Tình huống pháp luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #100576 05/05/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Tình huống pháp luật lao động

    Trần Kiên được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH X có trụ sở tại quận T, thành phố H từ ngày 01/07/2010 làm nhân viên Phòng hành chính - Nhân sự của công ty theo Hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng. Tháng 9/2010 Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố H tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, trong đó có Công ty X. Đoàn thanh tra kết luận việc ký hợp đồng lao động của công ty đối với Trần Kiên như vậy là không đúng với quy định của pháp luật và có yêu cầu công ty phải khắc phục sai sót này.

    a. Bạn hãy bình luận về kết luận và yêu cầu của thanh tra lao động thành phố H đối với công ty X.

    b. Nếu công ty không khắc phục sai sót theo yêu cầu của Thanh tra lao động thì Công ty X sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào ?

    Tình tiết bổ sung:

    Giả sử hợp đồng lao động giữa công ty và Trần Kiên được thực hiện một cách bình thường cho đến khi hết hạn. Công ty làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 điều 36 Bộ luật lao động. Trần Kiên cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với mình là trái pháp luật và đã làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp để được trở lại làm việc và được công ty bồi thường thiệt hại.

    c. Nếu bạn là Trần Kiên, bạn hãy đưa ra cơ sở cho yêu cầu của mình. Yêu cầu của Trần Kiên sẽ được giải quyết như thế nào ?

    Mọi người đóng góp ý kiến cho tình huống này nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    53409 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #100641   05/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tôi không hiểu dựa vào đâu mà thanh tra sở LĐTBXH kết luận "#92d050;">việc ký hợp đồng lao động của công ty đối với Trần Kiên như vậy là không đúng với quy định của pháp luật" ? Đây là mấu chốt của tình huống này. Mọi bàn luận về sau phụ thuộc vào việc kết luận này đúng hay sai.

    Mong rằng bác thai_sld vào đây cho biết ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #100644   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đúng vậy anh Điều ạ.

    Tình huống này hôm trước hỏi trên lớp thì em được biết là không phải vi phạm vì lý do thời hạn hợp đồng là 6 tháng, nhưng không nhận được câu trả lời là vi phạm vì lý do gì !

    Nhưng chắc chắn phải có vi phạm, không thì đề này chả còn gì làm nữa !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    T_Nhung (29/09/2020)
  • #100649   05/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Luật số 35/2002/QH10 viết:
    3 -Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều27
    1 - Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác địnhthời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến36 tháng;
    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng.

    ..................................................................................................................................
    3 - Không đượcgiao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định màthời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làmnghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạmthời khác".


    Công việc là nhân viên Phòng hành chính - Nhân sự là loại công việc có tính chất thường xuyên liên tục trong khoảng thời gian công ty hoạt động, theo khoản 3, ĐIều 27, Luật số 35/2002/QH10 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật lao động thì với loại công việc này không được phép giao kết loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 thángphải giao kết loại hợp đồng xác định thời hạn theo điểm b, khoản 1, ĐIều 27 sửa đổi mà thời hạn tối thiểu đối với loại hợp đồng này là đủ 12 tháng. Thực tế, công ty đã giao kết loại hợp đồng với thời hạn 6 tháng - loại hợp đồng quy định tại điểm c, khoản 1, điều 27 sửa đổi. Như vậy, rõ ràng công ty đã xác định sai loại hợp đồng (tình huống không nhắc đến việc thay thế lao động theo khoản 3 do đó có thể loại trường hợp này).

    a. Thanh tra H đã làm đúng.
    b. Công ty H sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không khắc phục:
    Nghị định số 47/2010/NĐ-CP viết:
    Điều 8. Vi phạm những quy định về hợp đồng lao động
    2. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm sau: không ký kết hợp đồng lao động đối với những trường hợp người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đúng loại; hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên, theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
    đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.

    Có thể thấy, công ty X sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 8, Nghị định số 47/2010/NĐ-CP - Nghị định quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

    c. Vì Trần Kiên đã thực hiện hợp đồng được 6 tháng, mà theo quy định hợp đồng loại này phải có tời hạn tối thiểu đủ 12 tháng. Vì thế, Trần Kiên có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng theo loại hợp đồng xác định thời hạn và phải nhận anh ta trở lại làm việc đủ ít nhất 6 tháng nữa.
    Luật số 35/2002/QH10 viết:
    9 -Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều41
    1 - Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã kýphải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai thángtiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
    Trong trườnghợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồithường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quyđịnh tại Điều 42 của Bộ luật này.
    Trong trườnghợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc vàngười lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoảnnày và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận vềkhoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 08:38:07 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 08:32:35 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Tranthungvp (21/11/2011) buiquangly (03/11/2012) dungabcluat (27/11/2011) ut_nguyen_vn (02/06/2014)
  • #100653   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Luật số 35/2002/QH10 viết:
    3 -Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều27
    1 - Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác địnhthời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến36 tháng;
    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng.

    ..................................................................................................................................
    3 - Không đượcgiao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định màthời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làmnghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạmthời khác".


    Công việc là nhân viên Phòng hành chính - Nhân sự là loại công việc có tính chất thường xuyên liên tục trong khoảng thời gian công ty hoạt động, theo khoản 3, ĐIều 27, Luật số 35/2002/QH10 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật lao động thì với loại công việc này không được phép giao kết loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 thángphải giao kết loại hợp đồng xác định thời hạn theo điểm b, khoản 1, ĐIều 27 sửa đổi mà thời hạn tối thiểu đối với loại hợp đồng này là đủ 12 tháng. Thực tế, công ty đã giao kết loại hợp đồng với thời hạn 6 tháng - loại hợp đồng quy định tại điểm c, khoản 1, điều 27 sửa đổi. Như vậy, rõ ràng công ty đã xác định sai loại hợp đồng (tình huống không nhắc đến việc thay thế lao động theo khoản 3 do đó có thể loại trường hợp này).


    Thế nào là công việc có tính chất thường xuyên, làm việc ở phòng hành chính có thể coi là công việc có tính chất thường xuyên được sao ?

    Tính chất thường xuyên chỉ là một thuật ngữ không có văn bản hướng dẫn, như vậy nó cho phép người sử dụng lđ và người lđ tự thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Nên lý do sai này không hợp lý cho lắm.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #100658   05/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tôi cũng cho rằng không thể tự động coi công việc ở phòng hành chính là "công việc có tính chất thường xuyên". Nếu kết luận như vậy thì tất cả mọi công việc trên đời đều có thể coi là "có tính chất thường xuyên".
     
    Báo quản trị |  
  • #100659   05/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    boyluat viết:
    Thế nào là công việc có tính chất thường xuyên, làm việc ở phòng hành chính có thể coi là công việc có tính chất thường xuyên được sao ?

    Công việc được coi là thường xuyên khi nó đuợc thực hiện trong một khảong thời gian liên tục. Hỏi như thế này là chưa hiểu bản chất của vấn đề !

    Câu hỏi đặt ra ở đây cần phải là
    im_lawyerx0 viết:
    Công việc là nhân viên phòng hành chính - nhân sự có phải là công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên hay không?


    Đây mới là điểm mấu chốt để xác định loại hợp đồng lao động cần ký kết với công việc này.Theo tôi là có, phòng hành chính - nhân sự là loại phòng ban mà hầu như tất cả các công ty đều có và không lúc nào là không cần đến nó. Những công việc liên quan đến quản lý giấy tờ, tuyển dụng lao động có thể giao cho những người làm việc theo mùa vụ được sao?Bạn có thể hoàn thành công việc này trong 1 tháng, 2 tháng,...6 tháng trong khi công việc của nó là không giới hạn? Bạn có thể dẫn chứng một trường hợp thực tế được không?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100660   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    boyluat viết:
    Thế nào là công việc có tính chất thường xuyên, làm việc ở phòng hành chính có thể coi là công việc có tính chất thường xuyên được sao ?

    Công việc được coi là thường xuyên khi nó đuợc thực hiện trong một khảong thời gian liên tục. Hỏi như thế này là chưa hiểu bản chất của vấn đề !


    Thường xuyên, liên tục được hiểu tùy theo quan niệm của người dùng nếu không có văn bản hướng dẫn. Có thể bạn cho rằng làm việc 6 tháng không dứt quãng là liên tục, nhưng có thể chủ sử dụng lao động của công ty X cho rằng làm việc 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn thế không dứt quãng là thường xuyên. Vấn đề này không thể khẳng định theo quan điểm cá nhân được.


    im_lawyerx0 viết:
    Câu hỏi đặt ra ở đây cần phải là: Công việc là nhân viên phòng hành chính - nhân sự có phải là công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên hay không?

    Đây mới là điểm mấu chốt để xác định loại hợp đồng lao động cần ký kết với công việc này.Theo tôi là có, phòng hành chính - nhân sự là loại phòng ban mà hầu như tất cả các công ty đều có và không lúc nào là không cần đến nó. Những công việc liên quan đến quản lý giấy tờ, tuyển dụng lao động có thể giao cho những người làm việc theo mùa vụ được sao?Bạn có thể hoàn thành công việc này trong 1 tháng, 2 tháng,...6 tháng trong khi công việc của nó là không giới hạn? Bạn có thể dẫn chứng một trường hợp thực tế được không?


    Giả sử công ty X có một hợp đồng nào đó phải thực hiện xong trong 6 tháng và cần tuyển nhiều lao động để thực hiện công việc này. Như vậy, nếu chủ sử dụng lao động ở công ty X thuê anh Trần Kiên này làm nhân viên làm vừa quản lý các lao động trên, vừa quản lý các vấn đề sổ sách... liên quan đến hợp đồng trên thì sao (giả sử nội quy lao động của công ty quy định nhiệm vụ của nhân viên phòng HC - NS có những công việc này) ?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #100663   05/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần



    http://vn.360plus.yahoo.com/hackerphuong2003/article?mid=74&fid=-1 viết:
    CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HCNS

     I  - MỤC ĐÍCH:

    -         Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.

    -         Các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi.

    -         Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của Công ty

    Đây là chức năng nhiệm vụ phòng hành chính nhân sự được đa số các công ty áp dụng. Với những mục đích như vậy, (đa số) các công ty liệu sẽ chọn loại hợp đồng lao động thời vụ ??

    Vì vấn đề này không được hướng dẫn trong văn bản pháp luật, nên phải dựa vào "thực tế" chứ không phải "giả sử" !

    boyluat viết:
    Thường xuyên, liên tục được hiểu tùy theo quan niệm của người dùng nếu không có văn bản hướng dẫn. Có thể bạn cho rằng làm việc 6 tháng không dứt quãng là liên tục, nhưng có thể chủ sử dụng lao động của công ty X cho rằng làm việc 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn thế không dứt quãng là thường xuyên. Vấn đề này không thể khẳng định theo quan điểm cá nhân được.

    Anh ta thường (xuyên) chạy bộ vào buổi sáng từ khi vào lớp 1 đến bây giờ. => Điều này không có nghĩa là suốt từ lớp 1 đến giờ anh ta chỉ chạy bộ , mà anh ta thực hiện hành vi đó lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian đó. "Liên tục" không nên hiểu một cách đơn giản như cách bạn hiểu!

    Từ điển tiếng việt viết:
    thường xuyên: Luôn luôn đều đặn, không gián đoạn

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 10:00:37 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 10:00:04 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100668   05/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Khẳng định lại với bạn một lần nữa là nhiệm vụ, tính chất công việc của nhân viên phòng HC NS do nội quy công ty quy định, chứ không phải pháp luật. Nên bạn đừng lấy cái mà đa số các công ty chấp nhận để áp cho những công ty thiểu số, vì những quy định ở công ty thiểu số này không vi phạm pháp luật. Kể cả nội quy công ty quy định nhân viên phòng HCNS đi quét rác công ty vào mỗi ngày, và hợp đồng lao động có điều khoản như vậy thì nhân viên đó cũng phải làm, không cứ là nhân viên phòng HCNS chỉ làm nhiệm vụ HCNS.

    Thực tế với giả sử không khác nhau nhiều về khả năng của hậu quả. Vì đều là những tình huống đã và sẽ có thể xảy ra đều không được pháp luật điều chỉnh.

    Còn thường xuyên, liên tục thì tùy vào hoàn cảnh mà thời gian để coi thời gian bao lâu thì được gọi là thường xuyên, liên tục. Ví dụ A thường xuyên chạy bộ vào ngày hè năm nay và A thường xuyên chạy bộ mỗi ngày. Như vậy, tính chất thời gian thường xuyên ở Vd 1 chỉ là 4 tháng, trong khi ở vd 2 là cả năm. Công việc mang tính chất thường xuyên cũng vậy.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #100929   06/05/2011

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


     Phòng Hành chính- Nhân sự của một Cty có nhiều bộ phận khác nhau, tính chất công việc của nhân viên phòng HCNS cũng khác nhau. VD tại cty nơi tôi đang cộng tác, phòng HC-NS bao gồm: Lái xe; Thư viện; Tổng đài; nhà bếp; Môi trường;lễ tân; phục vụ phòng khách.....

      Giả sử tại Cty tôi có bộ phận Tổng đài, cô nhân viên trực tổng đài nghỉ chữa bệnh 6 tháng. Cty ký với Trần Kiên một HĐLĐ có thời hạn 6 tháng để thay thế cô nhân viên nọ.

    Như vậy, công việc này mang tính chất tạm thời và cty có quyền ký HĐLĐ thời vụ với Trần Kiên. Trong trường hợp này Thanh tra liên ngành (bao gồm thanh tra SLĐ, LĐLĐ) kết luận việc ký HĐLĐ với Trần Kiên là không đúng với quy  định của PLLĐ và yêu cầu cty phải khắc phục sai sót là sai.

    Các bạn thân mến, tôi từng là thành viên của đoàn thanh tra và cũng từng tiếp các đoàn thanh tra. Thực tế tôi chưa gặp tình huống như boy đưa ra. Mạn phép đưa ra ý kiến để các bạn tham khảo.

    Thân. 



    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baocongdoan vì bài viết hữu ích
    sangnguyen_bo (19/08/2013)
  • #100938   06/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    baocongdoan viết:
    Giả sử tại Cty tôi có bộ phận Tổng đài, cô nhân viên trực tổng đài nghỉ chữa bệnh 6 tháng. Cty ký với Trần Kiên một HĐLĐ có thời hạn 6 tháng để thay thế cô nhân viên nọ.


    -Tôi hiểu ví dụ của bạn dựa trên quy định tại khoản 3, Điều 27, Luật lao động sửa đổi. Vấn đề ở đây là không hề có thông tin nào đưa ra như bạn nói, vì thế cần phải hiểu là tuyển lao động mới  thì mới có thể bới ra được vi phạm trong tình huống này !
    -Tất nhiên, phân tích của tôi chỉ dựa trên những dữ kiện của tình huống và không hề có ý nghi ngờ khẳng định của bạn dựa trên thực tế bạn đã gặp !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #148875   20/11/2011

    mydung27790_hlu
    mydung27790_hlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Tình huống của mình đưa ra để mọi người cùng thảo luận như sau:
    Ngày 10/8/2010, anh A được công ty TNHH X nhận vào làm việc tại phòng nhân viên hành chính - nhân sự, với hợp đồng lao động là 6 tháng. Ngày 5/10/2010, Đoàn thanh tra lao động tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật trên toàn thành phố, trong đó có công ty X. Đoàn thanh tra kết luận việc ký hợp đồng giữa công ty X và anh A là không đúng với quy định của pháp luật và yêu cầu công ty sửa đổi hợp đồng.
     Theo các bạn, kết luận và yêu trên của Thanh tra lao đông có đúng không? tại sao?.
     Trong tình huống trên vấn đề mình thắc mắc là công việc làm nhân viên phòng hành chính - nhân sự có phải là công việc mang tính chất thường xuyên không?. theo quy định của Bộ luật lao động thì không được ký Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc dưới 12 tháng để làm những công việc mang tính chất thường xuyên. Đây là căn cứ để có thể xem kết luận của Thanh tra lao động có đúng hay không?.
    Rất mong nhận được ý kiến thảo luận của tất cả các bạn.
    Chân thành cảm ơn!.
     
    Báo quản trị |  
  • #148878   20/11/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn mydung27790_hlu tham khảo phần thảo luận bên trên nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #149181   21/11/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần



    Mình đồng ý với  ý kiến của  #fff8df; font-size: 13px;">#fff8df;">boyluat  về thế nào là công việc có tính chất thường xuyên.

    Khi chưa có hướng dẫn cụ tỷ thì chúng ta vẫn còn phải tranh cãi. Tuy nhiên nếu nhìn vàotình huống trên thì việc xác định công việc của Trần Kiên có phải là công việc thường xuyên hay không có ý nghĩa mấu chốt cho sư phát triển của các ý sau. Vì nếu không phải công việc thường xuyên thì Thanh tra sai => Chẳng có xử lý hành chính j cả => Công ty chấm dứt hợp đồng hợp pháp... Tóm lại chẳng có j để bàn cả. 

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149184   21/11/2011

    mydung27790_hlu
    mydung27790_hlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    1.Tình huống mà mình muốn hỏi cũng là tình huống mà bạn boyluat đã đưa ra.
    Ở đây, tình huống chỉ đưa ra mỗi dữ liệu là công ty x với anh Trần Kiên ký hợp đồng lao động với thời hạn là 6 tháng để anh Kiên vào làm nhân viên phòng Hành chính  - nhân sự.
    Thì chỉ có thể xác định là hợp đồng lao động này sai ở đâu? Rồi từ đó mới có thể khẳng định kết luận của Thanh tra lao động đúng hay sai?
    Để hợp đồng lao động được coi là hợp pháp thì phải thõa mãn các dấu hiệu về: chủ thể trong quan hệ hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng. Trong tình huống, thì hợp đồng này thõa mãn hai dấu hiệu đó là về chủ thể giao kết, hình thức hợp đồng, còn nội dung hợp đồng (về thời hạn hợp đồng) là không đúng với quy định của pháp luật.
    căn cứ vào khoản 3 Điều 27 thì không được ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng để làm những công việc mang tính chất thường xuyên. Vậy, vấn đề ở đây là phải xác định công việc làm nhân viên Phòng hành chính - nhân sự có phải là công việc mang tính chất thương xuyên không?. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật nước ta chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về vấn đề này. Chúng ta sẽ phải căn cứ vào đâu?.
    2. Chắc chắn là câu 1 là kết luận của thanh tra và yêu cầu sửa đổi hợp đồng là đúng thì mới có câu thứ hai này. Căn cứ nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì công ty sẽ phải chịu hình thức xử lý là phạt tiền.
    3. Cơ sở mà anh Kiên có thể đưa ra chỉ là việc ký hợp đồng lao động là sai về nội dung hợp đồng .
    anh Kiên có thể được hưởng quyền lợi:
     + Được tiếp tục làm việc nếu doanh nghiệp đồng ý
    + Được hưởng số tiền lương chưa được hưởng
    + Được trả sổ bảo hiểm
    + Được trả số tiền về số ngày nghỉ phép mà anh chưa được nghỉ
    + Được trả các khoản nợ của Công ty
    Đây là tình huống rất khó. Nên rất mong mọi nhiều đóng góp ý kiến để mình có thể giải quyết được vấn đề tốt hơn. Cảm ơn mọi người nhiều.
    Bạn boyluat có thể cho mình xin địa chỉ mail được không? Để mình thống nhất ý kiến.hi.
     
    Báo quản trị |  
  • #149198   21/11/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào các bạn!

    Sau khi tìm kiếm, mình đã tìm được một vài hướng dẫn về "công việc có tính chất thường xuyên" được quy định trong   Thông tư số  21/LĐTBXH- TT  Điều 2 mục II điểm a: 

    #ffffff;">"2. Loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định số 198/CP, nay hướng dẫn thêm như sau:

    #ffffff;">a) Công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên được hiểu là công việc đó được thực hiện hết ngày này qua ngày khác liên tục từ 1 năm trở lên."

    Theo quy định trên, có thể hiểu công việc hành chính - nhân sự là công việc có tính chất thường xuyên.

    Mong nhận được góp ý.

    Thân!

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149215   22/11/2011

    mydung27790_hlu
    mydung27790_hlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn giỏi quá. Bạn tìm được đúng thứ mình đang tìm rồi đấy. Bạn cho ý kiến về ý c của câu 2 ý.

    Bạn có thể cho mình xin chính xác tên thông tư, số, năm banh hành được không?.
    Cảm ơn bạn nhiều
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/11/2011 02:06:39 SA Ghép bài viết
     
    Báo quản trị |  
  • #149217   22/11/2011

    mydung27790_hlu
    mydung27790_hlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình đã tìm thấy Thông tư mà bạn nói , đó là :THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 21/LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ
    ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 198/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.

    Nhưng có khả năng Thông tư này đã hết hiệu lực rồi bạn ah.

     
    Báo quản trị |  
  • #149219   22/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Cả Nghị định số 198-CP và Thông tư số21/LĐTBXH-TT đều hết hiệu lực rồi các bạn à.

    Nghị định 198 được thay thế bởi Nghị định số44/2003/NĐ-CP. 
     
    Thông tư 21 năm 1996 được thay thế bởi Thông tư số21/2003/TT-BLĐTBXH. 

    Thông tư 21 năm 2003 cũng đã được sửa đổi một số điểm bởi Thông tư số17/2009/TT-BLĐTBXH.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/11/2011 02:09:24 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #149480   22/11/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình do đề bài chưa rõ nên có thể chia tình huống ra cho dễ giải quyết. Cụ thể:

    Theo tình huống: “Trần Kiên được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH X có trụ sở tại quận T, thành phố H từ ngày 01/7/2010 làm nhân viên Phòng Hành chính -Nhân sự của công ty theo Hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng”.
     Xác định hợp đồng lao động giữa công ty X với Trần Kiên có thời hạn 6 tháng thuộc loại hợp đồng lao động quy định tải điểm c khoản 1 Điều 27: “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”. Xác định công việc nhân viên Phòng Hành chính-Nhân sự là công việc có tính chất thường xuyên.

    Căn cứ khoản 3 Điều 27 BLLĐ: “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác”. Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 44/2003/NĐ-CP: “Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới 12 tháng hoặc để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm công việc khác có thời hạn, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động nghỉ việc vì lý do khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu”.

    Theo đó hợp đồng lao động giữa Trần Kiên và công ty X chỉ hợp pháp nếu việc ký hợp đồng để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm công việc khác có thời hạn, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động nghỉ việc vì lý do khác hoặc Trần Kiên là người đã nghỉ hưu.

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |