Cảm ơn thành
viên xmen_8711 đã trả lời
Bài viết trên
mình trích từ hộp thư góp ý nên xin viết bài phản hồi dưới đây như sau:
Trước tiên, người khiếu nại cần hiểu rõ và thực hiện
đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật:
1/ Quyền
của người khiếu nại gồm:
- Tự mình
khiếu nại
- Uỷ quyền
người khác khiếu nại
- Nhờ luật sư
giúp đỡ
- Đưa ra bằng
chứng và biết các bằng chứng liên quan việc khiếu nại
- Nhận văn
bản trả lời, hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, thông tin tài liệu căn cứ
giải quyết khiếu nại.
- Khiếu nại
tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án
- Rút khiếu
nại
2/ Nghĩa
vụ của người khiếu nại:
- Khiếu nại
đến đúng người có thẩm quyền giải quyết
- Trình bày
trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.
- Chấp hành
nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
3/ Các trường hợp không thụ lý để giải quyết khiếu
nại:
- Quyết định
hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu
nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
- Người đại
diện không hợp pháp;
- Thời hiệu
khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
- Việc khiếu
nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Việc khiếu
nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án
Như vậy, nếu bạn không
nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình ví dụ như:
- Sự việc còn
trong thời hạn khiếu nại, khiếu nại tiếp hay không
- Nộp đơn
khiếu nại không đúng người có thẩm quyền giải quyết
- Không thể
cung cấp bằng chứng, trình bày thông tin không chính xác.
- Không sử
dụng quyền nhận văn bản, quyết định giải quyết
- Không sử
dụng quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án đúng quy định
Thì bạn sẽ đi
tới đi lui, mất thời gian, đơn từ mà không giải quyết được gì.
Thứ hai, chúng ta cần tìm hiểu ai là người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình
quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình;
2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã,
thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có
khiếu nại.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương: giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình
quản lý trực tiếp.
- Giám đốc
sở và cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2- Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21
của Luật này đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
- Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1. Giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2. Giải quyết
khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn
có khiếu nại;
3. Giải quyết
khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã
giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Thủ
trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
- Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ:
1. Giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán
bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2. Giải quyết
khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật khiếu nại, tố cáo đã
giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
3. Giải quyết
khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành mình mà Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại
- Tổng
thanh tra: Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã
giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
Thứ ba, tìm hiểu thời gian giải quyết đơn:
1. Thời hạn
giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải
quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu,
vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45
ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày
thụ lý để giải quyết.
2. Trong thời
hạn quy định tại khoản 1 này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không
giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến
nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử
lý kỷ luật người đó.
Thứ tư, tìm hiểu về cách xử lý khi hết thời hạn giải
quyết khiếu nại:
Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà
người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối
với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 45 ngày.
Trong trường
hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh
Trong trường
hợp khiếu nại tiếp thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người giải
quyết khiếu nại lần hai.”
Như vậy, khi nộp đơn
bạn phải giữ
biên nhận, và theo dõi ngày hẹn giải quyết, hết thời hạn quy định trên mà vẫn
không có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết thì bạn có quyền kiến nghị
với cấp trên để xem xét xử lý kỷ luật người không giải quyết khiếu nại.
Và tiếp theo
30 - 45 ngày nữa, nếu vẫn không có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết hoặc
tiếp theo 30- 45 ngày kể từ ngày có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết
nhưng bạn không đồng ý thì bạn có quyền chọn một trong 2 cách:
1/ Khiếu nại
đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nếu có.
2/ khởi kiện
vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh
Thứ năm, tìm hiểu về việc giải quyết khiếu nại lần
hai:
1. Thời hạn
giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải
quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu,
vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60
ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày
thụ lý để giải quyết.
2. Trong thời
hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền
kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem
xét xử lý kỷ luật người đó
3. Quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu
nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan,
người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết
định giải quyết.
Quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai phải được công bố công khai.
Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại lần hai không được
giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà
người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà
án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
Cuối cùng, quyết định nào là quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực?
Theo khoản 16
điều 2 đã được sửa đổi bổ sung của Luật khiếu nại, tố cáo thì: Quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà trong thời hạn do pháp luật
quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính
tại Toà án.
Bài viết đã
khá dài, xin tạm dừng tại đây.
Rất mong nhận
được ý kiến trao đổi của người gửi thư và các thành viên khác cho chủ đề
này.