinhhainhat chưa trình bày hết chi tiết vụ việc. Không một cơ quan hay cá nhân nào dám trắng trợn cấp GCNQSDĐ cho C theo di chúc của Bà A khi bà ta còn sống cả !
     
    Báo quản trị |  
  • #19859   12/09/2008

    pydyem
    pydyem

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bà  A còn sống ,thì di chúc đó chưa có hiệu lực pháp luật.Nhưng bà C được cấp GCNQSDD trên cơ sơ pháp luật : mua bán cho tặng , trao đổi tài sản ...chứ không theo di chúc thì sao ? ai có chứng cứ thì người đó thắng kiện
     
    Báo quản trị |  
  • #19860   13/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    dinhhainhat viết:
    Bà A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2001. Bà lập văn bản di chúc cho C. Năm 2004 C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2008 bà A đòi lại đất?
    Hỏi bà A có đòi lại được không? Kiện bằng con đường nào?


    Nếu đúng như bạn trình bày thì câu trả lời của anh TranVoThienThu trên kia là vô cùng chính xác và đầy đủ. Tại sao chúng ta phải bàn ra ngoài câu hỏi (nếu như thế này, nếu như thế kia) nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #19861   15/09/2008

    ichsang_toatuyenan
    ichsang_toatuyenan

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi thì thế này bạn ạ. Với những gì bạn nói thì C chưa được hưởng tài sản của bà A do bà A chưa mất. Việc thừa kế chỉ đặt ra khi người để lại di sản thừa kế chết, khi đó mới đặt việc chia di sản. Nhưng bà A vẫn còn sống mà cơ quan thẩm quyền lại giao đất cho C, như vậy đây là quyết định hành chính vi phạm pháp luật, đây là lỗi của cơ quan hành chính trong việc quản lý đất. Bạn phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #19862   19/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Cám ơn

    Cảm ơn các bạn. Đây là vụ án mình tóm tắt bằng những câu chính xác nhất. Vụ án này có thật tại Bắc Ninh.
    1. Bằng con đường nào đó C đã có GCNQSD đất.
    2. Bà A vẫn có giấy CNQSD đất.
    Rõ ràng ở đây cơ quan hành chính đã có sự vi phạm khi cấp 2 GCNQSD đất cho 2 người trên cùng một đất mà chỉ căn cứ vào 1 bản di chúc chưa có hiệu lực.
    Vấn đề đặt ra là:
    1. Khởi kiện hành chính huỷ GCNQSD đất của C sẽ là khó khăn vì thực tế thắng một cơ quan NN là rất khó mà bà A đã quá già rồi.
    2. Khởi kiện đòi đất thì thực tế bà A vẫn đang sử dụng đất đó.
    Làm thế nào để bà A vẫn có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất của chính mình. Vì nếu không bà A mất thì sự thật để đòi lại cho 2 con gái bà là một bài toán nan giải.
     
    Báo quản trị |  
  • #19863   19/09/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Có căn cứ rành rành như bạn nói thì cơ quan cấp giấy sai tè le (xin lỗi vì ko thể dùng từ khác)  mà việc gì phải thiếu tự tin khi đi kiện cơ quan NN chứ? Già yếu thì uỷ quyền cho người khoẻ đi thay.
    Đơn giản là hãy vượt qua chính mình nhé bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #19864   20/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Dù muốn hay không, dù trẻ hay già, yếu hay mạnh, trong trường hợp này Bà A vẫn phải khiếu nại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bạn chẳng đã nói bà A có 2 con gái đó ư ? Hai chị này đâu, sao không thay Mẹ mà đi khiếu nại ? Rồi còn Luật sư.......
            Ở đây bà A không phải khởi kiện để đòi đất ! Đầu tiên bà khiếu nại Quyết định cấp GCNQSDĐ cho C của Chủ tịch UBND Huyện, Ông này trả lời ( giải quyết khiếu nại lần 1 ) nếu bà A không đồng ý thì có quyền chọn 1 trong 2 cách : khiếu nại tiếp đến chủ tịch Tỉnh hoặc khởi kiện thành vụ án hành chính. Nếu khiếu nại đến Chủ tịch Tỉnh thì quyết định giải quyết lần 2 của ông này là Quyết định cuối cùng, còn khởi kiện hành chính ( yêu cầu huỷ nội dung Quyết định trả lời khiếu nại lần 1 của Chủ tịch Huyện ) thì tuần tự từ sơ thẩm đến phúc thẩm, giám đốc thẩm. Tôi nghĩ nếu bạn trình bày trung thực thì sai sót của Chủ tịch UBND Huyện là quá rõ ràng, ông ta sẽ phải chấp nhận sửa ngay trong lần giải quyết khiếu nại đầu tiên.
     
    Báo quản trị |