Công dân T có 1 vợ V, 1 con nhỏ C, 1 bố B, 1 mẹ M và 3 em gái 3Eg
Do cuộc sống chung không hợp nhau giữa các thành viên ( T V C 3Eg) nên V đã mang C đi và không để lại thông tin, không nghe điện thoại, v.v... Trước khi đi, tình trạng gia đình là hòa thuận, ít nhất là trong khoảng thời gian hơn nửa tháng. Trong khi đi, V và C đều đang bị thương do ngã xe máy. Đến nay đã hơn nửa tháng gia đình vẫn không liên lạc được với V và C. Mọi căng thẳng chủ yếu bị phát sinh do V thiếu kĩ năng chung sống và V hiện vẫn chưa có việc làm ổn định, đặc biệt là khi B M đã trông nom C giúp V nhưng V cố tình tiêu tốn thời gian vào những sở thích riêng như học đan lát, may vá (việc học may đã kéo dài ...3 năm) thay vì có trách nhiệm với gia đình.
Vấn đề: Tài sản mà T đang có trước khi kết hôn, tức là tài sản riêng-và không nhập vào tài sản chung sau kết hôn, là căn nhà mà B M mua, nhưng để T đứng tên, theo luật sẽ không bị buộc phải chia cho V khi li hôn. Tuy nhiên, nếu T chết đi, những người B M V C mặc nhiên được hưởng 2/3 của 1/4 tài sản riêng của T, nếu di chúc của T không để lại hoặc để lại ít hơn; còn nếu T không có di chúc, thì B M V C mặc nhiên được hưởng 1/4 tài sản riêng của T.
Xin hỏi: Làm thế nào để căn nhà đang đứng tên T được trả lại B M một cách hợp pháp?
Nói thêm: Tất nhiên, về tình, các thành viên đều hiểu rõ tình hình thực tế, vì thế, hoàn toàn có thể sử dụng quyền từ chối di sản thừa kế, để cho chỉ còn B M thừa kế. Hơn nữa, cũng về tình, C là cháu đích tôn và độc nhất của B M nên trước sau thì B M chắc chắn sẽ để lại toàn bộ cho C nhiều hơn là chỉ 1 căn nhà khi C trưởng thành!!!