Em chào anh BachThanhDC!
Em cũng có nói máy cày không được phép giao thông đường bộ đâu hả anh?
Không hoàn toàn như anh nói là trên sân thượng, hay trên cáp, dưới nước. . . cũng đi bộ, chạy bộ được gọi là đường bộ. Mà ta đang nói ở trên là trong trường hợp xe máy cày giao thông trên đường bộ, thì nơi này con người ta có thể đi bộ, chạy bộ được. Theo anh nói: “mái nhà, trong nhà, mui xe ô tô, nóc toa tàu, cống thoát nước... hay thậm chí là một sơi dây cáp cũng có thể coi là đường bộ” thì nó không thuộc trường hợp máy cày giao thông trên sân mà chúng ta đang thảo luận. Theo đó, nơi nào mà phương tiện máy cày có thể giao thông được theo đúng bản chất của nó thì có thể coi nơi đó là đường bộ.
Không phải quốc lộ 1A, 20 . . .thì mới được coi là đường bộ, mà trong sân trong trường hợp trên cũng được coi là đường bộ, nơi mà máy cày có thể giao thông và như thế trong sân này là đường bộ chứ không phải là đường thủy hay đường không được.
Trong trường hợp Bản án mà em nêu, thì nó chỉ mang giá trị tham khảo chứ nó không phải là căn cứ để thảo luận trong tình huống trên.
(Em đưa ra trường hợp thế này: Máy bay thì về nguyên tắc nó bay theo đường không, khi nó đang chạy trên đường băng (sân bay) để cất cánh mà gây tai nạn đâm chết phải 1 người vì một nguyên nhân nào đó thì người lái máy bay này không thể bị truy tố theo điều 202 BLHS. Nhưng nếu 1 người lái máy cày do uống nhiều rượu không điều khiển được hành vi của mình mà chạy phải đường băng (trong sân bay) đâm chết phải 1 người. Thì trong trường hợp này người lái máy cày bị truy tố theo điều 202 BLHS. Chúng ta có công nhận trong trường hợp này?)
Em vẫn giữ nguyên quan điểm ![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/1.gif)
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"