Trả
lời:
1.
Về căn cứ chấm dứt:
Theo quy
định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động (BLLĐ), người sử dụng lao động có quyền
đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong các trường hợp sau:
-
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.
-
Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ
luật này;
-
Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định
của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
-
………………..
o
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao
động quy định “lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch họa, do dịch bệnh
không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh
doanh”.
Theo quy
định tại khoản 3 Điều 39 BLLĐ, người sử dụng lao động không được đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau: “Người lao động là nữ trong các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật này”.
Khoản 3
Điều 111 BLLĐ quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc
đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai,
nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm
dứt hoạt động. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, kéo
dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm
dứt hoạt động.”
Như vậy
theo các quy định trên việc Giám đốc của Ông/Bà đơn phương chấm dứt HĐLĐ với 02
nhân viên với lý do đang gặp khó khăn về tài chính là trái pháp luật lao động.
Lý do của Công ty đưa ra không được coi là trường hợp bất khả kháng khác theo
Điều 38 của BLLĐ. Mặt khác Công ty cũng không được quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ với lao động là nữ đang trong thời gian mang thai (trừ trường hợp Công ty
chấm dứt hoạt động).
2.
Về quyền lợi:
Khoản 1
Điều 41 BLLĐ quy định: “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm
công việc theo Hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được
làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).”
Như vậy:
Quyền lợi của 02 nhân viên của Công ty đó là:
-
Được nhận trở lại làm công việc theo Hợp đồng đã ký.
-
Được nhận khoản tiền lương và phụ cấp lương tương ứng với thời gian
không được làm việc.
-
Được bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương nếu
có.
Trong trường
hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi
thường theo quy định tại khoản 1 này, người lao dộng còn được trợ cấp theo quy
định tại Điều 42 của Bộ luật này (một năm làm việc được trợ cấp ½ tháng lương
và phụ cấp lương).
Trường hợp
người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người
lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp trên, người lao động
sẽ nhận thêm một khoản bồi thường do hai bên thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ.
Để có
thể bảo đảm quyền lợi của 02 nhân viên trên, Ông/Bà có thể hướng dẫn họ yêu cầu
Ban chấp hành công đoàn cơ sở của Công ty hoặc Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội quận/huyện can thiệp hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền trong trường
hợp Giám đốc không đồng ý bồi thường.
Trên đây
là ý kiến tư vấn của tôi, nếu còn gì vướng mắc hoặc chưa rõ rất mong Ông/Bà
liên hệ lại theo email: tuvanluat247@yahoo.com.vn
hoặc tuvanluat247@gmail.com để được
giải đáp.
Trân
trọng kính chào!.