Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

Chủ đề   RSS   
  • #10921 17/07/2008

    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

    Ông  Phó Chủ tịch quận KT Chủ tịch quận cấp phép xây dựng cho hộ liền kề nhà ông A,  dt hợp pháp chỉ có 33,37 m2 mà cấp phép xây dựng 52,80 m2, đã lấn sang một phần nhà ông A. Hành vi vi phạm pháp luật này là do ông Phó Chủ tịch trực tiếp gây ra, nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định vẫn là ông Chủ tịch. Thế mà ông A tố cáo ông chủ tịch, thanh tra TP cho rằng ông Chủ tịch không có liên quan ! Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào ? Có đủ cơ sở để khiếu nại, tố cáo ông Chủ tịch không ? Tại sao ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 01:46:16 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:48 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:20 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 12/03/2010 11:14:48 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 07:18:56 PM
     
    286293 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

18 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #23647   29/07/2008

    vienngocxanh119
    vienngocxanh119

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    UBND huyện có quyền khởi kiện cá nhân xâm phạm lợi ích của UBND không?

    Xin hỏi: UBND huyện có quyền khởi kiện cá nhân xâm phạm lợi ích của UBND không?

     
    Báo quản trị |  
  • #23648   07/05/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    UBND huyện có quyền khởi kiện

    Quyền đó được quy định tại khoản 3 điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó,

    Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
     
    Báo quản trị |  
  • #10705   29/07/2008

    daosykieu
    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bàn về "Thời hạn kháng cáo"

    Thời hạn kháng cáo có nhất thiết phải như hiện tại không?
    Có thể thay đổi không?
    Tại sao lại cần thời hạn kháng cáo?
     
    Báo quản trị |  
  • #10706   15/05/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Về thời hạn kháng cáo!

    Thử lấy ví dụ nhé: Bạn bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên án tử hình, nhưng bạn, xét về mọi khía cạnh, bạn không đáng bị như thế? Bạn cần phải kháng cáo, đúng không? Pháp luật cho phép mà!
    Trong pháp luật, điều quyết định kết quả của bản án thường là chứng cứ. Bạn kháng cáo, thì bạn phải có những chứng cứ thuyết phục Hội đồng xét xử cấp cao hơn rằng, bạn không đáng bị tử hình, những thứ mà trước đó bạn "quên" đưa ra để thuyết phục họ. Để làm được điều này, bạn cần thời gian. Nhưng pháp luật cho bạn thời gian, nhưng thời gian của bạn không làm ảnh hưởng đến nhiều người khác liên quan trong vụ án này. Nếu không quy định thời hạn, thì liệu việc bạn nói rằng " Tôi cần thêm chứng cứ" để cố ý trì hoãn việc chấp hành hình phạt do bản án sơ thẩm đã tuyên, có quá sơ hở quá không? Và nếu không quy định thời hạn kháng cáo, mà "xử" luôn ngay sau khi bản án có hiệu lực có quá oan cho bạn không?
    Bạn thử đặt mình trong trường hợp như vậy, bạn sẽ thấy việc thời hạn kháng cáo có ý nghĩa như thế nào và bao lâu là đủ!
    Con người mà, khi đối diện với cái chết và sự sống thì cho dù một giây, đó cũng là điều có ý nghĩa, huống hồ là 15 ngày như theo quy định của Luật Tố tụng hình sự!
     
    Báo quản trị |  
  • #10707   24/05/2008

    daosykieu
    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    có cơ sở nào để đưa ra thời hạn kháng cáo phải nhất thiết là như bây giờ không nhỉ?hay thử tăng thời hạn kháng cáo lên để cho nhiều cơ hội khác có được không nhỉ
     
    Báo quản trị |  
  • #23690   29/07/2008

    wiricub
    wiricub

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có quy định nào về việc lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

    Pháp luật dân sự hiện nay cho phép các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lựa chọn pháp luật áp dụng? Vậy có quy định nào cho phép hoặc không cho phép các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lựa chọn tòa án ở Việt Nam hoặc tòa án nước ngoài giải quyết tranh chấp hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #23691   04/06/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Điều 410 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 do Quốc hội ban hành (BLTTDS) quy định:

    Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

    b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;

    d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

    đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;

    e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

    Điều 411, 412, 413 của BLTTDS quy định tiếp:

    1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:

    a) Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

    b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

    c) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

    2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:

    a) Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    b) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    d) yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

    * Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án

    Vụ việc dân sự đã được một Toà án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phải được Toà án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Toà án khác của Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài.

    * Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp đã có Toà án nước ngoài giải quyết

    1. Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án nước ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và nước có Toà án ra bản án, quyết định dân sự đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự.

    2. Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có Toà án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Toà án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

    Mình nghĩ nhiêu đây có thể làm sáng tỏ phần nào vấn đề bạn hỏi ?!

     
    Báo quản trị |  
  • #10740   17/04/2009

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chủ tọa phiên tòa làm sai thủ tục tố tụng, khiếu nại ở đâu?

    Tôi muốn hỏi khi chủ tọa phiên toà sơ thẩm làm sai thủ tục tố tụng về pháp lý thì phải gửi đơn kiện đi đâu? cơ quan nào giải quyết ?
    Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #10741   28/05/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chủ tọa phiên tòa làm sai tố tụng!

    Thông thường, theo Luật Tố tụng Hình sự, Chánh án là người ra quyết định ai là người chủ tọa phiên tòa.
    Do vậy, trường hợp chủ tọa phiên tòa sai thủ tục tố tụng, bạn có thể khiếu nại lên Chánh án cấp đang xét xử.
    Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa là Chánh án thì gửi đơn khiếu nại lên cấp cao hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #10742   28/05/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày biết hành vi tố tụng của chủ toạ phiên toà sơ thẩm mà bạn cho là vi phạm pháp luật thì bạn có quyền khiếu nại ( điều 394 Luật tố tụng dân sự ).
    1/- Nếu chủ toạ phiên toà sơ thẩm là Phó chánh án hoặc thẩm phán thì đơn khiếu nại gởi Chánh án Toà sơ thẩm. Vị này sẽ giải quyết khiếu nại của bạn trong 15 ngày, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết này, bạn được quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp, nơi đây cũng sẽ giải quyết khiếu nại của bạn trong 15 ngày và đó là kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng ( điều 396 Luật Tố tụng dân sự ).
    2/- Nếu chủ toạ phiên toà sơ thẩm là Chánh án thì đơn khiếu nại gởi Toà án cấp trên trực tiếp. Nơi đây sẽ giải quyết khiếu nại của bạn trong thời hạn 15 ngày và đây là kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng. ( điều 396 Luật tố tụng dân sự ).
     
    Báo quản trị |  
  • #10743   29/05/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin cảm ơn sự trả lời đầy đủ của Bluesea cùng TranVoThienThu về câu hỏi trên của tôi.
    Cũng trên phần câu hỏi này xin các bạn cho ý kiến tiếp theo :
    - Viện kiểm sát Nhân Dân có được quyền tham gia và có yêu cầu đối với một bản án chủ tọa làm sai thủ tục tố tụng hay không ?
    - Trong 15 ngày kể từ khi toà tuyên án, bị đơn được quyền kháng cáo và nộp tiền kháng cáo. Nhưng cứ chờ đợi mãi để nhận bản án và chỉ khi bị đơn làm đơn khiếu nại, và tròn 1 tháng sau,  bản án của sơ thẩm mới được trao cho bị đơn .
    Đồng thời cũng thời gian đó toà phúc thẩm tối cao mới nhận được hồ sơ của sơ thẩm .
     Xin hỏi : như thế có trái quy định của luật pháp hay không ?
    Bị đơn có thể không cần làm kháng cáo bổ sung nữa, mà nhờ luật sư đại diện khiếu nại như thế có hợp lệ và có được hay không ?
    Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #10744   29/05/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Viện kiểm sát được quyền tham gia phiên Toà sơ thẩm ( điều 207 bộ luật tố tụng dân sự ) và có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm  ( điều 250 bộ luật tố tụng dân sự ) để yêu cầu xét xử phúc thẩm nếu có chứng cứ việc Phiên toà sơ thẩm vi phạm pháp luật.
    2/- Việc tròn 1 tháng Toà sơ thẩm mới giao hoặc gởi bản án sơ thẩm cho đương sự và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác là đã vi phạm điều 241 bộ luật tố tụng dân sự. Điều này qui định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên Toà thì các đương sự được cấp Trích lục bản án và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hay gởi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
    3/- Đương sự là Bị đơn khi tham gia tố tụng có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình ( điểm h khoản 2 điều 58 bộ luật tố tụng dân sự ). Như vậy, việc bị đơn nhờ Luật sư tiến hành các thủ tục kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cho mình là hợp pháp.
     
    Báo quản trị |  
  • #10745   30/05/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin cảm ơn Trần Võ Thiên Thu đã  trả lời nhanh và rõ ràng quá .
    Cũng xin phép TVTT cho tôi được copi những đọan trả lời của TVTT,  để vào trong đơn khiếu nại một chủ tọa phiên toà sơ thẩm làm sai thủ tục tố tụng nhé.
    Bây giờ, có lẽ tôi mới hiểu trình độ một thẩm phán hiện nay còn nhiều bất cập .
    Lần nữa rất cảm ơn .
     
    Báo quản trị |  
  • #10746   30/05/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin phép được hỏi tiếp một câu nữa :
    Nếu bị đơn ngay trong phiên toà,  yêu cầu chủ tọa phiên toà cho coi một số hồ sơ pháp lý, và cho coi thông báo tống đạt và đề nghị hoãn phiên xử. Nhưng  chủ tọa trả lời rằng :
    - Hết giờ coi rồi, đề nghị bị đơn ngồi xuống . Toà đã tống đạt, bị đơn không cần coi, toà không đồng ý hoãn .
    Hỏi : như thế chủ tọa có vi phạm vào điều luật nào hay không ? có luật nào cho phép bị đơn được quyền xin hoãn hay không?
    Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #10747   02/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/- Bị đơn có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập ( điểm d khoản 2 điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự ). Như vậy, ngay tại phiên Toà, nếu Bị đơn có yêu cầu này mà Chủ toạ phiên Toà từ chối thì vị Chủ toạ này đã vi phạm điểm d khoản 2 điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự.
    2/- Bạn không nói rõ bạn đề nghị hoãn phiên Toà với lý do gì cho nên tôi không thể khẳng định việc chủ toạ phiên toà không chấp nhận hoãn phiên toà là đúng hay sai. Bạn trình bày rõ ràng lại vấn đề này nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #10748   02/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Bạn hnam_56 thân mến,

    Điều 241 Bộ Luật tố tụng dân sự qui định trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kết thúc phiên toà thì các đương sự được cấp Trích lục bản án. Bạn thấy đó, Luật chỉ qui định như thế chứ không qui định là Toà trong thời gian 3 ngày phải bằng mọi cách giao tận tay đương sự Trích lục bản án. Do đó Bạn cần kháng cáo thì phải đến Toà án gặp Thư ký phiên Toà để xin cấp Trích lục bản án theo thời gian qui định này và tiến hành các thủ tục cần thiết khác ( như viết đơn kháng cáo xin phúc thẩm nộp tại Toà sơ thẩm ) nhằm đảm bảo cho việc kháng cáo của mình đúng thời hạn 15 ngày. Nếu bạn có yêu cầu kháng cáo nhưng cứ nằm nhà chờ Toà giao bản án mới tiến hành các thủ tục cần thiết, để rồi khi Toà giao bản án chậm so với Luật qui định dẫn tới việc bạn kháng cáo trể hạn, bạn lấy đó làm cơ sở để khiếu nại thì không có gì sai nhưng lại TỰ MÌNH LÀM KHỔ MÌNH THÊM, ví dụ Toà có công nhận việc giao bản án chậm là sai và sửa sai bằng cách quyết định thụ lý để xử phúc thẩm dù bạn kháng cáo trể hạn thì bạn vẫn bị mất công khiếu nại tới, khiếu nại lui, thay vì chỉ mất 1 lần tới Toà xin cấp Trích lục bản án, đồng thời viết luôn Đơn kháng cáo xin phúc thẩm nộp ngay tại Toà sơ thẩm trong thời gian qui định 15 ngày có phải dễ chịu hơn không ?
    Ông Bà mình dạy rằng " Vô phước đáo tụng đình", chỉ với nội dụng kiện cáo chính thôi, mình đã phải hết sức vất vả, bạn cố gắng kềm chế bản thân và hạn chế tối đa việc phát sinh những nội dung kiện cáo linh tinh, râu ria khác, bởi nó chỉ tổ làm mình thêm mất thời gian, tiền bạc và rước thêm sự bực bội vào người. Ai cũng biết có rất nhiều việc Luật qui định thời gian hẳn hoi nhưng trên thực tế, thời gian được kéo dài hơn rất nhiều, để "được việc", bạn nên chọn cách đề phòng từ xa, đừng "chủ động" ngồi im nhìn họ phạm luật về thời gian rồi lại khiếu nại...... Khiếu nại chính chưa xong, lại thêm khiếu nại phụ, ai mệt hả bạn ? Người ta có rất nhiều lý do giải thích cho việc chậm trể, trong đó lý do chính đáng nhất là do quá tải công việc, bạn có chứng cứ nào để bác bỏ lý do này không ?
    Đấy là lời khuyên chân thành của tôi, người từng tham gia rất nhiều phiên Toà với tư các đại diện theo ủy quyền của đương sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #10749   02/06/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chủ tọa không cho phép hoãn ????

    Trích dẫn:
    2/- Bạn không nói rõ bạn đề nghị hoãn phiên Toà với lý do gì cho nên tôi không thể khẳng định việc chủ toạ phiên toà không chấp nhận hoãn phiên toà là đúng hay sai. Bạn trình bày rõ ràng lại vấn đề này nhé.

    Xin chào Trần Võ Thiên Thu 

    Xin được trình bày với TVTT lý do chúng tôi đề nghị hoãn phiên toà mà toà không cho phép với lý do tôi nêu ở trên 
    - Vụ án sơ thẩm mà chúng tôi vướng mắc vào là có một công ty nước ngoài tham gia .
    Chủ tọa phiên toà đưa công ty nước ngoài này vào tham gia với tư cách " người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan" . Sau một lần toà tự " hoãn " với lý do : - " để thông báo và tống đạt công ty nước ngoài" . Cùng ngày toà cũng ra luôn thông báo phiên xử tiếp theo ( 1 tháng sau ) .
    Đúng 1 tháng sau vào ngày xử, chúng tôi đến tham gia và có yêu cầu chủ tọa 
    - Công bố tài liệu niêm yết đối với công ty nước ngoài, nếu không có tài liệu của phiá nước ngoài trả lời thì đề nghị hoãn phiên toà. 
    Vị chủ tọa nói : ( nguyên văn )
    " hết thời gian xem"  ? ( điều này cho đến bây giờ tôi vẫn thắc mắc về cách trả lời đó ? vì lời yêu cầu xem tài liệu niêm yết công khai vào ngay khi toà cho phép các thành phần tham dự ngồi xuống và tự chủ tọa có hỏi
     - " hai bên có yêu cầu gì không ? "
    Vậy lý do gì chủ toạ không cho xem ???? nếu đúng như chủ tọa không cho xem tài liệu niêm yết và lại còn tuyên bố tiếp theo - " đã niêm yết hai lần và đã làm thủ tục uỷ thác hợp lệ ".
    Chúng tôi vì không được coi tận mắt tài liệu niêm yết của toà, cảm thấy " chủ tọa có vấn đề " với cách trả lời áp đặt ấy và dựa trên cảm giác thực tế lúc đó` 
    -  Toà chưa điều tra xác minh đầy đủ phiá công ty nước ngoài
     - Nếu có làm thủ tục tư pháp hợp lệ thì toà đã công bố chứ không nói khơi khơi như vậy
    Vì hai yếu tố đó mà chúng tôi đề nghị xin hoãn . Nhưng toà không chấp nhận .
    Xin hỏi với những yêu cầu như thế để xin hoãn thì có được hay không ? và lý do gì toà không công bố cũng như không cho coi tài liệu niêm yết ? thế nào là hết giờ được coi ???

    Phần 1 : khi yêu cầu toà cho sao chép hồ sơ chủ toà luôn không đồng ý và bắt phải gạch đầu dòng những tài liệu nào ? 
    Ví như chúng tôi là bị đơn thì làm sao biết nguyên đơn kiện cái gì ? ( ngoài tờ khời kiện) và nguyên đơn nộp những cái gì cho toà ??? ( tài liệu kèm đơn khởi kiện) 


     
    Báo quản trị |  
  • #10750   02/06/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn TranVoThienThu

    Chân thành cảm ơn những ý kiến và lời khuyên của bạn dành cho những câu hỏi của tôi . Bạn nói đúng, nếu cứ " chờ' thì người thua thiệt là bị đơn .
    - Việc khiếu nại : không chỉ ở bản án được gửi trễ mà là khiếu nại một cách làm sai trầm trọng ở cấp sơ thẩm vì chủ tọa đã vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng và xác định sai quan hệ pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #10751   03/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    1/-  Tôi mách bạn cách viết đơn để khỏi bị bắt bẻ khi bạn không biết tất cả các chứng cứ của Nguyên đơn cung cấp và của Toà thu thập được : nội dung đơn xin sao chụp chứng cứ có trong vụ án bạn viết thế này : "Tôi là Bị đơn trong vụ án dân sự tranh chấp............với Nguyện đơn là Nguyễn văn A mà quí Toà đang thụ lý giải quyết. Căn cứ điểm d khoản 2 điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự, nay tôi làm đơn này xin quí Toà cung cấp bản sao TOÀN BỘ CHỨNG CỨ CÓ TRONG VỤ ÁN NÀY của Nguyên đơn cung cấp và của Toà án thu thập được ". Thời điểm bạn làm đơn này là khi đã nhận được thông báo mời tham dự phiên Toà ( Tức thời điểm Toà đã tập hợp đầy đủ chứng cứ để chuẩn bị mở phiên Toà xét xử ).
    Khi được giao bản sao chứng cứ, bạn yêu cầu phải có biên bản giao, nhận, trong đó bạn ghi rõ mình đã nhận những chứng cứ gì, nhất thiết phải có chữ ký của người giao ( phải là Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hay Thư ký phiên Toà ). Sau này, nếu trong phiên Toà, Hội đồng xét xử có công bố chứng cứ nào mà trước đó họ không cung cấp bản sao cho bạn nghiên cứu thì bạn có thể căn cứ vào biên bản giao nhận đó mà xin hoãn phiên Toà với lý do mình cần có thời gian để nghiên cứu chứng cứ Toà mới công bố để có ý kiến chính xác nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
    Nếu đã làm đơn với nội dung như thế mà vẫn không được cấp bản sao các chứng cứ có trong vụ án thì bạn có quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại hành vi tố tụng vi phạm pháp luật.
    2/- Lần trước Toà hoãn với lý do chưa thông báo, tống đạt những văn bản tố tụng ( như thông báo mời dự phiên Toà, thông báo triệu tập lấy lời khai..v..v... ) dẫn tới Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan ( Công ty nước ngoài nọ ) không có mặt tại phiên Toà là đúng Luật ( Khoản 1 điều 201 Bộ Luật tố tụng dân sự ). Việc cùng ngày Toà thông báo luôn đúng 1 tháng sau mở lại phiên Toà cũng đúng Luật  ( Khoản 1 điều 208 bộ luật tố tụng dân sự ).
    Lần sau, lý do xin hoãn phiên Toà của bị đơn như thế chắc chắn không được chấp nhận ! Bởi vì đương sự ( gồm cả người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan ) có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà không đưa ra được hoặc không đưa đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó ( khoản 1, khoản 4 điều 79 bộ luật tố tụng dân sự ). Ở đây, nếu Công ty nước ngoài nọ với tư cách là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, đã được Toà thông báo hay tống đạt, niêm yết các văn bản tố tụng nhưng họ không có trả lời thì coi như họ tự chịu hậu quả, Toà có xử thế nào thì họ cũng phải chịu cho nên việc họ không trả lời không phải là lý do chính đáng để hoãn phiên toà.
    Tương tự, điểm a khoản 2 điều 154 Bộ Luật tố tụng dân sự ghi rõ bản chính văn bản tố tụng niêm yết công khai ( tất cả mọi người đều có thể đọc ) tại trụ sở Toà Án và khoản 3 điều 154 Bộ Luật tố tụng dân sự cũng ghi rõ thời gian niêm yết công khai là 15 ngày. Như vậy, nếu bị đơn có nhu cầu cần biết về việc này thì phải tự đến trụ sở Toà án để xem văn bản tố tụng liên quan tới Công ty nước ngoài được niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày theo Luật định. Bị đơn không đi hoặc đi xem quá hạn niêm yết công khai, dẫn tới không biết thì.....ráng chịu ! Đợi tới khi phiên Toà khai mạc, Bị đơn mới yêu cầu cho xem văn bản tố tụng đã niêm yết từ trước đó thì yêu cầu này không chính đáng và vị chủ toạ trả lời "hết thời gian xem" là đúng luật. Đương nhiên, đã không chính đáng thì không thể là lý do hoãn phiên toà !
              Theo tôi, bạn đang tham gia tố tụng với tư cách bị đơn nhưng sự am hiểu về pháp luật liên quan có nhiều hạn chế, dẫn tới có nhiều yêu cầu không chính đáng và làm "khó chịu" cho Chủ toạ phiên Toà ! Bạn nên uỷ quyền cho ngừoi nào am hiểu pháp luật đại diện cho mình tham gia tố tụng hoặc nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình trước Toà là hay nhất.
     
    Báo quản trị |  
  • #10752   05/06/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Lần nữa xin cảm ơn sự góp ý trao đổi tận tình của bạn TranVoThienThu dành cho chủ đề này.
    Vâng thưa bạn, những ý kiến bạn nêu ra đều đúng và chúng tôi cũng đều làm đúng như vậy. Nhưng chủ tọa không cho phép. Vị chủ tọa luôn bắt rằng " yêu cầu cái gì thì ghi rõ ra, đến khi khi ghi rõ thì vị ấy không duyệt cho coi bút lục
    Luật sư cũng có và chủ tọa thì " bắt nạt" luật sư lắm . Quyền hành của luật sư người bảo vệ quyền lợi cho " thân chủ' theo tôi hiểu không thể phát huy được mặc dù mặc dù xét về bằng cấp , thời gian công tác có lẽ họ cũng như " thẩm phán" mà thôi. Như thế có phải luật sư phải "tranh thủ" hay cần ' quen biết"  thẩm phán thì mới được việc hay không ?  Tôi thật không biết phải kiếm cho mình một luật sư thế nào nữa. Là một luật sư rành " cãi tay bo" giỏi hay một luật sư rành " luật" và luật pháp công lý dựa trên cơ sở nào để  " trò chuyện" với chủ tọa ( tức thẩm phán) . Theo tôi đang thấy thì luật sư có cải gì thì cãi, bằng chứng nêu ra đầy đủ nhưng thẩm phán vẫn TUYÊN sai TRẮNG TRỢN thì coi như thua .
    Tôi sẽ trình bày lên đây dần dần để tất cả tham khảo và biết về một phiên xử không có công lý cũng không dựa trên luật pháp nào cả .
    Có lẽ tôi phải rời mục này :
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=994
    sang một nơi thảo luật vì tôi xin tư vấn khá lâu nhưng các luật sư đều không ai dám lên tiếng . Hoặc giả các luật sư trên đây không biết tư vấn thế nào cho những câu hỏi tôi nêu ra mặc dù rất rõ ràng. :-))
    - Bác luật sư Xuân Hãn trả lời như thế tôi cũng không phục lắm. Nếu chữ ký quan trọng thế quan trọng hơn cả con dấu có tư cách pháp nhân đàng hoàng, thì lý do gì khi một công dân làm bất cứ đơn từ nào cũng đều phải có công chứng dấu của uỷ ban, của phòng công chứng  trước đây là :  " chữ ký bên của ..." ?
    - Bác ấy mới đọc sơ qua "hồ sơ" bằng vài dòng viết đã tuyên câu xanh rờn " có dấu hiệu lưà đảo ... " cũng thật ngộ . Và khi tôi đưa ra những kế tiếp thì các bác im luôn .
     
    Báo quản trị |