đây là một vụ án dân sự, khi đã có quyết định sơ thẩm của toà án mà nguyên đơn không đồng ý thì có thể tiến hành làm đơn klháng cáo,thủ tục phúc thẩm được quy định cụ thể trong chương XVII BLTTDS bạn có thể tham khảo thêm, nhưng có thể tóm gọn như sau:
Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của
bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc
xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Điều 280. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà
án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên
toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của
họ trước khi ra quyết định.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham
gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng
nghị.
3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét
quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu,
chứng cứ kèm theo, nếu có.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra
quyết định.
5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ
thẩm;
b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và
chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật
kể từ ngày ra quyết định.
Tờ giấy viết tay trên được xem là nguồn của chứng cứ và là một bằng chứng quan trọng trong việc chứng minh của bà A trong vụ án dân sự trên.