Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #13319 12/04/2008

    tronghuyvn

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 6725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc








    Chấm dứt hợp đồng lao dộng khi công ty phá sản giải thể ?
    Xin chào

    Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty là 2 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc tôi vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng chưa ký hợp đồng chính thức. 

    Khoảng 10 ngày sau ngày kết thúc hợp đồng thử việc thì công ty có thông báo tiến hành thủ tục để giải thể công ty. Từ thời điểm thông báo chính thức bằng văn bản, cho đến thời điểm yêu cầu nhân viên nghĩ việc là ba ngày. ( Theo điều khoản trong hợp đồng thử việc là phải thông báo trước 7 ngày , khi một trong 2 bên muốn kết thúc hợp đồng).

    Theo cách làm như trên, công ty có làm đúng pháp luật không?  Khi nghỉ việc như vậy, chúng tôi có được khoản trợ cấp nào không?

    (công ty thành lập chưa được 1 năm )

    Rất mong nhận được sự tư vấn , xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:25:45 PM
     
    218722 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tronghuyvn vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (03/10/2013) duytambinh (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

28 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #13922   23/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    chưa rõ!

    Xin trích toàn văn Điều 38 Bộ luật Lao động dưới đây, bạn nên đọc để biết mình rơi vào trường hợp nào:
    Điều 38
    1 - Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đó điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đó điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đó điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bỡnh phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
    2 - Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mỡnh. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
    3 - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ducbao vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #13925   16/07/2008

    hfhfhf
    hfhfhf

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục giải quyết cho người lao động nghỉ việc

    Xin chào luật sư !!!
    Tôi đang có thắc mắc cần luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn !!!
    Hiện nay tôi đang làm việc ở một công ty với hợp đồng lao động là 3 năm và chưa hết thời hạn. Vì lý do cá nhân nên tôi có làm đơn xin nghỉ việc và đã được phó giám đốc ký, thời gian tôi làm đơn là 29/5/2008 và tôi dự kiến làm nốt này 30/6/2008. Hiện nay công ty tôi đang làm do có ít việc nên cho người lao động nghỉ ngày thứ 7 và chấm phép. Nhưng nay trưởng phòng nhân sự lại ko chấp nhận đơn xin thôi việc và đòi hủy đi. Vậy tôi có được hưởng chế độ gì trong trường hợp này không? Về thời gian báo trước tôi có được coi là thông báo trước 28 ngày làm việc không hay chỉ là 23 ngày làm việc? Nếu bây giờ người sử dụng lao động (giám đốc công ty) không đồng ý cho tôi nghỉ việc thì tôi sẽ phải giải quyết như thế nào? rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư sớm ạ.
    Xin trân thành cảm ơn !!!
     
    Báo quản trị |  
  • #13926   27/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động), nhưng để được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì bạn phải đảm bảo 2 điều kiện (vì là loại HĐLĐ có thời hạn): một là, có lý do chính đáng, hai là tuân thủ thời hạn báo trước (tham khảo Điều 38 Bộ luật Lao động) và thời hạn báo trước này được tính là ngày làm việc. Nếu bạn vi phạm một trong hai điều kiện thì bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, như thế bạn không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), theo Điều 41 Bộ luật Lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nganhhong vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #13610   04/11/2009

    hoang_nam
    hoang_nam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đền bù cho người lao đông khi công ty hủy hợp đồng đơn phương

    Sau thời gian thử việc 3 tháng em được nhận vào công ty với thời hạn hợp đồng 1 năm. sau nửa năm cty đơn phương chấm dứt hợp đồng.
    Vậy về phần cty phải giải quyết với em như thế nào và quyền lợi em được ra sao?
    Em xin chân thnàh cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #13611   23/06/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo khoản 9 điều 1 Luật số 35/2002/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động năm 1994
    Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 41
    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). 
        Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.
        Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động."
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honeybee vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #13612   04/07/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Căn cứ để DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

    Vấn đề bạn cần quan tâm là người sử dụng lao động có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không nhé! Thì khi đó hậu quả pháp lý giải quyết như Điều 41 trên.
        Để được xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật thì phải có các lý do luật định, đồng thời, còn phải tuân thủ thời hạn báo trước.
        Theo Điều 38 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
        a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
        b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật Lao động;
       
    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đó điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đó điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đó điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
        d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định  mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
        đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
        Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.
       
        Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b trên, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
        a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
        b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
       
    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chichchoe vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #13613   13/10/2009

    thanhhaiketoan
    thanhhaiketoan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thannhhaiketoan@gmail.com

    hoan toan chinh xac
     
    Báo quản trị |  
  • #13614   15/10/2009

    phamhongtm
    phamhongtm

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Em xin hỏi các ah chi là nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lđ thì có bị xử phạt j ko? lý do của việc chấm dứt vì muốn chuyển công ty khác? và theo luật lđ thì nguwoif lđ phải báo trước cho người sd lđ thời gian tối đa là bao nhiêu  ngày
     
    Báo quản trị |  
  • #13615   15/10/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn tham khảo luật lao động nha. Theo đó thì người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn thì khi muốn nghỉ phải có lý do chính đáng (xem bên dưới). Nếu là hợp đồng không xác định thời hạn thì khi nghỉ chỉ cần báo trước, không cần lý do. Số ngày báo trước như bên dưới là ngày làm việc.

    Điều 37

     1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

       a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

       b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa  thuận trong hợp đồng;

       c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

       d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

       đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

       e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

      g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

       2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

       a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

       b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

       c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này. 

       3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."

    Điều 41

    1. Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì ...

      2. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

       3. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

       4. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #13616   03/11/2009

    hoangdacvan
    hoangdacvan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy hiểu như thế nào về việc bồi thường thiệt hại đối với những ngày không được làm việc?
    Thời gian đó được tính từ lúc nào?
    - Từ khi nhận được quyết định cho thôi việc cho tới khi làm việc trở lại?
    - Từ khi nhận được quyết định cho thôi việc cho tới khi toà án giải quyết xong?
    Thực tại thì áp dụng cái nào vậy? Mọi người tư vấn giúp mình với
     
    Báo quản trị |  
  • #13617   04/11/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời hoangdacvan: Thời gian không được làm việc tính từ khi bị nghỉ cho tới lúc bắt đầu làm việc trở lại.


     
    Báo quản trị |  
  • #32923   29/07/2008

    gianghang_bg
    gianghang_bg

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật lao động

    Cho tôi hỏi:
    1 - Người đang làm cơ quan nhà nước có được phép kí hợp đồng không thời hạn với một doanh nghiệp?
    2 - Một người có được phép kí hợp đồng không thời hạn với nhiều doanh nghiệp?
    3- Khi nhận thù lao từ 1 công việc nào đó của 1 doanh nghiệp, người lao động có phải nộp 10% thuế thu nhập cá nhân? nếu có thì theo điều khoản nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #32924   09/07/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Người lao động ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều DN?

    Về quy định chung thì người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.
    Người đang làm việc ở cơ quan nhà nước nhưng nếu là cán bộ, công chức thì lưu ý một trong những điều mà cán bộ, công chức không được làm theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, như: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư; không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
    Doanh nghiệp có quyền tạm trích trước lương của bạn để tính thuế thu nhập cá nhân, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là trên 5 triệu VNĐ. Vấn đề này bạn có thể tham khảo Nghị định 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 và Thông tư 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ducbao vì bài viết hữu ích
    HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #32949   01/08/2008

    thanhtam711
    thanhtam711

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bà con trong gia đình làm việc với nhau có cần phải làm HĐLĐ?

    Kính nhở các LS tư vấn giúp tôi là khi người trong gia đình (bà con, anh em họ, chú bác, anh em cột chèo...) làm việc cho nhau thì có cần phải làm bản HĐLĐ không? Tại sao? Và cách thức thế nào? Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #32950   13/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Vấn đề còn là người lao động đó làm việc cho doanh nghiệp, hay cơ quan, hay tổ chức hay cá nhân? Nội dung công việc? Có thoả thuận  thuê mướn, sử dụng và trả công lao động hay không?
     Nếu bà con mình mở công ty, mình đi làm có giờ giấc, nội quy, có nhận tiền công thì ký hợp đồng lao động là chuyện thường  mà bạn.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duonghien vì bài viết hữu ích
    thutien90 (21/02/2014) HaiDang0405 (31/05/2016)
  • #32951   14/07/2008

    thanhtam711
    thanhtam711

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần



    Cám ơn bạn duonghien đã trả lời cho mình, mình xin được giải thích thêm

    Hiện tại thì chỉ làm công việc kinh doanh cá thể thôi đó bạn, không có thỏa thuận thuê mướn, không có nội quy gì cả và làm việc trong nhà thì tất nhiên cũng phải có trả tiền đó bạn. Vậy thì có phải làm HĐLĐ không? Cám ơn bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #32952   14/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Nên hay không nên

    Theo suy nghĩ của riêng mình thì thế này:
    1. Hợp đồng dùng để làm gì?
    - Để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên
    - Để đảm bảo nghĩa vụ của mỗi bên.
    - Để khi có tranh chấp khiếu kiện làm bằng chứng
    .......
    Nói chung là để rõ ràng, đảm bào cho cả hai bên lao động và sử dụng lao động.
    2. Nếu người nhà làm chung với nhau thì thiết nghĩ cần phải tin tưởng tuyện đối.
    3. Người nhà làm chung thì người thuê lao động có thể bị thiệt vì người nhà lười thì cũng không thể, khó sa thải, chửi mắng thì lại giận hờn lung tung, nếu người lao động có hành vi gian lận, bòn rút thì hok lẽ đi kiện?
    4. Còn về phía người lao động có thể do là người nhà nên có thể bị bóc lột, không được hưởng các chế độ.

    Vậy tóm lại: Hợp đồng là cần thiết nhưng rườm rà, rắc rối điều khoản lung tung. Nhưhng đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật. Còn người thân thì đơn giản nhanh chóng nhưng phải trên nguyên tắc tin tưởng, tôn trọng lần nhau.

    Và mình cũng lưu ý bạn rằng, tuy không lập thành hợp đồng, nhưng thỏa thuận về tiền lương, giờ giấc của người sử dụng lao động và người lao động cũng có thể xem là một dạng hợp đồng.

    Chúc bạn suy nghĩ và lựa chọn ra quyết định của riêng mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #32953   15/07/2008

    thanhtam711
    thanhtam711

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn pH___1 đã trả lời câu hỏi của mình rất cặn kẽ

    Nói chung việc này cũng hơn 2 năn nay rồi, mọi người làm việc đều tin tưởng lẫn nhau và làm việc đều tốt cả nên mình thấy cũng không cần phải có HĐLĐ vì rất phức tạp, vì vậy mình cũng muốn biết là nếu không làm HĐLĐ như vậy có phạm luật không? Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #32954   26/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Điều này thanhtam711 băn khoăn cũng đúng. Theo quy định của BLLĐ thì tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động đều phải được ký kết bằng văn bản trừ một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng.
    Vấn đề là quan hệ giữa chủ hộ với người bà con đó có thực sự là quan hệ lao động hay không, phải do hai bên phân tích. Chính vì bạn không phân biệt được rạch ròi giữa quan hệ họ hàng với quan hệ lao động. Trong quan hệ lao động bao gồm quyền và nghĩa vụ được hai bên thoả thuận, tuân thủ theo đúng pháp luật.
    Còn về mặt pháp lý, khó mà kiểm tra. Nhưng nếu không xem đó là một người lao động thì chủ hộ kinh doanh không được tính vào chi phí khi trả công cho người họ hàng của mình.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #38116   30/01/2010

    bietroima
    bietroima

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng lao động : cộng tác viên

    Kính gửi : Luật sư
    Tôi vừa xin được công việc tại 1 DNNN , theo thỏa thuận thử việc 3 tháng. Sau khi ký hợp đồng tôi thấy ghi hình thức là : Cộng tác viên thời hạn 3 tháng. Như vậy với hình thức này nó có giống như hình thức hợp đồngthử việc ko? 
    Sau đó 3 tháng, tôi được biết họ muốn tiếp tục ký tiếp với hình thức này và mọi thỏa thuận như cũ (ko có BHXH và YT) .
    Vì tôi chưa đi làm DNNN bao giờ nên có những quy định khác với DN tư nhân.
    Xin được tư vấn thêm về các bước ký hợp đồng lao động trong DNNN và giải thích thêm về các quyền lợi trước và sau khi gia nhập biên chế.
    Cám ơn

     
    Báo quản trị |