Tội trộm cắp tài sản: thời điểm hoàn thành

Chủ đề   RSS   
  • #129467 10/09/2011

    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Tội trộm cắp tài sản: thời điểm hoàn thành

    Chào mọi người
    Trộm cắp tài sản là một tội phạm phổ biến, nhưng biểu hiện khách quan của loại tội này lại khá đa dạng, trong thực tiễn nhiều trường hợp phạm tội gay tranh cãi. 
    Về lý thuyết, tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi:
    - Vật nhỏ gọn được coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người, hành lý...
    - Vật cồng kềnh, kích thước lớn thì coi là chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.
    - Nếu vật chiếm đoạt được là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo vệ thì coi là chiếm đoạt được khi dịch chuyển tài sản ra khỏi khu vực bảo vệ.
    Tuy nhiên, thực tế, việc xác định thế nào là chiếm đoạt được lại đương tối khó khăn. Mình có một ví dụ như sau:
    A là hàng xóm nhà B, thấy nhà B ko có ai ở nhà, có chiếc xe máy để ở sân có cắm sẵn chìa khóa ở ổ khóa, A đã lấy xe máy đi:
    1. A đi được một đoạn thì bị B bắt giữ -> A phạm tội trộm cắp tài sản.
    2. A đi được một lúc rồi quay lại trả xe vào vị trí cũ -> A có phạm tội trộm cắp tài sản không?
    Giả sử ở trường hợp 1, A ko có ý thức chiếm đoạt mà chỉ muốn lấy xe đi 1 lúc rồi trả, đi được một đoạn thì bị bắt ->A có phạm tội trộm cắp tài sản không?
    Cảm ơn mọi người!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    49667 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    luathocvinh (15/10/2014) giodong_lkt1 (20/10/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #129523   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


        Tài sản thuộc quyền sở hữu của một ai đó xác định, trong trường họp này chủ chiếc xe là chủ sở hữu. Bị coi là trộm cắp tài sản khi Người lấy xe có hành vi lén lút đối với chủ tài sản đó. Vậy trong trường hợp trên, nếu người lấy xe lúc không có sự cho phép của chủ sở hữu, không có sự có mặt của chủ sở hữu thì bị coi là trộm cắp ts. 
        Nếu người đó lại trả về chỗ cũ thì vẫn coi là trộm cắp tài sản. Vì chỉ có chủ sở hữu lúc này mới có quyền cho mượn hay định đoạt ts. Không có sự cho phép thì coi như trộm cắp, không quan trong anh lấy xe làm gì.
    Nhưng cũng phải xét trên ý kiến của chủ ts, nếu không truy cứu thì không bị coi là trộm cắp còn không thì ngược lại.
    Vài dòng quan điểm

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129534   10/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào bạn caythongnoel.
    Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa người phạm tội với nhà nước, chứ không phải là quan hệ dân sự, nên không có sự thỏa thuận ở đây được. Nếu đã có tội, thì dù bị hại có không truy cứu, thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự - trách nhiệm với nhà nước chứ ko phải trách nhiệm với người bị hại.
    Nếu việc xác định đơn giản như bạn nói, thì có lẽ mình đã không nêu ra chủ đề này. Mình đang thụ lý một vụ án có tình huống tương tự, nên mình muốn đưa ra để mọi người cùng thảo luận.
    Mình lấy ví dụ nhé: Bạn đến nhà bạn của bạn chơi (tạm gọi là A), thấy A có chiếc điện thoại xịn (iphone chẳng hạn), bạn lấy điện thoại lên xem trong lúc không có ai ở đó, rồi cho luôn vào túi quần. Nếu A phát hiện, thì bạn có phạm tội trộm cắp tài sản không? Hoặc sau khi cho vào túi quần, lúc về bạn nhớ ra là vẫn cầm điện thoại của A và để trả lại cho A (trong lúc bạn ở đó, A không dùng gì đến điện thoại nên cũng không để ý) thì bạn có phạm tội trộm cắp tài sản không?
    Điều mình muốn nói ở đây là ý thức chủ quan của người phạm tội, người ta có ý thức chiếm đoạt hay không? vì tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi. Nếu không thỏa mãn về mặt chủ quan thì không coi là tội phạm được.
    Cập nhật bởi trachanh19 ngày 10/09/2011 12:40:29 CH thêm

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #129544   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


     Việc lấy trộm cắp tài sản chắc chắn là phải đạt mục đích gì đó. Còn chuyện trộm để làm gì thì không quan tâm. Việc bạn đưa ra ví dụ trên thì vẫn là tội trộm cắp, quan trọng là A có truy cứu việc này để đòi lại ts hay không thôi, vì bạn ko hề mượn hay có một thỏa thuận nào với chủ ts cả. Đồng ý là bạn quên không trả nhưng sự kiện lúc trước, tức là việc tôi bỏ vào túi quần lúc không ai biết, bị phát hiện nhưng tôi chưa trả lại, tức là tôi vẫn đang chiếm giữ trái phép ts đó. A mất điện thoại không phải là do chủ quan mà là do hành động lấy cắp của tôi. Tội phạm hoàn thành khi tôi lợi dụng lúc ko có ai thi bỏ vào túi, bị phát hiện hay không không quan trọng, quan trọng là tôi lấy cắp Đt rồi sau đó không trả lại.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129553   10/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào bạn. Có lẽ bạn là một thẩm phán!emoticon
    Mình chưa nói đến mục đích, mà mình chỉ nói đến hành vi khách quan xảy ra như vậy, nên cái mình muốn bàn luận ở đây là mặt chủ quan.
    Như mình nói ở trên, tội phạm phải thỏa mãn cấu thành tội phạm, bao gồm dấu hiệu về mặt chủ quan. Nếu bạn chỉ vì cầm điện thoại của A rồi bỏ quên vào túi mình mà bị coi là phạm tội thì thật oan uổng quá. 
    Và mình cũng đã nói, B không có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự với B, vì trong quan hệ hình sự thì A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với nhà nước, chứ không phải đối với một tổ chức, cá nhân nào đó!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    giodong_lkt1 (20/10/2011)
  • #129577   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


        HAi nhận định  bạn đưa ra không trùng khớp. Tôi quan tâm tới ý chí chủ quan của tội phạm ở tình huống trên tại thời điểm nhân vật tôi bỏ đt vào túi lúc không có ai, vậy lúc này đây anh ta hoàn toàn cố ý, rồi sau đó lại là một hành động khác là quên không bỏ lại, tôi vẫn quy vào tôi trộm cắp vì hành động bỏ quên kia không hề tác động ngược lại với hành động trước, mà nếu hoàn thành thì  việc quên như động tác thể hiện việc trộm cắp đã thành vậy.
        

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129611   10/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Mình không đưa ra nhận định nào cả,mình chỉ nêu tình huống. Còn bạn vẫn kết tội người ta, thì bạn thật chủ quan đấy!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #129627   10/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Tôi không bảo là quan điểm của tôi là đúng, nhưng  dựa vào tình huống bạn nêu để tôi đưa ra quan điểm thôi.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #129669   10/09/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người.

    Nếu nói về lý luận, thì trường hợp A ko có ý thức chiếm đoạt mà chỉ muốn lấy xe đi 1 lúc rồi trả, đi được một đoạn thì bị bắt đương nhiên không cấu thành tội phạm, vì không thỏa mãn dấu hiệu hành vi khác quan, đó là chiếm đoạt.

    Tuy nhiễn giữa lý luận và thực tiễn thì luôn có khoảng cách nhất định. Dù sự việc xảy ra đúng như vậy, nhưng nếu cơ quan điều tra vào cuộc, mà anh A không thể chứng minh được mình không có ý thức chiếm đoạt thì vẫn có thể bị truy cứu TNHS như thường, còn nếu chứng minh được mình không có ý thức chiếm đoạt thì đương nhiên không thể bị truy cứu TNHS về tội danh này. Tuy nhiên có thể xem xét về hành vi sử dụng trái phép tài sản.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #140859   19/10/2011

    haiau_phonui
    haiau_phonui

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Trả lời bạn như sau

    A không phạm tội nếu A đã thực hiện hành động trả lại vị trí cũ trước khi bị bắt/
    A phạm tội nếu A chưa trả lại vị trí cũ mà bị bắt Thì A vẫn phạm tội trộm cắp tài sản  ( còn ý thức chiếm đoạt tài sản có trước hay có sau thời điểm phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc đối với tội trộm cắp tài sản DD138 BLHS)
    trên thực tế để chứng minh người phạm tội có ý thưc chiếm đoạt tài sản hay không là hết sức khó khăn nên trong trường hợp này là như vậy

    sống vui sống khỏe sống có ích 0978454946

     
    Báo quản trị |  
  • #141441   20/10/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Đề bài: A là hàng xóm nhà B, thấy nhà B ko có ai ở nhà, có chiếc xe máy để ở sân có cắm sẵn chìa khóa ở ổ khóa, A đã lấy xe máy đi:

    1. A đi được một đoạn thì bị B bắt giữ -> A phạm tội trộm cắp tài sản.
    2. A đi được một lúc rồi quay lại trả xe vào vị trí cũ -> A có phạm tội trộm cắp tài sản không?

    Giả sử ở trường hợp 1, A ko có ý thức chiếm đoạt mà chỉ muốn lấy xe đi 1 lúc rồi trả, đi được một đoạn thì bị bắt ->A có phạm tội trộm cắp tài sản không?

    Quan điểm của tôi:
    - Các tội trong chương sở hữu nơi chung và  Điều 138 nói riêng,mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc.

    - Thực tế  có như thế nào thì cũng dựa trên cơ sở này thôi:  Hành vi đã thực hiện rồi, nếu chứng minh được ý thức chủ quan là chiếm đoạt tài sản giá trị đủ định lượng (ở tội 138 là từ 2 triệu đồng trở lên) thì có tội.

    - Cả ba trường hợp  bạn đưa ra, nêu bạn chứng minh được A có ý thức chiếm đoạt tài sản thì kết tội được, ngược lại khó mà khởi tố, truy tố được.

    Còn chứng minh ý thức đó như thế nào? đó là vấn đề nghiệp vụ và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Không có chuyện A phải chứng minh  mình vô tội... (Điều 10-BLTTHS)

    Điều 10. Xác định sự thật của vụ án

    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    Tôi nghĩ cho tôi gặp A thì  tôi mới xác định được.
    Đôi lời trao đổi.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/11/2011 01:45:18 CH Cắt bỏ phần lỗi

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #141446   20/10/2011

    giodong_lkt1
    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


        hihi,đúng là trách nhiệm phải chứng minh không thuộc về bị can,bị cáo,nhưng họ có quyền mà đúng không?
    khi đứng trước nguy cơ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt thì có ai lại để bèo dạt mây trôi,tới đâu thì tới đâu bạn.
        ở đây nếu ta là người bảo vệ quyền và lợi ích cho A thì đương nhiên ta phải cố gắng mà chứng minh rồi.Tình huống chị trachanh đưa ra quả thực rất hay nó giúp em nhận ra mình phải nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nữa.cám ơn chị nhiều nha!
    Cập nhật bởi giodong_lkt1 ngày 20/10/2011 09:08:16 CH

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giodong_lkt1 vì bài viết hữu ích
    trachanh19 (26/10/2011)
  • #148092   17/11/2011

    nonamearmy
    nonamearmy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần



    Về lý thuyết, tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi:
    - Vật nhỏ gọn được coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người, hành lý...
    - Vật cồng kềnh, kích thước lớn thì coi là chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.
    - Nếu vật chiếm đoạt được là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo vệ thì coi là chiếm đoạt được khi dịch chuyển tài sản ra khỏi khu vực bảo vệ.
    bạn vui lòng cho biết "Về lý thuyết, tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi:..." là căn cứ theo văn bản pháp luât nào?. Thankiu...
    Cập nhật bởi nonamearmy ngày 17/11/2011 10:06:50 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #148300   17/11/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào nonamearmy
    Rất cảm ơn vì bạn góp ý vào 1 chủ đề mà mình đã lập cách đây lâu rồi. Nhưng ở đây mình ko bàn về lý thuyết bạn ah, mà thực tế mới là những điều đáng nói!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #148881   20/11/2011

    nonamearmy
    nonamearmy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Trachanh19 thân! 
    Bản thân tôi là người gắn bó với luật, đại khái cũng đang góp phần xây dựng "nhà nước pháp quyền xhcn:D cười nhăn răng" nên k thể nói mồm mà phải có căn cứ mới đc. Tôi đã đọc bài của bạn trc đây rất lâu. Trong thời gian wa đã lục lại những văn bản pháp luật mà tiếc là chưa tìm thấy. Nếu bạn biết có văn bản nào qui định như thế xin vui lòng chỉ giáo.
    Còn về phần quan điểm cá nhân tôi nhất trí với bạn VÌ ĐƠN GIẢN LÀ THẦY GIÁO DẠY THẾ!
    Cảm ơn vì đã đọc và trả lời tôi!
    Chúc bạn có nhiều sức khỏe và có những bài luận hay!
    Cập nhật bởi nonamearmy ngày 20/11/2011 06:29:18 CH 20/11
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nonamearmy vì bài viết hữu ích
    trachanh19 (22/11/2011)
  • #149332   22/11/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    nonamearmy viết:
    Trachanh19 thân! 
    Bản thân tôi là người gắn bó với luật, đại khái cũng đang góp phần xây dựng "nhà nước pháp quyền xhcn:D cười nhăn răng" nên k thể nói mồm mà phải có căn cứ mới đc. Tôi đã đọc bài của bạn trc đây rất lâu. Trong thời gian wa đã lục lại những văn bản pháp luật mà tiếc là chưa tìm thấy. Nếu bạn biết có văn bản nào qui định như thế xin vui lòng chỉ giáo.
    Còn về phần quan điểm cá nhân tôi nhất trí với bạn VÌ ĐƠN GIẢN LÀ THẦY GIÁO DẠY THẾ!
    Cảm ơn vì đã đọc và trả lời tôi!
    Chúc bạn có nhiều sức khỏe và có những bài luận hay!

    Khi mình đi học thì thầy cũng ko dạy thế đâu bạn ah. Đây là một vấn đề thực tiễn mình rút ra khi mình giải quyết một vụ án thôi. Mình cảm thấy luật quy định về các trường hợp "được coi là đã chiếm đoạt được" nhiều khi không đúng trong thực tiễn nên mới đưa ra để mọi người cùng thảo luận thôi!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #148993   21/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ, bạn tìm đâu ra những văn bản pháp luật như vậy. Nhưng vấn đề mà #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">trachanh19 đưa ra thuộc về mặt lý luận của khoa học luật hình sự và được đúc rút từ tổng kết thực tiễn công tác xét xử thôi. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    trachanh19 (22/11/2011)
  • #149481   22/11/2011

    nonamearmy
    nonamearmy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn đã wa thực tiễn?vậy mà tôi cứ ngỡ bạn là sinh viên kia đấy. Thực ra thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ có ý nghĩa khi xét tới đồng phạm và một số trường hợp khác. Bản thân tôi làm điều tra mà cho tới thời điểm này vấn đề chúng ta đang bàn thật sự lả không có ý nghĩa lắm đối với công việc. Quả thật đối với bản thân tôi, tôi xem đây là lý luận mà chúng ta cần mổ xẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #149483   22/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    nonamearmy viết:
    Bạn đã wa thực tiễn?vậy mà tôi cứ ngỡ bạn là sinh viên kia đấy. Thực ra thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ có ý nghĩa khi xét tới đồng phạm và một số trường hợp khác. Bản thân tôi làm điều tra mà cho tới thời điểm này vấn đề chúng ta đang bàn thật sự lả không có ý nghĩa lắm đối với công việc. Quả thật đối với bản thân tôi, tôi xem đây là lý luận mà chúng ta cần mổ xẻ


    Nhờ anh bạn làm điều tra xem hộ lại chỗ này. Chế định đồng phạm liên quan gì đến thời điểm tội phạm hoàn thành???
    Tiện đây cũng nhờ bác BachThanhDC có tài liệu hay bài viết gì về "tội phạm kết thúc" cho em nghiên cứu  thêm, chỗ này đôi khi em còn mù mờ.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149624   23/11/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    nonamearmy viết:
    Bạn đã wa thực tiễn?vậy mà tôi cứ ngỡ bạn là sinh viên kia đấy. Thực ra thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ có ý nghĩa khi xét tới đồng phạm và một số trường hợp khác. Bản thân tôi làm điều tra mà cho tới thời điểm này vấn đề chúng ta đang bàn thật sự lả không có ý nghĩa lắm đối với công việc. Quả thật đối với bản thân tôi, tôi xem đây là lý luận mà chúng ta cần mổ xẻ

    Có lẽ bạn nonamearmy chưa phải điều tra vụ án nào có tình huống như mình nêu rồi, vì thế nên bạn mới nói vấn đề chúng ta đang bàn luận không có ý nghĩa lắm đối với công việc. Nếu không qua thực tiễn thì có lẽ mình cũng ko đặt ra vấn đề này đâu. 

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149498   22/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào duyhieunt!

    Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ luật học" thì tội phạm kết thúc được giải thích là:

    "Hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế.

    Việc chấm dứt này có thể do chủ thể đã đạt được mục đích hoặc do đã tự ý dừng lại hoặc vì lý do khách quan mà không thực hiện tiếp được. So với thời điểm tội phạm hoàn thành thì thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước, cùng hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành. Việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc và phân biệt nó với thời điểm tội phạm hoàn thành có ý nghĩa đối với việc áp dụng một số chế định của luật hình sự như chế định đồng phạm, chế định phòng vệ chính đáng cũng như chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề còn có thể tham gia tiếp là người đồng phạm hay không cũng như còn có thể phòng vệ chính đáng được hay không không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành mà phụ thuộc vào thời điểm tội phạm kết thúc. Tương tự như vậy thời diểm để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm tội phạm kết thúc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các tội kéo dài".


    Trong diễn đàn có một số bài viết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/giai-doan-thuc-hien-toi-pham-44210.aspx

    Thân ái!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/11/2011 11:22:48 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    duyhieunt (23/11/2011)