tội danh có thay đổi hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #224771 07/11/2012

    meoden93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    tội danh có thay đổi hay không?

    mọi người cho mình hỏi vấn đề này nhé!

    A do hiếu kì đã leo lên chiếc máy cày đậu trước sân nhà ông K nổ máy chơi không may máy nổ, A lúng túng làm cho máy cày chuyển động và đã đâm phải đám trẻ con đang chơi cạnh đó khiến 2 em bé bị cán chết. Vậy A có phải đã phạm tội vô ý làm chết người hay k? Nếu như thay địa điểm chiếc máy cày k phải là trước cửa nhà ông K nữa mà là đậu ở ven đường làng thì tội danh của A thay đổi như thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng nếu địa điểm là ở ven đường như vậy thì có thể anh A sẽ phải chịu trách nhiệm về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" quy định tại điều 202 BLHS cụ thể là ở khoản 2 điều 202. Tuy nhiên mình thấy thắc mắc k biết máy cày có phải là "phương tiện giao thông đường bộ" hay không mà lại là phạm tội này?

    Theo ý kiến của mình thay đổi địa điểm của chiếc máy cày trong trường hợp này không làm thay đỏi tội danh của A là vô ý làm chết người

     
    16607 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn meoden93 vì bài viết hữu ích
    tianmimi (05/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #224798   07/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Tôi xin trao đổi với bạn như sau:

    1/ Nếu A từ đủ 14 tuổi trở lên, thì theo tôi hành vi trên phạm vào Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 2 điều 202 BLHS dù đó là địa điểm trong sân hay ven đường .(Ý kiến của bạn là không phù hợp)

    2/ Máy cày là phương tiện giao thông đường bộ.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    cuongnguyendhlhn (31/03/2013)
  • #224804   07/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào anh KhacDuy25 !

    Trong đề bài bạn meoden93 có nêu "A do hiếu kì đã leo lên chiếc máy cày" Theo e nghĩ thì nếu có thay đổi địa điểm đặt chiếc máy cày ở ven đường thì cũng không thay đổi tội danh của A chứ ạ. Vì A do hiếu kì mà lúng túng làm máy cày chuyển động chứ có phải chủ định của A là điều khiển phương tiện giao thông đâu. 

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    tianmimi (19/04/2013)
  • #224815   07/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào em Thắng!

    Theo chủ đề nêu là do A "hiếu kỳ" nhưng hành động của A "làm cho máy cày chuyển động và đâm phải đám trẻ con" đã cho thấy rằng lúc này A đã chủ động (làm cho máy cày chuyển động) điều khiển xe và đã vi phạm quy định tại điều 202 BLHS. 

    Thì như trên anh cũng bảo là "dù ở trong sân hay ven đường" cơ mà? 

    Thân !

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #224823   07/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    KhacDuy25 viết:

    Chào em Thắng!

    Theo chủ đề nêu là do A "hiếu kỳ" nhưng hành động của A "làm cho máy cày chuyển động và đâm phải đám trẻ con" đã cho thấy rằng lúc này A đã chủ động (làm cho máy cày chuyển động) điều khiển xe và đã vi phạm quy định tại điều 202 BLHS. 

    Thì như trên anh cũng bảo là "dù ở trong sân hay ven đường" cơ mà? 

    Thân !

    Vâng !. E hiểu rồi. Hihi. Thank bác.

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #224990   08/11/2012

    phamhuyenhlu93
    phamhuyenhlu93

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    theo em thì điều 202 quy định tội xâm phạm an toàn công cộng, như vậy thì ở sân nhà đâu phải là nơi công cộng mà có thể nói trường hợp này cũng phạm tội thuộc điều 202 được. nếu coi những chỗ nào đông người là nơi công cộng thì trong nhà mà nhiều người thì cũng là nơi công cộng ạ?

    Em đồng ý với quan điểm A phạm tội theo điều 202 trong trường hợp chiếc máy cày đỗ ngoài đường làng. Em nghĩ máy cày cũng là phương tiện giao thông đường bộ, tuy nó không đc quy định rõ trong luật giao thông đường bộ nhưng nó là một loại phương tiện cơ giới tương tự như máy kéo,...

    À mà đường làng có là đường bộ không nhỉ?

    em chỉ nêu quan điểm của mình như vậy, mong mọi người đóng góp ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamhuyenhlu93 vì bài viết hữu ích
    tianmimi (19/04/2013)
  • #225042   08/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào em Phạm Huyền HLU 93

    Vậy theo em, 1 người đang điều khiểu xe ô tô vi phạm tốc độ sau đó bị mất lái và xe chuyển hướng vào tông thẳng 1 nhà người dân bên cạnh, hậu quả là 1 người chết. Như vậy, địa điểm xảy ra tai nạn là trong nhà chứ không còn ngoài sân như em nói - Thì theo em người này vi phạm Điều nào?

    Theo khoản 1 điều 3 Luật GTĐB năm 2008 thì:

     

    1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.(tức là không phải là đường thủy, đường không, đường sắt)

    Như vậy, đường làng là đường bộ đó em.

    Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #225133   09/11/2012

    ChemBao
    ChemBao

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 237
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bác KhacDuy25

    Trường hợp xe máy khi đang lưu thông rồi mất lái thì đúng là vi phạm điều 202 Nhưng ở đây chiếc máy cày dựng sẵn ở sân nhà và khi lưu thông cũng chỉ ở trong phạm vi sân nhà đó thì có áp dụng được điều 202 không ạ? hai phạm trù khác nhau mà bác;-)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChemBao vì bài viết hữu ích
    phamhuyenhlu93 (13/11/2012)
  • #225162   09/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ôi không! Sao trường hợp này lại phạm vào tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 BLHS được.

    Trước hết thì máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ quy định tại điểm 17 (được cụ thể hóa tại các điểm 18 và 19) Điều 3 Luật GTĐB, mà nó là xe máy chuyên dùng (cụ thể là xe máy nông nghiệp) quy định tại điểm 20.

    Thứ hai là khoản 1 Điều 202 BLHS quy định: "Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại....". Có nghĩa là người điều khiển phương tiện phải vi phạm quy định về an toàn GTĐB thì mới có thể cấu thành tội này.

    Ở trường hợp thứ nhất, chưa nói đến việc máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ. Mà ngay cả khi nó là chiếc ô tô thì cũng không cấu thành tọi này được, vì nó đang ở trong sân thì làm sao có thể vi phạm quy định về an toàn GTĐB được. 

    Ở trường hợp thứ 2, khi địa điểm là ở ven đường làng thì cũng không cấu thành tội theo Điều 202 BLHS được. Bởi vì trong trường hợp đó máy cày đã tham gia giao thông đường bộ, đã vị phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, nhưng máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ. Điều luật quy định là "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" chứ không phải quy định là "Người nào điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" nên xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ, có vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả chết người thì cũng không phạm tội này.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #226120   13/11/2012

    phamhuyenhlu93
    phamhuyenhlu93

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    (Anh) ChemBao đã giải thích giùm em câu hỏi của anh KhacDuy rồi ạ. Còn theo (anh) BachThanh thì máy cày là xe máy nông nghiệp ạ, anh có thể đưa ra căn cứ cụ thể được không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #226137   13/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    phamhuyenhlu93 viết:

    (Anh) ChemBao đã giải thích giùm em câu hỏi của anh KhacDuy rồi ạ. Còn theo (anh) BachThanh thì máy cày là xe máy nông nghiệp ạ, anh có thể đưa ra căn cứ cụ thể được không ạ?

    Cái này chúng ta phải đọc các khoản 17, 18, 19, 20 Điều 3 Luật GTĐB để tự hiểu thôi em. Chiếc máy cày sử dụng vào mục đích cày nương cày ruộng thì sao nó có thể là phương tiện giao thông đường bộ được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #226306   13/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Ôi không! Sao lại như vậy được hả anh?

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

     

    17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

    ...

    20. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

    21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

    22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

    23. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

    Căn cứ Bộ luật Hình sự:

     

    Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) ...

    ...

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008

     

    Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

    1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

    2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:

    a) Đăng ký xe;

    b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

    c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.

    Ta phân tích: "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"

    Với những căn cứ trên, thì rõ ràng máy cày là xe máy chuyên dùng. Và nó là phương tiện, theo Luật GTĐB thì phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm: Xe cơ giới, xe thô sơ, xe chuyên dùng. Căn cứ điểm 23 khoản 3 luật này thì: "điều khiển phương tiện", thì theo đó ta hiểu là điều khiển xe máy chuyên dùng (máy cày) trong TH trên (1)

    "giao thông" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: "Việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở". (2)

    "đường bộ"  gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Theo từ điển tiếng Việt thì đường bộ là "Đường đi trên đất liền". Theo đó thì trong sân hay ven đường làng cũng là đường bộ(3)

     "quy địnhở đây là căn cứ điểm b khoản 2 điều 62 Luật GTĐB (hành vi lúng túng do hiếu kỳ mà chủ đề nêu, có thể khẳng định rằng A không đủ điều kiện quy định tại điều này, dẫn đến "Vi phạm" điểm a, đ khoản 2 điều 202 BLHS. Hậu quả là làm chết 2 người. (4)

    Từ những căn cứ trên KD thấy rằng A có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 202 BLHS.

    (Trong thực tế, vừa qua VKS ND huyện LH đã truy tố Võ Minh X về Tội vi phạm quy định về điều kiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo cáo trạng nêu, X lái xe máy cày, có cột trước đầu máy cày 01 cây xanh (cảnh) chở thuê cho H, lúc này trời tối và xe máy cày không có đèn. Khi máy cày đang giao thông thì bỗng nhiên K điều khiển xe gắn máy tông vào đầu máy cày và chết tại chỗ (xe máy cũng không có đèn) khi tông phải thì xe máy cày đi đúng làn đường của mình. Theo đó VKS truy tố X theo khoản 1 điều 202 BLHS.

    KD cảm ơn anh đã trao đổi. Thân !

     

     

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 14/11/2012 07:59:21 SA

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    cuongnguyendhlhn (31/03/2013) tianmimi (19/04/2013)
  • #226384   14/11/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Thêm ý kiến thứ 3 đây .

    Đồng ý với Bác BachThanh ở điểm gây tai nạn trong sân nhà thì không thể xem là vi phạm điều 202. Bởi vì đây không thể xem là đường bộ dùng trong giao thông công cộng. Sân nhà tôi, tôi muốn đi ngược, đi xuôi, để vật chắn đường là quyết định của tôi và mọi "giao thông" ở đó là do tôi quyết định (không phải tuân theo các quy định về giao thông đường bộ). Nguyên tắc này cũng áp dụng cho đường nội bộ của các công ty, xí nghiệp.

    Nhưng nếu chuyển sang đường làng thì vấn đề đã khác, đó là đường dùng cho giao thông công cộng do đó phải tuân thủ theo các quy định về giao thông công cộng do nhà nước ban hành.

    Vấn đề còn lại là máy cày có phải là phương tiện giao thông hay không. Đúng là về chức năng nguyên thủy của máy cày thì máy cày không phải được dùng cho việc chuyên chở người, hàng hóa khi giao thông nhưng ở một số địa phương thì nó lại được dùng vào việc ấy. Chính vì thế mà ở một số địa phương vẫn truy tố người điều khiển máy cày khi sử dụng vào mục đích giao thông, nếu gây tai nạn. Cụ thể bạn có thể xem đường link sau:

    http://vksdaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1286&Itemid=376

    Hà hà chúc mọi người có ý kiến phản bác vui vẻ.

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (15/11/2012) KhacDuy25 (14/11/2012) tianmimi (19/04/2013)
  • #226465   14/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Sau khi suy nghĩ lại và đọc kỹ lại để bài thì quan điểm của tôi về bài tập này có chút thay đổi. Tức là không xử A theo tội phạm tại Điều 202 BLHS. 

    Trường hợp ở trong sân nhà thì xin phép không bàn thêm nữa.

    Còn trường hợp, máy cày ở đường làng thì xin có một số ý kiến như sau:

    Nếu như theo Luật giao thông đường bộ 2008 và Bộ luật hình sự thì rõ ràng là không thể truy cứu TNHS theo Điều 202 BLHS vì máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ. Đó là quan điểm thứ nhất.

    Quan điểm thứ hai thì cho rằng, máy cày là phương tiện giao thông đường bộ. Quan điểm này đcho rằng, người điều khiển xe máy chuyên dùng cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn GTĐB. Nếu người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn GTĐB gây tai nạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202. Trong thực tiễn, quan điểm thứ hai được nhiều người cho là hợp lý và được vận dụng nhiều hơn như trong ví dụ của  đã nêu. Tôi cũng đồng ý với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, từng hoàn cảnh mà áp dụng điều nào cho phù hợp. Vì khi ta định tội nào thì nó phải thể hiện được rõ nhất hành vi và bản chất của tội phạm.

    Về điều 202 BLHS, Các dấu hiệu cấu thành tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ gồm: Chủ thể phải là người điều khiển phương tiện giao thông. Hành vi khách quan: vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Hậu quả: thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác...

    Về mặt khách quan của tội phạm: Anh A " nổ máy chơikhông may máy nổ làm máy cày chuyển động". Xét về bản chất của hành vi, thì hành động A nổ máy không nhằm mục đích là điều khiển PTGT, tức là muốn lái chiếc máy cày từ nơi này sang nơi khác. Do đó, không thể coi A điều khiển PTGT trong trường hợp này được.

    Về lỗi của A, Lỗi của A đây là lỗi vô ý. Theo điều 10 BLHS. Do đó, chủ thể của tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Không phải là 14 tuổi trở lên như anh KhacDuy25 nói. Vì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (Điều 12 BLHS).

    Như vậy, theo tôi thì Trường hợp này nên xét A vào tội Vô ý làm chết người theo Điều 98 BLHS. Vì Điều này mới thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất bản chất và hành vi của A.

    Xin đưa ra 1 ví dụ thực tiễn mà toàn án đã xử tội người này về tội vô ý làm chết người, có thật trong thực tế: 

    Vào lúc trưa khoảng 12h ngày 30/06/20XX,Nguyễn Văn A-tài xế ( 35 tuổi ) xe ô tô Tải Ben,cùng phụ xế là Nguyễn Văn B ( 20 tuổi ) cho xe Ben dừng ( đậu ) cách lề khoảng 1.5 mét đường,( TỨC ĐẬU SÂU VÀO LỀ PHẢI ĐƯỢC 1.5 MÉT )và đậu cách xe phía trước khoảng 2 mét là xe ô tô tải ( 50 tấn ) cũng đang dừng để vào quán ăn cơm trưa.

    "Khi Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B ăn cơm xong.Phụ xế Nguyễn Văn B lên xe Ben trước và ngồi vào vị trí GHẾ PHỤ XẾ ( LƠ XE ),riêng tài xế Nguyễn Văn A vì trả tiền cơm nên A đi ra xe sau,và A đi ngang phía trước đầu xe Ben,LIỀN LÚC NÀY PHỤ XẾ NGUYỄN VĂN B VÌ Ý ĐỊNH SẼ NỔ MÁY XE TRƯỚC ĐỂ XE CÓ HƠI,RỒI CHỜ A LÊN CHẠY NÊN B CŨNG ĐÃ THÒ TAY BẬC CÔNG TẮC XE BEN,VÌ XE CÒN SỐ NÊN XE BEN CHẠY TỚI PHÍA TRƯỚC VÀ ĐỤNG MẠNH VÀO A ,LÀM A BỊ ÉP GIỮA XE BEN VÀ PHÍA ĐUÔI XE TẢI ( 50 TẤN ) VÀ XE BEN CŨNG TẮC MÁY LIỀN ĐÓ.Lúc này,quần chúng nhân dân LA LÊN thì B mở cửa xe chạy xuống đất thì mới thấy A bị kẹt ép giữa 2 xe.LÚC NÀY,B CHẠY VÒNG RA SAU XE BEN VÀ LEO LÊN GHẾ TÀI XẾ XE BEN ĐỀ MÁY LÙI LẠI PHÍA SAU ,LÚC NÀY NGUYỄN VĂN A MỚI BỊ RỚT RA.VÀ A ĐÃ CHẾT LIỀN SAU ĐÓ."

    Trân trọng.

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (14/11/2012) BachThanhDC (16/11/2012) KhacDuy25 (20/11/2012) tianmimi (05/04/2013) thuan.123 (20/11/2012)
  • #226512   14/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Tôi thì vẫn giữ nguyên quan điểm là máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ. Do vậy dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, người điều khiển máy cày tham gia giao thông đường bộ, gây hậu quả nghiêm trọng cũng không thể cấu thành tội "Vi phạm quy định về ddiefu khiển khiển phương tiện giao thông đường bộ".

    Vì sao quan điểm của tôi lại như vậy thì tôi cho rằng lập luận của tôi ở bài viết trước đã tương đối đầy đủ. Ở bài viết này tôi chỉ đề cập đến quan điểm của các bạn, kể cả quan điểm của VKS mà Khắc Duy và anh Hồng Hải đã nêu trong bài viết của mình.

    - Về quan điểm của Khắc Duy:

    KD đã viện dẫn quy định của pháp luật về" "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ", "Người tham gia giao thông", "Người điều khiển phương tiện" và một số quy định khác của BLHS, Luật GTĐB để từ đó có sự thay đổi về kết luận máy cày là xe máy chuyên dùng chứ không phải là phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời viện dẫn thêm một số giải thích về từ ngữ của Từ điển tiếng Việt để khẳng định hành vi của A được nêu trong topic cấu thành tội "Vi phạm quy định về điều khiển khiển phương tiện giao thông đường bộ".

    Việc khẳng định máy cày không phải là phương tiện giao thông đường bộ tôi không có ý kiến gì, vì quan điểm của tôi cũng đồng nhất như vậy. Nhưng việc dựa vào những cơ sở trên để cho rằng A phạm tội theo Điều 202 BLHS thì tôi không đồng ý. Bởi các lẽ sau:

    - Máy cày là xe máy chuyên dùng, đồng thời nó cũng là phương tiện. Nhưng chắc chắn nó không phải là phương tiện giao thông đường bộ mà chỉ là phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi nó tham gia vào việc lưu hành trên đường bộ. Trong khi điều 202 quy định chủ thể là "Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" chứ không phải là "Người ddiefu khiern phương tiện tham gia giao thông đường bộ". Việc Khắc Duy đánh dấu màu đỏ cụm từ "điều khiển phương tiện" trong tên gọi của tội danh đầy đủ là "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" đã vo tình làm cho việc hiểu tội danh này bị khác đi. Vì rõ ràng đối tượng tác động của tội phạm này cụ thể là "phương tiện giao thông đường bộ", chứ không phải là "phương tiện" nói chung.

    "giao thông" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: "Việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở". Xin khẳng định ngay máy cày không phải là phương tiện chuyên chở.

    "đường bộ"  gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Theo từ điển tiếng Việt thì đường bộ là "Đường đi trên đất liền". Theo đó thì trong sân hay ven đường làng cũng là đường bộ. Đúng đường bộ là đường đi trên đất liền, chứ không thể là trên biển hay trên không được. Nhưng vì thế mà cho rằng trong sân cũng là đường bộ thì hoàn toàn sai lầm. Pháp luật không cần phải giải thích điều này, mà bất cứ ai cũng có thể thấy sân không thể là đường bộ. Nếu suy luận như vậy thì trong nhà, trong gara ô tô... cũng có thể là đường bộ nếu phương tiện giao thông vận hành ở trong đó.

    Chung quy lại, điều luật đã quy định rõ "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ...". Do vậy chỉ khi phương tiện mà người điều khiển là phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây ra những thiệt hại như quy định tại Điều 202 BLHS thì mới đủ yếu tố để cấu thành tội này. Còn nếu không thì tùy từng trường hợp cụ thể mà nó có thể cấu thành tội "Vi phạm quy định về an toàn ở những nơi đông người" theo Điều 227 BLHS hoặc tội "Vô ý làm chết người" theo Điều 98 BLHS.

    - Vụ án mà anh Hồng Hải đưa ra thì việc VKS K'Rông Ana khởi tố Trần Văn Thể về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiejn giao thông đường bộ" là đúng. 

    Bởi vì theo nội dung vụ án được tóm tắt thì Thể điều khiển máy cày chở vợ ngồi trên thùng xe. Như vậy tuy bài báo viết nó là chiếc máy cày, nhưng thực chất nó là chiếc máy kéo chứ không phải là máy cày. Vì ai cũng biết máy cày có thể chuyển đổi chức năng thành máy kéo. Khi cày ruộng thì nó chỉ gồm đầu máy và gắn giàn lưỡi cày vào, còn khi tháo giàn lưỡi cày ra và gắn thùng xe vào thì nó trở thành máy kéo. Và theo quy định tại điểm 18 Điều 3 Luật GTĐB thì máy kéo là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nên việc Thể bị truy tố theo Điều 202 BLHS là đúng.

    Còn vụ án mà khắc Duy nêu không được cụ thể lắm nên khó có thể đưa ra ý kiến. Nếu tại thời điểm xảy ra tai nạn giữa Võ Minh X và K, chiếc máy cày của X dã tháo đi giàn lưỡi và gắn thùng xe vào thì việc truy tố của VKS huyện LH là đúng. Còn nó vẫn gắn nguyên giàn lưỡi cày chứ không phải là thùng xe thì tôi không đồng ý với quan điểm truy tố của VKS.

    Trân trọng!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #227016   16/11/2012

    BaoDongHlu
    BaoDongHlu

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Như quan điểm của các anh chị đưa ra như vậy thì A này phạm tội gì trong trường hợp máy cày đậu ven đường làng. Mà máy cày lại không phải phương tiện giao thông đường bộ. không lẽ A lại vi phạm Điều 227 BLHS ah. anh chị cho e ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #227018   16/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Ở đây là Điều 98 BLHS nhé bạn !

    Bạn đọc kỹ lại bài của anh BachThanhDC ấy.

    Thân.

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #227773   20/11/2012

    quandt010193
    quandt010193

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn, thực ra không phải cứ căn cứ luật là chính xác, luật đôi lúc cũng có chỗ thiếu sót. Ở đây mình thấy điểm mấu chốt mà mọi người đang phân vân liệu máy cày có phải là "phương tiện giao thông"hay là "phương tiện tham gia giao thông" (phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng-Điều 3 LGTDB). Các bạn cần hiểu xe chuyên dùng là xe có mục đích khác chứ không fải để đi, đi chỉ là mục đích phụ nên các loại này thường đi rất chậm. Các loại máy kéo, xe rơ moóc...ltrong phương tiện giao thông dg bộ lại là xe dùng cho cả 2 mục đích nên vừa có thể đi nhanh và vừa dùng cho mục đích khác), chúng khác nhau ở điểm đấy. Vì vậy mà mình đồng ý  với anh bachthanh ở trên, máy cày thuộc xe máy chuyên dùng.

    Tuy nhiên thì đọc trong giáo trình hsu 2 đại học luật HN trang197 thì các thầy cô mình lại gộp chung phương tiện giao thông đường bộ đã bao gồm cả xe máy chuyên dùng. Như vậy là đã có sự mâu thuẫn trong cách giải thích từ ngữ. Hơn thế nữa là các quy định LGTDB điều chỉnh với  tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nên nếu Luật hình sự trên tinh thần LGTDB mà ra quy định 202 này thì cũng cần hiểu theo nghĩa rộng là các phương tiện tham gia giao thông đg bộ. Nên theo mình thấy Điều 202 chưa chuẩn xác về mặt từ ngữ lắm. Vì thế mình vẫn cho rằng A phạm tội 202 

    Ngoài lề tí:D: vì đây chỉ là một bt cho sv nên mình cũng k nghĩ là thầy cô đánh đố đến mức mà chúng ta phải tranh luận kinh zợ. Sân nhà mà là đường bộ thì nghe hơi vô lí nếu k muốn nói là....^^

    Cập nhật bởi quandt010193 ngày 20/11/2012 12:20:53 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #228037   20/11/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    KD cảm ơn anh BachThanhDC, anh Unjustice và thangtiensinh đã trao đổi!

    Tuy nhiên, KD vẫn giữ nguyên quan điểm xe máy cày là phương tiện được phép giao thông ở trên đường bộ và nó là xe máy chuyên dùng theo quy định của LGTĐB. Và trong sân là đường bộ (ta có thể đi bộ, chạy bộ được. . .), chứ không thể là đường thủy hay đường không được. Ta nên hiểu rằng không phải đường ngoài phố mới được xem là đường bộ, mà trong khu vực sân, phương tiện có thể giao thông được.

    Vụ án mà KD nêu thì phương tiện là xe máy cầy (chỉ có đầu xe, không có thùng phía sau) có gắn 2 khung sắt tự chế ở phía trước đầu xe và phía sau bánh xe lớn dùng để cột 2 bao phân/gốc cây. Và  vụ án này Bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Trong tình huống trên thì KD vẫn giữ nguyên quan điểm là phải căn cứ Điều 202 BLHS.

    Thân ái!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #228215   21/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào Khắc Duy!

    Có ai nói là máy cày không được phép tham gia giao thông đường bộ đâu. 

    Việc xác định tội danh thì nó thuộc về quan điểm. Nhưng vấn đề là ở chỗ mình lý luận như thế nào để đủ sức thuyết phục, chứ không phải là dựa vào một vài vụ án đã xét xử để khẳng định. Vì bản án có thể không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng mai sau vẫn có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu nói về vụ án thì ở chỗ anh đã từng gặp một vụ mà VKS truy tố người lái máy xúc đất theo khoản 1 Điều 202 khi nó đang tham gia giao thông gây chết người. Trả hồ sơ thì VKS không thay đổi nên Tòa đã tuyên bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 98. Vụ án bị VKS cùng cấp kháng nghị phúc thẩm, nhưng VKS cấp tỉnh rút kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án dã có hiệu lực từ khá lâu nhưng ai dám chắc sau này nó không bị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Còn em cho rằng trong sân cũng là đường bộ thì có lẽ phải xem xét lại. Anh tin chắc rằng cả diễn đàn này không có ý kiến thứ 2 đồng ý với em. Bởi không phải cứ chỗ nào phương tiện có thể đi lại được thì đều gọi là đường. Ví dụ như ở các khách sạn lớn, hay kể cả một nhà dân thường xây dựng tầng hầm làm nơi đỗ xe. Thậm chí một số tòa nhà lớn còn xây dựng nó ở trên sân thượng. Vậy những nơi đó cũng gọi là đường bộ sao.

    Hay như em lập luận sân cũng là đường bộ vì ta có thể đi bộ, chạy bộ được. Nếu lập luận thế này thì mái nhà, trong nhà, mui xe ô tô, nóc toa tàu, cống thoát nước... hay thậm chí là một sơi dây cáp cũng có thể coi là đường bộ. Vì ở đó ta có thể đi bộ được, chạy bộ được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    thangtiensinh (21/11/2012) tianmimi (19/04/2013)
  • #228240   21/11/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Sau khi nghe các bên tranh luận và kể cả từ chối tranh luận bảo lưu quan điểm

    Tòa tuyên án là xử theo khoản 1 Điều 98 BLHS. Thế nhưng tòa đề nghị các nhà lập pháp xem xét lại quy định tại điều 202 trong BLHS bởi vì nếu chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh ở "phương tiện giao thông đường bộ" mà không bao gồm cả "phương tiện tham gia giao thông đường bộ" là không đầy đủ.

    Bởi vì việc di chuyển của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cụ thể là các xe máy chuyên dùng (ví dụ xe lu, xe xúc, xe ủi ....) trên đường bộ cũng cần phải có chế tài phù hợp (trong luật hình sự) để bảo đảm các phương tiện này tuân thủ đúng các quy định về giao thông. Nếu không các xe máy chuyên dùng này (cố tình) lấn trái khi lưu thông, không có đèn hiệu khi di chuyển... gây hậu quả nghiêm trọng mà chỉ bị xử phạt hành chính hoặc xử theo điều 98 BLHS là chưa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    tianmimi (19/04/2013)