Tình huống này có phải NĐ trái Luật?

Chủ đề   RSS   
  • #102049 12/05/2011

    Tình huống này có phải NĐ trái Luật?

    Chào các luật sư!
    Tôi có thắc mắc nhờ các LS giải thích giúp.

    Tại Chương II,Điều 8,Khoản 2, điểm l có quy định: Lùi xe ở đường một chiều- phạt 300 đến 500 ngàn.
    Luật GTĐB 2008 không có điều nào quy định về lùi xe trên đường một chiều.

    Về quy định, NĐ là văn bản dưới luật nên không thể sửa đổi, bổ sung hay mở rộng luật. Ngay cả trong Điểm 4, Điều 14, Chương II của Luật ban hành VB quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12:quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội...

    1. Như thế NĐ đã mở rộng, đưa điều phạt không có trong luật (không thế nói chưa đủ điều kiện xây dựng quy định lùi xe trong luật GTĐBB). Có phải NĐ đã trái với Luật ?
    2. Nếu văn bản dưới luật trái với Luật thì tính hiệu lực của nó thế nào?
    3. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo NĐ mà không có trong Luật  (như trên) thì người bị xử phạt có thể khiếu nại không?

    Nhờ các LS giải thích giúp (nếu có VB luật nào về vấn đền trên xin được trích dẫn)

    Cảm ơn các Luật sư!



     
    11109 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #102103   12/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Đây không thể coi là trường hợp trái luật được. Bởi lẽ, trái luật nghĩa là hiểu NĐ đó quy định không đúng với tinh thần của luật.

    Việc luật không quy định thì Nghị định bổ sung thêm. Trong trường hợp này, luật vừa ra, nhưng xét thấy còn thiếu trường hợp nên người ta bổ sung thêm ở Nghị định thôi.

    Luật thì có giá trị cao hơn Nghị định. Những quy định của Nghị định trái luật thì áp dụng luật.

    Những quy định nào Luật không quy định mà nghị định quy định không trái luật thì áp dụng nghị định.
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 12/05/2011 05:24:22 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #102285   13/05/2011

    Cảm ơn bác đã giải thích.
     
    Theo như giải thích của bác, NĐ này không trái luật, ta bỏ qua đoạn này.
     Tôi thấy cần đi sâu hơn:
    1. Chủ thể của Luật: Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.
        Chủ thể của NĐ:  Các cơ quan thuộc CP, thuộc thẩm quyền CP, các cơ quan ngang Bộ.
    (Quy định tại Luật ban hành VB quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12)

    2. Người lái xe chỉ được học Luật GTĐB, và cũng chỉ hướng vào Luật đó để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia GT.

    Như thế: - CQ có thẩm quyền quyết định xử phạt không vi phạm luật (vì NĐ không trái Luật)
                  - Người lái xe lùi trên đường một chiều cũng không phạm luật (công dân hướng đến Luật, không hướng đến NĐ)

    Luật không quy định thì áp dụng luật, nhưng trường hợp trên người lái xe không phải (không được) học Nghị định.

    Hỏi: -Cơ sở để phạt là không đủ, người bị phạt có thể khiếu nại?




     
    Cập nhật bởi maiphuong22771985 ngày 13/05/2011 10:57:27 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #104224   20/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    maiphuong22771985 viết:
    Cảm ơn bác đã giải thích.
     
    Theo như giải thích của bác, NĐ này không trái luật, ta bỏ qua đoạn này.
     Tôi thấy cần đi sâu hơn:
    1. Chủ thể của Luật: Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.
        Chủ thể của NĐ:  Các cơ quan thuộc CP, thuộc thẩm quyền CP, các cơ quan ngang Bộ.
    (Quy định tại Luật ban hành VB quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12)

    2. Người lái xe chỉ được học Luật GTĐB, và cũng chỉ hướng vào Luật đó để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia GT.

    Như thế: - CQ có thẩm quyền quyết định xử phạt không vi phạm luật (vì NĐ không trái Luật)
                  - Người lái xe lùi trên đường một chiều cũng không phạm luật (công dân hướng đến Luật, không hướng đến NĐ)

    Luật không quy định thì áp dụng luật, nhưng trường hợp trên người lái xe không phải (không được) học Nghị định.

    Hỏi: -Cơ sở để phạt là không đủ, người bị phạt có thể khiếu nại?




     

    Vậy xin hỏi bạn một câu nhé: Luật GTĐB có phải có quy định về việc cấm xe đi ngược đường trong đường một chiều hay không? Lùi xe thì có phải là lưu thông xe ngược đường một chiều hay không?
    Chỉ cần bạn hiểu thế nào là lưu thông xe ngược đường trong khu vực đường một chiều thì bạn sẽ không nghĩ nghị định này trái luật nữa đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #102309   13/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi đồng ý với quan điểm của chủ TOPIC. Nghị định 34/2010/NĐ-CP - Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chỉ là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với nhiệm vụ giải thích cho Luật số 23/2008/QH12 - Luật giao thông đường bộ. Hơn nữa, ngay trong Nghị định cũng đã quy định rõ:
    Nghị định 34/2010/NĐ-CP viết:
    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;


    Vì thế, yêu cầu bắt buộc của Nghị định này phải phù hợp với quy định của văn bản QPPL mà nó hướng dẫn. Trong Luật giao thông đường bộ 2008 không hề có quy định nào về việc lùi xe ở đường một chiều là lỗi, do đó việc Nghị định 34/2010/NĐ-CP đặt ra mức xử phạt đối với hành vi này là trái luật.

    Nghị định số 40/2010/NĐ-CP viết:
    Điều 3. Nội dung kiểm tra văn bản
    3) Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
    a) Văn bản được ban hành theo thẩm quyền phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;


    maiphuong22771985 có thể tham khảo nội dung của Nghị định số 40/2010/N Đ-CP - Nghị định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Thông tư số 20/2010/TT-BTP - Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/N Đ-CP của Chính phủ sẽ có câu trả lời cho hai câu hỏi còn lại của bạn.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102557   14/05/2011
    Được đánh dấu trả lời

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    Tôi cho rằng quy định của Nghị định 34/2010 không trái luật giao thông đường bộ.

    Nếu các bạn lấy lý do "Luật GTĐB 2008 không có điều nào quy định về lùi xe trên đường một chiều" thì cũng có thể nhận thấy rằng Luật GTĐB 2008 không có điều nào quy định về việc cấm đi xe vào đường một chiều (ý tôi nói là đi ngược hướng). Như vậy không lẽ các bạn cũng nói quy định xử phạt lỗi đi vào đường một chiều là trái luật hay sao ?

    maiphuong22771985 viết:

    Theo như giải thích của bác, NĐ này không trái luật, ta bỏ qua đoạn này.
     Tôi thấy cần đi sâu hơn:
    1. Chủ thể của Luật: Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.
        Chủ thể của NĐ:  Các cơ quan thuộc CP, thuộc thẩm quyền CP, các cơ quan ngang Bộ.
    (Quy định tại Luật ban hành VB quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12)

     


    Bạn có thể nói rõ hơn đoạn này được không ? Căn cứ vào điều số mấy của Luật ban hành VBQPPL ?

    maiphuong22771985 viết:

    2. Người lái xe chỉ được học Luật GTĐB, và cũng chỉ hướng vào Luật đó để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia GT.

    Như thế: - CQ có thẩm quyền quyết định xử phạt không vi phạm luật (vì NĐ không trái Luật)
                  - Người lái xe lùi trên đường một chiều cũng không phạm luật (công dân hướng đến Luật, không hướng đến NĐ)

    Luật không quy định thì áp dụng luật, nhưng trường hợp trên người lái xe không phải (không được) học Nghị định.

     


    Có quy định nào nói rằng "Người lái xe chỉ được học Luật GTĐB" không nhỉ ?
    Khi tôi học để thi bằng lái xe gắn máy, tôi được dạy về nhiều thứ không ghi trong luật GTĐB, trong đó nhiều nhất là phần ý nghĩa các biển báo giao thông.


     
    Báo quản trị |  
  • #102564   14/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo như Luật giao thông đường bộ 2008, việc lùi xe không bị coi là lỗi, tại sao trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP lại quy định lùi xe trên đường một chiều là lỗi:
    Luật giao thông đường bộ 2008 viết:
    Điều 16. Lùi xe
    1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
    2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng(1), trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường(2), nơi đường bộ giao nhau(3), đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt(4), nơi tầm nh́n bị che khuất(5), trong hầm đường bộ, đường cao tốc(6).


    Nếu như thỏa mãn điều kiện nên ở khoản 1 trên, thì rõ ràng luật cho phép hành vi đó; và trong khoản 2, liệt kê những trường hợp không được lùi xe cũng không bao gồm đường một chiều !

    Còn đây là quy định tại Nghị định:
    Nghị định số 34/2010/NĐ-CP viết:
    b) Lùi xe ở đường một chiều(1),khu vực cấm dừng(2), trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường,(3) nơi đường bộ giao nhau(4), nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt(5), nơi tầm nhìn bị che khuất(6); lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;


    Có thể thấy, trong NGhị định đã thêm trường hợp cấm lùi xe ở đường một chiều bên cạnh những trường hợp bị cấm tại khoản 2, ĐIều 16, Luật giao thông đường bộ 2008. Qua đây còn có thể thấy rằng, Nghị định đã quy định thiếu trường hợp đó là cấm lùi xe trong hầm đường bộ, đường cao tốc. Rõ ràng là vừa thừa, vừa thiếu !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102568   14/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Nghị định được ban hành không chỉ hướng dẫn luật mà còn bổ sung những vấn đề pháp luật còn thiếu, chưa quy định.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #102576   14/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    anhdv352 viết:
    Nghị định được ban hành không chỉ hướng dẫn luật mà còn bổ sung những vấn đề pháp luật còn thiếu, chưa quy định.

    Theo tôi, cần phải hiểu chưa quy định tức là chưa được đề cập đến trong văn bản QPPL. Thực tế, theo cách hiểu của Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể tại quy định  ở điều 16 cho chúng ta thấy rõ điều đó: Ngoài các trường hợp lùi xe ở các loại đường bị cấm (quy định tại khoản 2) thì các trường hợp lùi xe thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 1 ở các loại đường khác như đường một chiều, đường có hai chiều lưu thông,...được phép. Tuy nhiên, đến Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã bổ sung trường hợp lùi xe trên đường một chiều thì bị xử phạt (bổ sung thêm trường hợp cấm), rõ ràng ở đây Nghị định đã sửa đổi quy định của luật mà nó hướng dẫn (theo luật thì được phép còn theo Nghị định thì bị cấm) ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102596   14/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    Các bạn là dân luật nên săm soi từng chữ ở luật. Tôi không biết nhiều về luật nên chỉ hiểu đơn giản như thế này.

    Đường 1 chiều có nghĩa là giao thông chỉ được phép theo 1 hướng từ A đến B, trừ một số trường hợp đặc biệt. Như vậy bất cứ cách giao thông nào theo hướng từ B đến A và không thuộc trường các hợp đặc biệt thì đó là vi phạm nguyên tắc "đường 1 chiều".

    Do vậy nếu xe đi lùi trên đường 1 chiều có nghĩa là giao thông theo hướng từ B đến A là vi phạm. Mà nếu vi phạm thì bị phạt. Nghị định 34/2010 quy định như vậy là đúng.

    Ngoài ra bạn nào rành luật xin vui lòng giải thích giùm tôi tại sao luật GTĐB không cấm đi vào đường 1 chiều nhưng chẳng có mấy ai dám đi vào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #102604   14/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    ntdieu viết:
    Do vậy nếu xe đi lùi trên đường 1 chiều có nghĩa là giao thông theo hướng từ B đến A là vi phạm. Mà nếu vi phạm thì bị phạt. Nghị định 34/2010 quy định như vậy là đúng.

    -Chúng ta đều hiểu được phép lùi xe trên đường có hai chiều lưu thông. Vậy tôi thử phân tích một ví dụ nhỏ, giả sử đường cho hai chiều lưu thông, để cho dễ xác định có dải phân cách phân chia 2 chiều riêng biệt (chiều từ A->Btừ B->A), có thể tưởng tượng nó giống như hai đường một chiều (ngược chiều nhau) ghép lại với nhau.

    -Như vậy theo ý của bạn, nếu một người đang tham gia giao thông đang lưu thông bên phần đường chiều từ A->B. Theo như phân tích của bạn, người đó không được trực tiếp lùi trên phần đường chiều từ A->B (bởi phần đường chiều từ A->B chỉ dành cho những xe lưu thông theo hướng từ A->B) mà phải chuyển sang phần đường từ B->A mới được phép lùi xe với mục đích di chuyển theo hướng từ B đến A? Nếu như vậy, việc lùi xe liệu có còn ý nghĩa của nó !

    -Đường một chiều
    đường hai chiều có thể lưu thông tự cái tên đã nói lên bản chất của nó. Nếu giả sử như bạn nói, cho phép đi vào đường một chiều (ngược hướng với quy định) thì liệu cái tên đường một chiều có còn chính xác !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102643   14/05/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    maiphuong22771985 viết:
    Chào các luật sư!
    Tôi có thắc mắc nhờ các LS giải thích giúp.

    Tại Chương II,Điều 8,Khoản 2, điểm l có quy định: Lùi xe ở đường một chiều- phạt 300 đến 500 ngàn.
    Luật GTĐB 2008 không có điều nào quy định về lùi xe trên đường một chiều.

    Về quy định, NĐ là văn bản dưới luật nên không thể sửa đổi, bổ sung hay mở rộng luật. Ngay cả trong Điểm 4, Điều 14, Chương II của Luật ban hành VB quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12:quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội...

    1. Như thế NĐ đã mở rộng, đưa điều phạt không có trong luật (không thế nói chưa đủ điều kiện xây dựng quy định lùi xe trong luật GTĐBB). Có phải NĐ đã trái với Luật ?
    2. Nếu văn bản dưới luật trái với Luật thì tính hiệu lực của nó thế nào?
    3. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo NĐ mà không có trong Luật  (như trên) thì người bị xử phạt có thể khiếu nại không?

    Nhờ các LS giải thích giúp (nếu có VB luật nào về vấn đền trên xin được trích dẫn)

    Cảm ơn các Luật sư!


    Chào chủ topic!
    Câu hỏi của tiêu đề là tình huống này có phải là nghị định trái luật không; tôi cho rằng là không hề trái luật vì:
    Luật giao thông đường bộ là luật nội dung, trong đó phần quy tắc giao thông của Luật chỉ nêu những quy tắc đi đúng (không liệt kê những tình huống tham gia giao thông đi sai); còn những hành vi đi sai như: đi ngược đường 1 chiều... là những hành vi sẽ bị chế tài hành chính xử phạt đựơc quy định trong Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông như các bạn đã nêu.
    Bạn cần phân biệt các nghị định hướng dẫn Luật với các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (trong bất cứ lĩnh vực gì) là khác nhau hoàn toàn. Nghị định hướng dẫn mang tính chất là cụ thể hóa, chi tiết hóa...; còn các nghị định xử phạt vi phạm hành chính là các chế tài cụ thể của "Luật hành chính".

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/05/2011 12:03:54 SA

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #102654   15/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    hasosa viết:
    Luật giao thông đường bộ là luật nội dung, trong đó phần quy tắc giao thông của Luật chỉ nêu những quy tắc đi đúng


    Bạn quá chủ quan khi đưa ra nhận định. Nếu bạn để ý đến điều 16, Luật giao thông đường bộ 2008 mà tôi đã trích dẫn ở trên:

    Luạt giao thông đường bộ 2008 viết:
    Điều 16. Lùi xe
    1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
    2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng(1), trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường(2), nơi đường bộ giao nhau(3), đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt(4), nơi tầm nh́n bị che khuất(5), trong hầm đường bộ, đường cao tốc(6).


    có thể dễ dàng nhận ra một điều rằng, khoản 1 là trường hợp lùi xe được phép (và không thuộc trường hợp bị cấm ) và khoản 2 liệt kê những trường hợp lùi xe bị cấm.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #102691   15/05/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào bạn Im_lawyerxo!
    Công nhận khi tôi trả lời bài trên tôi không hề đọc các bài viết trước và cả đọc luật, nghị định nữa. Tuy nhiên tôi vẫn không đồng ý với ý kiến cho rằng tình huống trên là Nghị định trái luật vì đó đơn giản là một quy định được nghị định bổ sung thêm để đảm bảo quản lý nhà nước. Luật không phải lúc nào cũng kịp sửa đổi bổ sung, nó chỉ được sửa đổi bổ sung khi có một "cơ số" sự thay đổi; còn khi chỉ có những thay đổi nhỏ thì Nghị định vẫn có thể bổ sung quy định để đảm bảo quản lý nhà nước. Ta giả sử vì quy định này "lùi xe trên đường 1 chiều" mà phải sửa đổi Luật giao thông đường bộ ngay thì đến đầu năm sau chẳng hạn lại phát sinh 1 quy định mới nào đó cần phải "quản lý nhà nước" trong lĩnh vực giao thông đó thì Luật lại sửa đổi, bổ sung à? Như thế thì cứ sửa đổi bổ sung quanh năm ... là không hợp lý. Hoặc ngược lại vì không sửa đổi bổ sung ở Luật được lại không đưa vào Nghị định là không đảm bảo quản lý nhà nước. Trong một số lĩnh vực khi chưa có Luật, pháp lệnh thì Nghị định vẫn được áp dụng cơ mà... và ban đầu thông thường thì từ Nghị định mà nâng cấp lên thành pháp lệnh, thành luật... Nói tóm lại đây là NĐ bổ sung thêm cho Luật để đảm bảo quản lý nhà nước trong giai đoạn Luật chưa kịp sửa đổi chứ không phải là trái ngược lại 1 quy định nào của Luật.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #102713   15/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào mọi người,

        Các bạn có những trao đổi và phản biện rất hấp dẫn và bổ ích. Có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng sau khi tranh luận, ai cũng sẽ có được những hiểu biết sâu hơn về một đề tài nhỉ.

        Đương nhiên, tôi cũng sẽ có một vài ý kiến góp vui với bà con, cụ thể:

        - Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 40/2010/NĐ-CP về đối tượng và phạm vi điều chỉnh, thì Nghị định này không điều chỉnh đối với trường hợp chênh nhau giữa Luật và Nghị định (mà chỉ từ mức Thông tư trở xuống), nên không thể viện dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP áp dụng cho trường hợp này.

        - Nghị định 34/2010/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính đối với trường hợp lùi xe trong hầm đường bộ tại Điểm a Khoản 4 Điều 8, chứ không phải không có quy định.

        - Luật GTĐB không có điều khoản quy định cấm lưu thông vào đường một chiều. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 11 có quy định: "Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ" và Điểm a Khoản 4 Điều 10 quy định: "Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm". Do vậy, tại giao lộ với đường 1 chiều sẽ có biển báo cấm vào đường 1 chiều đó. Như vậy, đó cũng gián tiếp quy định cấm vào đường 1 chiều.

        - Theo tôi, về nguyên tắc thì Nghị định, dù là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi do Luật quy định cũng phải tuân thủ và phù hợp với Luật đó. 

        Trường hợp này Luật GTĐB có hẳn một Điều khoản 16 về lùi xe, lại quy định thiếu về việc cấm lùi xe trên đường 1 chiều. Do vậy, ta có thể hiểu rằng hành vi này là được phép (giống như hành vi lùi xe trên đường 2 chiều) miễn sao tuân thủ Điều 16 nói trên. 

        Trong khi đó, Nghị định 34/2010/NĐ-CP lại có quy định xử phạt hành chính đối với trường hợp lùi xe trên đường 1 chiều. Vô hình dung, Nghị định này lại diễn giải quá xa và đưa ra một hành vi mới hoàn toàn, ngoài quy định của Luật. Nếu khó tính thì mình có thể gọi đó là trái Luật.

        Ở VN, tình trạng vênh này là khá nhiều và khuynh hướng là lờ đi và chấp nhận. Như vậy, nếu lùi xe trên đường 1 chiều, các chú công an vẫn có cơ sở pháp lý để xử phạt, không thể cãi.

        Vài dòng trao đổi. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 15/05/2011 09:30:33 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/05/2011)
  • #102748   15/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Hi, tôi không đồng tình với cách hiểu Luật không quy định hay quy định thiếu thì nghị định bổ sung thêm! Đây là việc làm vi hiến rõ ràng.

    Luật quy định mang tính chuẩn mực, áp dụng cho toàn xã hội. Giá trị pháp lý cao nhất chỉ đứng sau Hiến pháp. Nghị định là chỉ để hướng dẫn thực hiện những gì Luật đề cập đến, Luật không đề cập thì không được phép hướng dẫn thêm. Nếu hướng dẫn và quy định thêm như thế thì phải chăng là phần thêm đó chính là phần không thể tách rời của Luật?

    Hiện nay tình trạng này phổ biến rộng rãi trong các văn bản pháp luật và pháp quy của Việt Nam; nhưng chúng ta vẫn nhắm mắt làm ngơ hoặc là biết mà không dám nói.

    Chẳng hạn về Luật của ngành ngân hàng, ngân hàng được kinh doanh ở lĩnh vực cấp tín dụng; nghĩa là ngân hàng được phép kinh daonh cho thuê tài chính. Nhưng ở Nghị định lại hướng dẫn là chỉ có công ty cho thuê tài chính mới được thực hiện kinh doanh cho thuê tài chính. Vi hiến rõ ràng còn gì! Nhưng khổ một nỗi thế này, Luật quy định nhưng hướng dẫn luật lại là nghị định. Muốn kinh doanh thế nào phải tuân thủ trình tự và thủ tục của nghị định. Cho nên các ngân hàng đành phải thành lập công ty con là công ty cho thuê tài chính để thực hiện cho thuê tài chính! Bó tay!

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 15/05/2011 09:26:37 CH

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/05/2011)
  • #102927   16/05/2011

    Gửi bác ntdieu.

    Trao đổi với bác câu "luật không quy định, luật không cấm".
    Bác nói Luật GTĐB 2008 cũng không có quy định nào về việc đi xe vào đường một chiều, nhưng hành vi này bị giới hạn bởi biển báo cấm đi vào đường một chiều.

    Hành động lùi xe trên đường một chiều không bị giới hạn bởi biển báo nào.
    Hai việc khác nhau hoàn toàn.

    Giống như P.Chánh thanh tra GT trả lời: Luật không cấm tháo biển số xe. Đúng ông có thể tháo thoải mái, nhưng rất tiếc lhành vi tháo biển đó bị giới hạn bởi tài sản người khác
     
    Bác hỏi: quy định về Luật, NĐ ở đâu
    Điều 11, 14 - Chương II, Luật Ban hành VB Quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ghi cụ thể đó bác.
    Cập nhật bởi maiphuong22771985 ngày 16/05/2011 03:48:22 CH Cập nhật bởi maiphuong22771985 ngày 16/05/2011 03:41:00 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maiphuong22771985 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/05/2011)
  • #102959   16/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    @ All : Tôi không còn ý kiến nào khác. Do vậy bây giờ tôi đã hiểu vì sao có thể nói Nghị định này trái luật.

    @ maiphuong22771985 : Sau khi tham khảo các điều 11 và 14 Luật ban hành VBQPPL, tôi vẫn chưa hiểu đoạn này:

    maiphuong22771985 viết:

    1. Chủ thể của Luật: Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #103256   17/05/2011

    ntdieu viết:
    @ All : Tôi không còn ý kiến nào khác. Do vậy bây giờ tôi đã hiểu vì sao có thể nói Nghị định này trái luật.

    @ maiphuong22771985 : Sau khi tham khảo các điều 11 và 14 Luật ban hành VBQPPL, tôi vẫn chưa hiểu đoạn này:

    maiphuong22771985 viết:

    1. Chủ thể của Luật: Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.
     



    Ta hay nghe quen câu: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

    Nhưng thật ra, mỗi một loại văn bản hướng đến một số đối tượng và phạm vi ảnh hưởng cụ thể, trong đó phạm vi ảnh hưởng của Luật là lớn nhất.

    Hiến pháp: đối tượng cụ thể là Nhà nước. Mặc dù trong Hiến pháp có những điều nói về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân nhưng thực tế nó là quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân. Chúng ta chỉ có câu "Nhà nước vi hiến", "Luật vi hiến"...chứ không có khái niệm "công dân vi hiến".

    Luật: đối tượng là Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.Ta có câu "Các đoàn thể làm sai luật", "người dân vi phạm luật"..

    Nghị định: đối tượng cụ thể là các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan do Chính phủ quản lý, các cơ quan ngang Bộ.

    Hành vi của người dân không chịu sự điều chỉnh của Nghị định. Người dân chỉ biết sống theo Luật, không thể sống và làm việc theo Nghị định.
    Cho nên Luật không cấm mà Nghị định lại xử phạt là điều chưa thuyết phục phải không bác?

    Cảm ơn bác nhiều!


     
    Báo quản trị |  
  • #103259   17/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    maiphuong22771985 viết:


    Hiến pháp: đối tượng cụ thể là Nhà nước. Mặc dù trong Hiến pháp có những điều nói về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân nhưng thực tế nó là quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân. Chúng ta chỉ có câu "Nhà nước vi hiến", "Luật vi hiến"...chứ không có khái niệm "công dân vi hiến".

    Luật: đối tượng là Tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, công dân.Ta có câu "Các đoàn thể làm sai luật", "người dân vi phạm luật"..

    Nghị định: đối tượng cụ thể là các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan do Chính phủ quản lý, các cơ quan ngang Bộ.


    Bạn nói thế này là không chính xác rồi, để xem đối tượng của những loại văn bản này, thì phải căn cứ vào đối tượng thi hành, và phạm vi điều chỉnh của những văn bản đó.

    Ví dụ như HP điều chỉnh tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, thì đối tượng của nó là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, chứ không phải chỉ là NN.

    Hay như Luật xây dựng, thì chỉ điều chỉnh các đối tượng liên quan tới vấn đề xây dựng, hay Luật viễn thông thì chỉ điều chỉnh các đối tượng liên quan tới viễn thông... VD bạn đã, đang, và sẽ không làm ăn gì liên quan tới vấn đề xây dựng, thì luật xây dựng sao có thể điều chỉnh bạn, và bạn cũng sao phải tuân theo luật này.

    Vấn đề nghị định cũng tương tự.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #104223   20/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Mình chỉ xin đóng góp thêm ý kiến một chút thôi.
    Luật GTĐB là văn bản mang tính chất mô tả những hành vi được phép và không được phép làm. Nghị định 34 là văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Xét về bản chất thì đây là văn bản pháp luật về hành chính, không phải đơn thuần là văn bản về giao thông đường bộ. Bản chất của hai loại văn bản này là khác nhau.
    Thứ hai, Luật GTĐB không quy định hành vi lùi xe đường một chiều là vi phạm pháp luật. Nhưng lại có quy định cấm đi ngược đường ở đường 1 chiều đúng không ạ? Các bạn cũng phải hiểu #c00000;">"thế nào là đường một chiều". #c00000;">Đường một chiều chỉ cho phép các xe lưu thông theo một hướng nhất định. Vậy lùi xe đường một chiều thì có phải là xe đó đã lưu thông xe theo hướng ngược lại với hướng được quy định, như vậy có phải là vi phạm hay không? Các bạn cứ thử nghĩ xem, nếu như cho phép xe lùi ở đường một chiều thì tính nguy hiểm của nó có cao hơn so với tính nguy hiểm của xe đi ngược đường ở đường một chiều hay không?
    Cho nên, tôi khẳng định, Nghị định trên không hề trái với quy định của luật GTĐB.
    Vì vậy, mong các bạn hãy đọc kĩ các quy định khác của pháp luật rồi hãy khẳng định một vấn đề nào đó nhé.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |