Trách nhiệm bồi thường của Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #509168 30/11/2018

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trách nhiệm bồi thường của Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Anh/chị cho em hỏi Em đã nộp đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày theo đúng quy định pháp luật nhưng giờ công ty không cho e nghỉ vì lí do chưa tìm được người mới. Em và công ty đã ký hợp đồng 10 năm hiện em đã làm hết 1 năm. Vậy, nếu e vẫn nghỉ thì có phải bồi thường gì không ạ? Lý do không cho em nghỉ rất không hợp lý vì 30 ngày đó em đã bàn giao xong mọi công việc. 
     

     

     
    2990 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509494   05/12/2018

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


    vyvy2409 viết:

    Anh/chị cho em hỏi Em đã nộp đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày theo đúng quy định pháp luật nhưng giờ công ty không cho e nghỉ vì lí do chưa tìm được người mới. Em và công ty đã ký hợp đồng 10 năm hiện em đã làm hết 1 năm. Vậy, nếu e vẫn nghỉ thì có phải bồi thường gì không ạ? Lý do không cho em nghỉ rất không hợp lý vì 30 ngày đó em đã bàn giao xong mọi công việc. 

    Chào bạn! Nếu công ty bạn lấy lý do "chưa tìm được người mới" để từ chối lý do làm việc của bạn thì bạn có thể dẫn chiếu quy định tại Điều 37 BLLĐ năm 2012 để chứng minh lý do xin nghỉ việc là chính đáng và đã đảm bảo nghĩa vụ thông báo theo đúng quy định.

    Nếu công ty vẫn không đồng ý nhưng bạn vẫn nghỉ thì trường hợp này không được coi là Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo Điều 41 BLLĐ nên bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

    Thân ái!

     
    Báo quản trị |  
  • #509506   05/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    LS đã nói tới điều 37 BLLĐ thì cũng nên nhắc bạn ấy luôn là ở điều 37 có quy định là muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải thuộc 1 trong các trường hợp quy định. Nếu không thuộc 1 trong các trường hợp đó thì không thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ được.

    Một khi không thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ được thì NSDLĐ đồng ý cho nghỉ thì bạn ấy mới nghỉ được. Nộp đơn không tự động được đồng ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #509511   05/12/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Đối với hợp đồng xác định thời hạn, muốn xin nghỉ bạn phải được công ty đồng ý. Nếu bạn tự ý nghỉ sẽ là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường cho công ty một khoản do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá nửa tháng tiền lương của tháng liền kề. Trong trường hợp này không áp dụng thời hạn báo trước. Báo trước chỉ áp dụng đối với HĐ không xác định thời hạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #509542   06/12/2018

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


     

    tientaetae viết:
    Đối với hợp đồng xác định thời hạn, muốn xin nghỉ bạn phải được công ty đồng ý. Nếu bạn tự ý nghỉ sẽ là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường cho công ty một khoản do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá nửa tháng tiền lương của tháng liền kề. Trong trường hợp này không áp dụng thời hạn báo trước. Báo trước chỉ áp dụng đối với HĐ không xác định thời hạn.

     

    Chào bạn, với quan điểm của bạn, tôi xin đưa ra ý kiến phản biện như sau:

    Thứ nhất, không có quy định nào chỉ ra rằng: NSDLĐ phải đồng ý thì NLĐ mới được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với các HĐLĐ xác định thời hạn. Áp dụng Điều 37 BLLĐ năm 2012, tôi thấy rằng: chỉ cần thuộc một trong các trường hợp được pháp luật cho phép và thông báo trước đủ thời hạn nhất định là NLĐ sẽ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Việc đơn phương chấm dứt này là hợp pháp do đó không thể áp dụng khoản 1 Điều 43 BLLĐ năm 2012 buộc NLĐ phải bồi thường 1/2 tháng lương được.

    Thứ hai, điểm b khoản 2 Điều 37 BLLĐ  quy định về thời hạn báo trước đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu đó là hợp đồng xác định thời hạn là 30 ngày nên việc bạn nói" Báo trước chỉ áp dụng với HĐ không xác định thời hạn" là chưa chính xác!

    Thân ái!

    Cập nhật bởi luatmanhtin ngày 06/12/2018 02:08:13 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #509781   10/12/2018

    Bộ luật lao động hiện nay quy định hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Trường hợp này chị ký hợp đồng 10 năm là chưa phù hợp nên đây sẽ xem là hợp đồng không xác định thời hạn. Chị có thể báo trước 45 ngày và khi hết 45 ngày này chị có thể nghỉ mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu như sau 45 ngày mà chị không nghỉ thì xem như từ bỏ việc đơn chấm dứt hợp đồng.

     
    Báo quản trị |