Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

Chủ đề   RSS   
  • #10921 17/07/2008

    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

    Ông  Phó Chủ tịch quận KT Chủ tịch quận cấp phép xây dựng cho hộ liền kề nhà ông A,  dt hợp pháp chỉ có 33,37 m2 mà cấp phép xây dựng 52,80 m2, đã lấn sang một phần nhà ông A. Hành vi vi phạm pháp luật này là do ông Phó Chủ tịch trực tiếp gây ra, nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định vẫn là ông Chủ tịch. Thế mà ông A tố cáo ông chủ tịch, thanh tra TP cho rằng ông Chủ tịch không có liên quan ! Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào ? Có đủ cơ sở để khiếu nại, tố cáo ông Chủ tịch không ? Tại sao ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 01:46:16 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:48 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:20 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 12/03/2010 11:14:48 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 07:18:56 PM
     
    286398 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

18 Trang «<45678910>»
Thảo luận
  • #11184   29/08/2008

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Ai đúng ? Có yêu cầu kháng nghị Giám đốc thẩm được không ?

    Tại bản án số 274/2007/HCST ngày 06/02/2007 của TANDTP thì QĐ 2666/QĐ-UB ngày 27/06/2002 của UBNDTPHCM là đúng, không vượt thẩm quyền, bà Trần Thị Ngọc thua kiện. Thế nhưng tại kết luận của Thanh tra Chính phủ ( Thanh niên online 2/4/2008 ), có nêu: Việc ban hành QĐ 2666 trước khi Thủ tưnớg ban hành QĐ 95 là chưa đúng quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và giao đất... Vậy ai đúng ? Bà Ngọc có yêu cầu kháng nghị Giám đốc thẩm được không ? Tôi muốn các luật sư tư vấn
     
    Báo quản trị |  
  • #11185   01/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Bà Ngọc thua kiện nhưng có kháng cáo bản án 274/2007/HCST ngày 6/2/2007 hay không ? Theo bạn trình bày thì hình như bản án sơ thẩm này đã có hiệu lực pháp luật thì phải ? Nếu đúng như thế thì tính tới nay bản án này đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm ( 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực ), cũng đã hết thời hạn kháng nghị tái thẩm ( 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực ) theo qui định tại điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
          Thật đáng tiếc, nội dung kết luận của Thanh tra chính phủ là chứng cứ thuyết phục chứng minh rằng bản án 274/2007/HCST có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, đủ điều kiện để khiếu nại xin kháng nghị theo trình tự GĐT đối với bản án này theo qui định tại điểm c khoản 1 điều 67 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, nhưng đã hết thời hạn ! Bà Ngọc thử khiếu nại xin GĐT quá hạn, trình bày do tới ngày 2/4/2008 mới đọc được bản tin của Thanh niên nên mới thu thập được chứng cứ, biết đâu sẽ được xem xét.
     
    Báo quản trị |  
  • #21050   09/02/2009

    lenghia777
    lenghia777

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đền bù giải tỏa quá thấp so với thực tế có được khiếu kiện không?

    Đền bù giải tỏa quá thấp so với thực tế có được khiếu kiện không?

     Tôi tên là Lê Hiếu Nghĩa, hiện  đang canh tác mía trên  mảnh đất 1,3 ha gồm: 8956 m2 (số thửa 262, số tờ bản đồ 19), 175 m2 (số thửa 260, số tờ bản đồ 19), 5995 m2 (số thửa 52, số tờ bản đồ 20) tại Xã Đức Hoà Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

    Năm 2006 khu đất của chúng tôi bị quy hoạch trong khu công nghiệp nhựa của công ty TNHH Hải Sơn theo quyết định số 286/QĐ.UB ngày 13/01/2006 (do tỉnh Long An ký quyết định chứ không do Thủ Tướng Chính Phủ Ký). Nhưng do chính sách đền bù không rõ ràng và giá đền bù quá thấp so với thực tế nên tôi không ký nhận tiền đền bù. Cụ thể như sau:

    - Đất của tôi là đất mặt tiền đường 40 m giá thực tế là gần 2 triệu đồng/m2, nhưng công ty Hải Sơn chi đền bù là 40 ngàn/m2 cho tất cả diện tích đất của tôi. Tôi không đồng ý với giá quá rẻ này.  Tháng 10 năm 2008 vừa qua UBND tỉnh Long An điều chỉnh khung đền bù mới cho khu đất này là 1.950.000 đồng/m2 ở mặt tiền tính từ 50 m đầu và 135 ngàn/m2 cho các mét sau. Nhưng Công ty Hải Sơn và UBND Xã Đức Hòa Hạ nói chỉ áp dụng gía khi ra quyết định năm 2006 la 40 ngàn/m2. Như vậy có đúng không?

    - Đất của tôi khi giải tỏa không được bố trí tái định cư vì tôi không có nhà trên đất. Như vậy có đúng không?.

    Hôm nay tôi xin các luật sư tư vấn dùng đất của tôi có được đền bù theo giá mới được không? Có được tái định cư không? Và công ty Hải Sơn có quyền xây cất trên đất của tôi không?

    Xin chân thành cám ơn quý Luật sư và chúc sức khỏe quý Luật sư.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #21051   09/02/2009

    phongdatdai
    phongdatdai
    Top 500
    Chồi

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    1. Có thể giá đất bồi thường là thấp nhưng Nhà nước đã làm đúng quy định. Bạn cần phân biệt giá đất chia làm nhiều loại, rõ ràng nhất là đất ởđất nông nghiệp. Bạn đang sử dụng đất nông nghiệp (giá 40.000 đ/m2) thì không thể bồi thường theo giá đất ở (khoảng 2.000.000 đ/m2).

    2. Căn cứ theo quy định về bồi thường, nếu việc bồi thường chậm do lỗi của cơ quan Nhà nước thì người dân được bồi thường theo mức giá tại thời điểm có giá đất cao hơn, trường hợp bồi thường chậm do lỗi của người dân thì bồi thường theo giá tại thời điểm thấp hơn.
    Quy định là như vậy, nếu là lỗi do bạn không nhận tiền bồi thường thì khi khiếu nại cũng giải quyết như vậy thôi.

    3. Nguyên tắc chung của việc bố trí tại định cư là người đang sử dụng đất phải di chuyển chổ ở khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên ở một số địa phương có quy định khi thu hồi bao nhiêu mét vuông đất nông nghiệp sẽ được bố trí tái định cư. Bạn có thể tham khảo Quyết định của UBND tỉnh Long An xem trường hợp của bạn có được bố trí tái định cư hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #23656   29/07/2008

    lawviet2008
    lawviet2008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Án thừa kế quá hạn định người kiện cần làm thủ tục gì để khiếu nại?

    Tôi rất cảm ơn đã nhận trả lời của luật sư tư vấn và xin luật sư vui lòng tư vấn về thủ tục gửi Toà án khiếu nại để xử lý án dân sự quá hạn định vi phạm luật tố tụng dân sự.

    Trân trọng kính chào.

    Lawviet2008

     
    Báo quản trị |  
  • #23657   08/05/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    thủ tục khiếu nại

    Bạn hãy làm đơn khiếu nại gửi chánh án tòa án đã thụ lý vụ án của bạn. Trong đơn bạn trình bày về nội dung vụ việc đã được tòa án thụ lý từ 2003 đến nay nhưng vẫn chưa được giải quyết và yêu cầu tòa sớm giải quyết.

    Kèm theo đơn là bản photo biên lai tạm ứng án phí để chứng minh rằng trước đây tòa đã thụ lý vụ án của bạn.

    Chúc bạn thành công!
     
    Báo quản trị |  
  • #26723   11/12/2009

    quangctcc
    quangctcc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự

    Một vụ án dân sự sau khi xử sơ thẩm xong, bị kháng cáo, tòa phúc thẩm sau khi xem xét chứng cứ đã tuyên hũy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm xét xử lại. Vậy cho tôi hỏi:
    1. khi có chứng cứ mới, tại sao tòa phúc thẩm không căn cứ vào đó mà phán quyết luôn mà chỉ hũy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cấp sơ thẩm xét xử lại.
    2. Khi tòa sơ thẩm xét xử lại, có căn cứ vào các yếu tố phân tích của tòa phúc thẩm để xét xử không? Nếu cấp sơ thẩm vẫn xử y như sơ thẩm lần 1 có được không?
    3. Nếu tòa phúc thẩm xử hũy án giao cấp sơ thẩm xét xử lại thì có thể kháng án lên Tòa Giám đốc thẩm được không? Thủ tục Giám đốc thẩm như thế nào? (nếu Phúc thẩm là tòa án tối cao, thì Giám đốc thẩm gửi hồ sơ cho đơn vị nào? Ở đâu?).
    4. nếu bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, các bên có thể khiếu nại ở đâu (ngoài Giám đốc thẩm)? cơ quan nào tiếp nhận giải quyết?
    Rất mong các luật sư tư vấn giúp.

     
    Báo quản trị |  
  • #26724   29/11/2009

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự

    Trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục như sau:

    1. Thủ tục tiếp nhận đơn khởi kiện

    - Đơn khởi kiện phải được lập đúng mẫu, nêu rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; nội dung vụ việc tranh chấp, và yêu cầu của người khởi kiện; đơn khởi kiện phải kèm theo các tài liệu liên quan tới vụ án dân sự chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp;
    - Người nộp đơn khởi kiện phải chứng minh tư cách: giấy giới thiệu/giấy ủy quyền của nguyên đơn, CMND/hộ chiếu;
    - Thư ký Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiếp nhận đơn khởi kiện và xem xét xem đơn khởi kiện có nộp đúng Tòa án có thẩm quyền hay không, thời hiệu khởi kiện vụ án có còn không, và viết phiếu biên nhận Đơn khởi kiện để trao cho người nộp đơn. Ngày khởi kiện được tính từ ngày Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện, hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi (trường hợp nguyên đơn gửi đơn qua đường bưu điện).

    2. Thụ lí vụ án

    - Sau khi xem xét đơn, trong vòng 5 ngày làm việc, Tòa án nơi tiếp nhận đơn sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu: (i) người nộp đơn không có quyền khởi kiện; (ii) thời hiệu khởi kiện đã hết; (iii) sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; (iv) sự việc được pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc cơ quan hữu quan chưa giải quyết; và (v) sự việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi nhận đơn;
    - Nếu sau khi xem xét đơn nếu thấy đơn khởi kiện không thuộc một trong 5 trường hợp nêu trên, trong vòng 5 ngày làm việc, Tòa án nơi nộp đơn phải tính tiền tạm ứng án phí (50% án phí) và ra Thông báo nộp tiền tạp ứng án phí cho nguyên đơn (Thẩm phán kí Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí rất có thể là Thẩm phán được Chánh tòa giao xử lí vụ án).
    - Sau khi nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí (tại cơ quan thi hành án nơi có tòa án) người nộp đơn sẽ giao biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho thư ký Tòa để thư ký Tòa vào sổ thụ lí vụ án. Việc giải quyết vụ án được tính từ ngày này.
    - Trong vòng 3 ngày làm việc, Tòa án sẽ gửi Thông báo về việc thụ lí vụ án bằng văn bản cho bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lí vụ án. Đối với vụ án kinh tế, sau khi Thông báo về việc thụ lí vụ án, Tòa án sẽ triệu tập nguyên đơn và bị đơn đến để Thẩm phán nêu yêu cầu bổ sung hồ sơ, thông thường là yêu cầu nguyên đơn bổ sung Giấy tự khai để khai rõ vụ việc, đồng thời xem xét việc hòa giải hai bên, nếu vụ việc không thuộc trường hợp không được hòa giải, Thẩm phán sẽ ra Thông báo phiên hòa giải. Đối với vụ án kinh tế, phải tiến hành ít nhất 2 phiên hòa giải.

    (còn nữa)
     
    Báo quản trị |  
  • #26725   11/12/2009

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự (tiếp)

    3. Chuẩn bị xét xử

    - Sau khi thụ lí vụ án, thẩm phán được giao xử lí vụ án và thư ký phụ trách có thể tiến hành thu thập chứng cứ và tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn và bị đơn. Nếu vụ án không thuộc các trường hợp không được hòa giải và không hòa giải được thì việc hòa giải là yêu cầu bắt buộc. Trong một vụ án kinh tế, thông thường thẩm phán sẽ triệu tập hai đợt hòa giải trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
    - Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của đương sự hoặc theo quy định của pháp luật.
    - Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các tranh chấp dân sự tối đa là 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án và có thể được gia hạn tối đa là 02 tháng nếu vụ việc có tính chất phức tạp. Đối với các vụ án kinh tế, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 02 tháng và có thể được gia hạn tối đa là 01 tháng. Khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán phải ra 1 trong 4 quyết định (i) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp hòa giải thành; (ii) Tam đình chỉ giải quyết vụ án; (iii) Đình chỉ giải quyết vụ án; và (iv) Đưa vụ án ra xét xử. Trừ trường hợp có lí do chính đáng, trong vòng 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm.

    4. Phiên tòa sơ thẩm

    - Phiên tòa sơ thẩm được mở theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hội đồng xét xử (HĐXX) có thể ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật. Thời hạn hoãn phiên tòa mỗi lần không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
    - Trong quá trình xét xử sơ thẩm, đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, và HĐXX sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
    - Thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm gồm: bắt đầu phiên tòa, xem xét khả năng thỏa thuận của các đương sự, xét hỏi đương sự, tranh luận tại phiên tòa, nghị án, và tuyên án.

    (còn tiếp)
     
    Báo quản trị |  
  • #26726   11/12/2009

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự (tiếp)

    5. Phiên tòa phúc thẩm

    - Trừ trường hợp có lí do chính đáng, trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm, đương sự có thể làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có thể kháng nghị bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thể kháng nghị bản án sơ thẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Quyết định kháng nghị phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm.
    - Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án. Tòa án cấp sơ thẩm sau khi nhận đơn kháng cáo, tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục cần thiết (kiểm tra tính hợp lệ) và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
    - Trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Trừ trường hợp có lí do chính đáng, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo. Sau khi người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và giao biên lai nộp tiền, Tòa án sơ thẩm làm thủ tục chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
    - Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tối đa là 02 tháng, hoặc 03 tháng trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm thụ lí vụ án. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phúc thẩm phải ra một trong 04 quyết định (i) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; (ii) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; (iii) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; và (iv) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    - Trừ tường hợp có lí do chính đáng, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa.
    - Trong giai đoạn phúc thẩm, người kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì HĐXX ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận thỏa thuận của các đương sự.
    - Phiên tòa phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, và ra một trong 04 quyết định (i) Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; (ii) Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; (iii) Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc thẩm; và (iv) Ra bản án và các quyết định phúc thẩm.
    - Sau khi nghị án, việc ra bản án và quyết định được thực hiện như sau: (i) HĐXX sửa bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã được Tòa án cấp sơ thẩm thu thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng đã được bổ sung đầy đủ tại Tòa án cấp phúc thẩm; (ii) HĐXX hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại khi chứng cứ do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng quy định pháp luật hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, hay có những vi phạm về tố tụng như HĐXX không đúng thành phần, không triệu tập đầy đủ những người phải tham gia phiên tòa sơ thẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ, v.v.

    (còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #26727   11/12/2009

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự (tiếp)

    6. Phiên tòa Giám đốc thẩm

    - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án/quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có (i) kết luận trong bản án/quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (ii) vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; (iii) sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, thì bản án/quyết định đó có thể bị (i) Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao); (ii) Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh (đối với bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân cấp huyện) kháng nghị giám đốc thẩm.
    - Thẩm quyền giám đốc thẩm gồm (i) Ủy ban Thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh (giám đốc thẩm bản án/quyết định của Tòa án Nhân dân cấp huyện bị kháng nghị giám đốc thẩm); (ii) Các Tòa chuyên trách (Dân sự, Lao động, Kinh tế) của Tòa án Nhân dân Tối cao (giám đốc thẩm bản án/quyết định của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị giám đốc thẩm); (iii) Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (giám đốc thẩm bản án/quyết định của các Tòa phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của Tòa án Nhân dân Tối cao).
    - Sau khi nhận được kháng nghị giám đốc thẩm, trong thời hạn tối đa là 04 tháng, tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa giám đốc thẩm.
    - Phiên tòa giám đốc thẩm không có giai đoạn nghị án riêng. Đại diện Viện kiểm sát được có mặt tại phiên tòa ngay cả khi Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và biểu quyết. Những người là đương sự hoặc không phải là người thuộc bộ phận giúp việc cho người kháng nghị hoặc cho Hội đồng giám đốc thẩm thì chỉ được tham gia phát biểu tại phiên tòa trong giai đoạn khai mạc phiên tòa và khi Hội đồng giám đốc thẩm xem xét chứng cứ tại phiên tòa.
    - Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết (i) Tán thành hay không tán thành kháng nghị; (ii) Hủy bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật (toàn bộ hay về quyết định nào); (iii) Hủy về quyết định nào thì phải nói rõ hủy quyết định đó của bản án/quyết định; (iv) Hủy bản án giao về Tòa án địa phương xem xét lại từ giai đoạn sở thẩm, hay từ giai đoạn phúc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải được quá nửa tổng số thành phiên (không phải là số thành viên có mặt) của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tán thành. Nếu trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh hoặc của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phiên tòa giám đốc thẩm phải được hoãn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hõa phiên tòa, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải tiến hành xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

    (còn tiếp)
     
    Báo quản trị |  
  • #26728   11/12/2009

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục tố tụng dân sự (tiếp)

    7. Phiên tòa Tái thẩm

    - Sau khi bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày (i) Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao); (ii) Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh (đối với bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân cấp huyện) biết được (i) Tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; (ii) Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch là không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo chứng cứ; (iii) Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên có ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; và (iv) bản án/quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Tòa án dựa vào để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ, thì bản án/quyết định đó có thể bị kháng nghị tái thẩm.
    - Thẩm quyền tái thẩm gồm (i) Ủy ban Thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh (tái thẩm bản án/quyết định của Tòa án Nhân dân cấp huyện bị kháng nghị tái thẩm); (ii) Các Tòa chuyên trách (Dân sự, Lao động, Kinh tế) của Tòa án Nhân dân Tối cao (tái thẩm bản án/quyết định của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị tái thẩm); (iii) Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (tái thẩm bản án/quyết định của các Tòa phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của Tòa án Nhân dân Tối cao).
    - Sau khi nhận được kháng nghị tái thẩm, trong thời hạn tối đa là 04 tháng, tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa tái thẩm.
    - Phiên tòa tái thẩm không có giai đoạn nghị án riêng. Đại diện Viện kiểm sát được có mặt tại phiên tòa ngay cả khi Hội đồng tái thẩm thảo luận và biểu quyết. Những người là đương sự hoặc không phải là người thuộc bộ phận giúp việc cho người kháng nghị hoặc cho Hội đồng tái thẩm thì chỉ được tham gia phát biểu tại phiên tòa trong giai đoạn khai mạc phiên tòa và khi Hội đồng tái thẩm xem xét chứng cứ tại phiên tòa.
    - Hội đồng tái thẩm biểu quyết (i) Tán thành hay không tán thành kháng nghị; (ii) Hủy bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật (toàn bộ hay về quyết định nào); (iii) Hủy về quyết định nào thì phải nói rõ hủy quyết định đó của bản án/quyết định;  Quyết định tái thẩm của Ủy ban thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải được quá nửa tổng số thành phiên (không phải là số thành viên có mặt) của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tán thành. Nếu trong trường hợp quyết định táithẩm không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh hoặc của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phiên tòa tái thẩm phải được hoãn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hõa phiên tòa, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải tiến hành xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
    - Thủ tục tái thẩm không có việc giao vụ việc để xét xử phúc thẩm lại

    8. Về các vấn đề bạn hỏi, câu trả lời có thể như sau:

    (i) Tòa phúc thẩm có thể phán quyết luôn, nếu đã thu thập đủ chứng cứ hoặc chứng cứ được bổ sung ngay tại phiên tòa. Tòa phúc thẩm chỉ tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cấp sơ thẩm xét xử lại khi khi chứng cứ do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng quy định pháp luật hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
    (ii) Khi tòa sơ thẩm xét xử lại, phải căn cứ vào các yếu tố phân tích của tòa phúc thẩm để xét xử, không thể vẫn xử y như sơ thẩm lần 1 được.
    (iii). Nếu tòa phúc thẩm xử hũy án giao cấp sơ thẩm xét xử lại thì không thể kháng án lên Tòa Giám đốc thẩm được. Thủ tục giám đốc thẩm có quy trình kháng nghị riêng.
    (iv) Nếu bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, các bên chỉ có thể khiếu nại theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm nếu thỏa mãn các điều kiện luật định. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao chịu trách nhiệm xem xét.

    Hi vọng những giải đáp trên đây thỏa mãn các yêu cầu của bạn.

    (Hết)

     
    Báo quản trị |  
  • #36332   10/06/2009

    queen2000
    queen2000

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khiếu nại về việc không giải quyết chế độ hưu trí

    Tôi muốn hỏi về trường hợp NLĐ trong quá trình công tác thì cơ quan không bố trí công việc, không nâng lương, BHXH & BHYT NLĐ phải tự đóng với mức 23%. Đến năm 2000 khi đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan giải quyết chế độ hưu trí không thỏa đáng. Sau đó, từ năm 2000 đến năm 2003 NLĐ có làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng chưa được giải quyết triệt để. Suốt mười mấy năm công tác NLĐ không hề được nhận lương, không được bố trí công việc & hiện nay cũng không được giải quyết chế độ hưu trí. Vậy nếu vào thời điểm hiện tại, NL Đ muốn làm đơn kiện thì vụ việc này có còn thời hiệu khởi kiện hay không & có những VBPL hướng dẫn cụ thể về vấn đề này?
     
    Báo quản trị |  
  • #36333   09/06/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Trường hợp trên nên xem cụ thể tại NĐ số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005
     
    Báo quản trị |  
  • #36334   09/06/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Việc này tôi nghĩ bạn queen2000 phải nói cụ thể từng bước tiến hành trong quá trình đi tìm sự công bằng của mình thì mới được và lần lượt các cơ quan có thẩm quyền trả lời như thế nào?

    Sự đòi hỏi cụ thể của bạn bao gồm những nội dung gì?

    Việc của bạn phải chi tiết cụ thể thì việc tư vấn mới mang lại hiệu quả cao.

    Tôi nghĩ là trường hợp của bạn có thể đã được sự tư vấn của nhiều người, nhiều nơi và cũng được sự can thiệp của nhiều nơi rồi.

    Bạn tham khảo nội dung văn bản pháp luật mà bạn thai_sld xem có giúp ích được gì không.
     
    Báo quản trị |  
  • #36335   09/06/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn queen2000 có thể giải thích rõ hơn được không ?

    Như bạn nói người lao động không được bố trí công việc, không được nhận lương, không được tăng lương, phải tự đóng BHXH + BHYT ??? Nếu nói như vậy thì làm sao gọi là đi làm được ? Mà đã không đi làm thì nói gì đến quyền lợi ??
     
    Báo quản trị |  
  • #36336   10/06/2009

    queen2000
    queen2000

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cụ thể trường hợp này là phía công ty không bố trí công việc cho NLĐ mặc dù NLĐ vẫn đề nghị được làm việc. Trong thời gian chờ đợi phía Công ty bố trí công việc thì NLĐ vẫn được đóng BHXH với mức 23% nhưng không có lương. Đến lúc nghỉ hưu thì phía Công ty áp mức lương hưu cho NLĐ là hệ số 2,5. Vì thấy quá bất công nên NLĐ đã làm Đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng sự việc kéo dài từ năm 2003 đến nay vẫn chưa được giải quyết.
     
    Báo quản trị |  
  • #27047   27/06/2009

    BaThanh.Net
    BaThanh.Net

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/04/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 469
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Kiện Chánh án Quận Gò Vấp như thế nào?

    Trong quá trình giải quyết vụ án sơ thẩm, nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên tôi đã nộp đơn yêu cầu thay thẩm phán.
    Chánh án bác đơn và kết quả là Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án.
    Tôi muốn khiếu nại nhưng khiếu nại để làm gì nữa vì hậu quả của quyết định đã xảy ra.
    Tôi muốn kiện Chánh án nhưng cũng chưa biết quy kết trách nhiệm như thế nào? Ai rành thì hướng dẫn tôi với.
    Còn việc kháng cáo thì đương nhiên tôi phải làm rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #27048   27/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Bạn mở Phần thứ tám Bộ luật TTDS, đọc Chương XXXIII để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. "Kiện" chánh án hay thẩm phán theo thủ tục TT hành chính thì không được.

    Cập nhật bởi quoctranllc vào lúc 27/06/2009 14:53:06

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #27125   07/07/2009

    hangngatieuthu
    hangngatieuthu

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 1155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TỐ TỤNG DÂN SỰ

    Do là bạn bè thân nên năm1997 bà A có mua 1/3 căn nhà của bà B chủ yếu thỏa thuận bằng miệng và có viết giấy công nhận của bà B là có bán nhà cho bà A. Năm 2003 do giá nhà tăng cao nên bà B lật lọng nói là nhà bà A đang ở là thuê của bà B và bảo bà A hãy trả nhà. Do không trình tờ giấy viết tay trên nên Tòa sơ thẩm đã xử bà B thắng kiện. Sau đó Bà A tìm được tờ giấy bán nhà bằng tay và có nhiều người làm chứng công nhận nhà đó là của bà A đã mua của bà B, nên công chứng đã chứng thực công nhận giấy thoa thuân bằng tay đó, tòa phúc thẩm đã bác tất cả giải quyết của tòa sơ thẩm và cho đến nay đã 5năm rồi mà vụ án vẫn nằm đó, và bà A vẫn chưa làm được giấy tờ nhà . Xin tư vấn giúp bà A phải kiện đến đâu nữa thì vụ án mới mong đi đến dứt điểm? Xin chân thành cản ơn.
    Trân trọng kính chào!
     
    Báo quản trị |