Thử việc nhưng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #609476 16/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Thử việc nhưng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

    Thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của nhà nước giúp điều phối và ổn định xã hội. Phần lớn khoản thu này xuất phát từ tiền lương, tiền công của các cá nhân. Vậy người lao động khi thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

    1. Thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật

    Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, nghĩa là được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

    Đóng thuế thu nhập cá nhân là việc một cá nhân nào đó phải thực hiện trích một khoản lương hoặc một khoản thu nhập nào khác nộp vào ngân sách nhà nước.

    Việc làm này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước nói chung:

    Thứ nhất, thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    Thứ hai, minh chứng hợp pháp cho nguồn thu nhập của cá nhân. Người nộp thuế cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập khi thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân, do đó Nhà nước có thể kiểm soát tính hợp pháp

    Thứ ba, đóng thuế thu nhập cá nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo đảm sự cạnh tranh trong khu vực.

    2. Người lao động thử việc nhưng vẫn phải đóng thuế?

    Căn cứ Điều 24 và Điều 26 Luật lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc, và tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Đồng thời, căn cứ  Khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về các khoản thu nhập chịu thuế:

    Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

    Xét các quy định trên, ta có thể kết luận, tiền lương thử việc của người lao động là khoản mức nằm trong các nguồn chịu thuế theo pháp luật.

    Nếu, người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tiền thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của NLĐ sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại Điều 7 thông tư 111/2013/TT-BTC.

    Theo đó, căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập tính thuế và thuế suất.

    Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:

    - Các khoản giảm trừ gia cảnh.

    - Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

    - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

    Vậy đối với trường hợp trên, người lao động chỉ nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng

    Do đó, nếu người lao động thử việc có thu nhập ít hơn 11 triệu/tháng thì không cần đóng thuế TNCN.

    Nếu người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng, căn cứ quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký HĐLĐ (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký HĐLĐ dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

    Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

    Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

    Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn nêu trên phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

    Vậy, nếu người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập. Nhưng nếu người lao động thử việc có thu nhập ít hơn 11 triệu/tháng thì có thể làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập, tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

    Tham khảo bài viết: Thời gian thử việc quá 3 tháng, doanh nghiệp có thể bị xử phạt?

    3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân 

    Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, quy định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:

    - Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

    + Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).

    + Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công;

    - Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2015/NĐ-CP

    - Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định 12/2015/NĐ-CP”.

    Tổng kết lại, dù chỉ mới thử việc nhưng lương thử việc vẫn được xem là khoản tính thu nhập chịu thuế theo pháp luật.

     
    1249 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gryffin vì bài viết hữu ích
    admin (09/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận