Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Chủ đề   RSS   
  • #393390 22/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có giá trị cao nhất, kế đến là các Luật và Pháp lệnh. Thế nhưng, trong các Luật và Pháp lệnh này, thì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất, bởi lẽ việc Luật này quy định hệ thống các văn bản pháp luật, hiệu lực về thời gian, hiệu lực về không gian của các văn bản luật…

    Nắm bắt được những thiếu sót cần phải hoàn thiện, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ra đời thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, với khá nhiều điểm mới đáng chú ý.

    Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra các điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

    Chú thích: Bài viết có sử dụng một số từ ngữ viết tắt như sau:

    VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật.                                     VKSND: Viện kiểm sát nhân dân.

    UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội.                                      HĐND: Hội đồng nhân dân.       

    TAND: Tòa án nhân dân.                                                            UBND: Ủy ban nhân dân.

    1. Quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Nội dung được đề cập tại Luật này sẽ bao gồm: nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

    Lưu ý: Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

    (Căn cứ Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    2. Giải thích rõ các ngữ nghĩa được dùng trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    - Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.

    - Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.

    (Căn cứ Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    3. Bộ luật có chỗ đứng rõ ràng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    Theo đó, hệ thống VBQPPL được sắp xếp lại theo thứ tự giá trị cao nhất đến giá trị thấp nhất. Cụ thể:

    - Hiến pháp.

    - Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

    - Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    - Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

    - Thông tư của Chánh án TAND tối cao; thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    - Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

    - Quyết định của UBND cấp tỉnh.

    - VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    - Nghị quyết của HĐND cấp huyện.

    - Quyết định của UBND cấp huyện.

    - Nghị quyết của HĐND cấp xã.

    - Quyết định của UBND cấp xã.

    (Căn cứ Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    4. Cụ thể hóa một số nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    - Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của VBQPPL; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong VBQPPL; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

    (Căn cứ Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    5. Bổ sung đối tượng được tham gia đóng góp ý kiến

    Ngoài các đối tượng quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, bổ sung thêm các đối tượng sau:

    - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

    - Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận.

    (Căn cứ Điều 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    6. Bổ sung tiểu mục vào bố cục của văn bản quy phạm pháp luật

    - Tùy theo nội dung, VBQPPL có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm.

    - UBTVQH quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước.

    Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.

    (Căn cứ Điều 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    7. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật có giá trị tham khảo

    Ngoài việc quy định VBQPPL có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài như trước đây. Luật này bổ sung nội dung sau: bản dịch có giá trị tham khảo.

    (Căn cứ Điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    8. Bổ sung nội dung văn bản quy định chi tiết

    Với mục đích đảm bảo các luật, pháp lệnh có thể được thi hành từ khi có hiệu lực, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định thêm nội dung:

    Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.

    (Căn cứ Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    9. Cụ thể hóa việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hay đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật

    - Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    Văn bản bãi bỏ VBQPPL phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

    - Khi ban hành VBQPPL, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó.

    Trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của VBQPPL mà mình đã ban hành trái với quy định của VBQPPL mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi VBQPPL mới có hiệu lực.

    (Căn cứ Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    70674 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    LeMinhDat123 (30/03/2021) tochucstp (13/12/2018) hoailamsvl (12/05/2016) tunango195 (08/09/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #393573   23/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    10. Bổ sung thời hạn quy định về việc gửi VBQPPL, hồ sơ dự án, dự thảo VBQPPL

    Ngoài các nội dung quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bổ sung thời hạn công bố và lưu giữ các văn bản này

    Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối với VBQPPL khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để giám sát, cơ quan có thẩm quyền theo quy định để kiểm tra.

    (Căn cứ Điều 13 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    11. Thêm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi ban hành VBQPPL

    - Ban hành VBQPPL trái với Hiến pháp, trái với VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống VBQPPL quy định nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

    - Ban hành VBQPPL không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.

    - Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án TAND tối cao, thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của UBND cấp tỉnh, VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của HĐND cấp huyện, quyết định của UBND cấp huyện, nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật.

    (Căn cứ Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    12. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp không được quy định tại Luật này

    Quy định đúng với vị trí của Hiến pháp, Hiến pháp có giá trị cao nhất, không một VBQPPL nào được quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

    Theo đó, Luật và nghị quyết của Quốc hội được quy định cụ thể các nội dung được ban hành:

    * Quốc hội ban hành luật để quy định:

    - Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND, VKSND, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

    - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt.

    - Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

    - Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường.

    - Quốc phòng, an ninh quốc gia.

    - Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

    - Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.

    - Chính sách cơ bản về đối ngoại.

    - Trưng cầu ý dân.

    - Cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

    - Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

    * Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

    - Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

    - Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.

    - Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

    - Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

    - Đại xá.

    - Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

    (Căn cứ Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    13. Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH

    Bổ sung quy định tại các nghi quyết do UBTVQH ban hành:

    - Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.

    - Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì UBTVQH có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    - Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của UBTVQH.

    (Căn cứ Điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    14. Cụ thể nội dung được quy định tại lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

    Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:

    - Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp UBTVQH không thể họp được.

    - Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

    (Căn cứ Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    15. Cụ thể nội dung Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.

    (Căn cứ Điều 21 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    16. Mở rộng phạm vi Thông tư của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao

    - Chánh án TAND tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các TAND và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức TAND và luật khác có liên quan giao.

    - Viện trưởng VKSND tối cao ban hành thông tư để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức VKSND và luật khác có liên quan giao.

    (Căn cứ Điều 22, 23 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    17. Hệ thống nội dung quy định tại Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:

    - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

    (Căn cứ Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    18. Bỏ quy định Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ

    Theo đó, Luật ban hành VBQPPL 2015 chỉ quy định nội dung Thông tư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao, Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

    (Căn cứ Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    19. Hệ thống lại các văn bản QPPL ở địa phương

    * Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

    HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:

    - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

    - Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

     * Quyết định của UBND cấp tỉnh

    UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

    - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

    - Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

    * VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

    HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.

    * Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp huyện, cấp xã

    HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

    (Căn cứ Điều 27, 28, 29, 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/07/2015 10:29:32 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #393688   24/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    20. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

    Chỉ quy định cụ thể một mốc thời gian duy nhất về quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.

    (Căn cứ Điều 31 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    21. Phân định rõ cơ quan nào có quyền trình dự án Luật trước Quốc hội

    Không như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 trước đây quy định một cách chung chung mà Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định cụ thể cơ quan nào có quyền trình dự án Luật trước Quốc hội.

    - Chủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ:

       + Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

       + Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh.

       + Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

      + Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (Căn cứ Điều 32 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    22. Phân định rõ quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong việc kiến nghị, đề nghị xây dựng luật

    - Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định.

    - Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định.

    - Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 33 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    23. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

    Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tiến hành hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động:

    - Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách.

    - Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội,UBTVQH thông qua.

    - Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định.

    - Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.

    - Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình thì cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh còn có trách nhiệm lấy ý kiến của Chính phủ và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 34 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    24. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

    - Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.

    - Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh, giá tác động thủ tục hành chính; tác động về giới (nếu có).

    - Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.

    (Căn cứ Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Luật ban hành VBQPPL 2015

    25. Lấy ý kiến với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

    Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm:

    - Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.

    - Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.

    (Căn cứ Điều 36 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    26. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh

    Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:

    - Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, UBTVQH thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh.

    - Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý.

    - Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh.

    Văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, mục đích, yêu cầu ban hành, quan điểm, chính sách, nội dung chính của luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 37 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    27. Trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

    - Đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định.

    (Căn cứ Điều 38 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    28. Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

    - Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định trên.

    Tài liệu sau phải được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử:

      + Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, UBTVQH thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh.

      + Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề:

      + Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh.

      + Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

      + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

      + Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      + Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung thẩm định quy định và ý kiến của Bộ Tư pháp về việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.

    - Báo cáo thẩm định phải được gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ đã lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến, thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 39 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    29. Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

    - Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.

    - Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:

       + Tài liệu đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định.

       + Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tài liệu sau phải được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử:

      + Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, UBTVQH thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh.

      + Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

      + Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    (Căn cứ Điều 40 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
  • #393840   25/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    30. Khẳng định vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc xem xét đề nghị

    Thay vì chỉ quy định trong một khoản của Điều quy định về việc đề nghị, kiến nghị luật, pháp lệnh. Luật ban hành VBQPPL 2015 lại quy định hẳn một Điều về vai trò của Chính phủ trong việc xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình.

    Bổ sung vào trình tự xem xét các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cụ thể như sau:

    - Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Đại diện Bộ Tư pháp trình bày Báo cáo thẩm định.

    - Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

    - Chính phủ thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số các thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

    - Chính phủ ra nghị quyết về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với các chính sách đã được thông qua.

    (Căn cứ Điều 41 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    31. Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình

    Bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 42 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    32. Đề nghị của Chính phủ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành

    Đó là nội dung được bổ sung vào nội dung lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Các nội dung còn lại vẫn giữ nguyên.

    (Căn cứ Điều 43 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    33. Quy định cụ thể về việc cho ý kiến với đề nghị của Chính phủ

    - Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh thì trước khi trình UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh quy định tại Điều 37 của Luật này để Chính phủ cho ý kiến.

    Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, văn bản kiến nghị.

    - Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh để Chính phủ thảo luận.

    - Chính phủ xem xét, thảo luận về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự:

      + Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo ý kiến của Chính phủ.

      + Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

      + Chính phủ thảo luận.

      + Thủ tướng Chính phủ kết luận.

    - Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    (Căn cứ Điều 44 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Luật ban hành VBQPPL

    34. Quy định cụ thể trách nhiệm lập, xem xét và thông qua đề nghị không do Chính phủ trình

    - Chủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì lập đề nghị.

    - Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.

    Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của TAND tối cao, VKSND tối cao, đơn vị được phân công lập đề nghị có trách nhiệm lấy ý kiến của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Ủy ban kiểm sát VKSND tối cao trước khi báo cáo Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

    - UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phiên họp để xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự:

      + Đại diện cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình bày tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

       + Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

       + Đại diện cơ quan, tổ chức khác tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

       + UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Chính sách được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận biểu quyết tán thành.

    - Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự:

       + Cơ quan, đơn vị được phân công lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

       + Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; trường hợp đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thì đại biểu Quốc hội xem xét,quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự:

       + Cơ quan hỗ trợ đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh báo cáo đại biểu Quốc hội về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

       + Đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định việc trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 45 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    35. Quy định chi tiết hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh

    Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được gửi UBTVQH theo quy định sau đây:

    - Đối với đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hồ sơ gồm tờ trình của Chính phủ; dự kiến chương trình và bản điện tử các tài liệu quy định.

    - Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội, hồ sơ gồm tài liệu là Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, UBTVQH thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;và ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử các tài liệu còn lại theo quy định.

    Đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội thì tài liệu gồm văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh và ý kiến của Chính phủ về kiến nghị về luật, pháp lệnh.

    Đồng thời, bỏ quy định về mốc thời gian chậm nhất vào ngày 01/8 năm đầu của nhiệm kỳ Quốc hội, đề nghị phải  được gửi đến UBTVQH để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và gửi đến Ủy ban pháp luật để thẩm tra.

    (Căn cứ Điều 46 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    36. Cụ thể nội dung điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

    - UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong các trường hợp:

       + Đưa ra khỏi chương trình các dự án luật, pháp lệnh không cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội hoặc điều chỉnh thời điểm trình trong trường hợp cần thiết.

       + Bổ sung vào chương trình các dự án luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tính mạng, tài sản của Nhân dân; các dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Việc bổ sung vào chương trình được thực hiện theo quy định.

    - UBTVQH có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    37. Thành viên ban soạn thảo phải là chuyên gia, nhà khoa học

    Cụ thể, bên cạnh yêu cầu phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo phải là chuyên gia, nhà khoa học.

    (Căn cứ Điều 53 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    38. Bổ sung nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo

    Bên cạnh nhiệm vụ quy định Luật ban hành VBQPPL 2008, bổ sung thêm nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo như sau:

    Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban soạn thảo.

    Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm của thành viên Ban soạn thảo:

    Thành viên Ban soạn thảo có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban soạn thảo, chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của các nội dung được phân công trong dự thảo văn bản và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản; trường hợp vì lý do khách quan mà không tham dự được thì phải có ý kiến góp ý bằng văn bản.

    (Căn cứ Điều 54 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    39. Hệ thống lại nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết

    - Tổ chức xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức trình dự án, dự thảo.

    - Chuẩn bị dự thảo, tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.

    - Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án, dự thảo và đăng tải dự án, dự thảo trên cổng thông tin điện tử quy định và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý trên cổng thông tin điện tử quy định và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.

    - Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc ý kiến tham gia của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình.

    - Chuẩn bị báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có thẩm quyền trình xem xét, quyết định.

    - Dự kiến những nội dung cần được giao quy định chi tiết trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

    - Đối với dự án, dự thảo do UBTVQH trình và dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì cơ quan được UBTVQH giao chủ trì soạn thảo, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với UBTVQH.

    Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo tiến độ soạn thảo với Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

    Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nếu có sự thay đổi lớn về chính sách so với chính sách đã được Chính phủ thông qua thì bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    (Căn cứ Điều 55 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
  • #394070   28/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    40. Sửa đổi nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có các nhiệm vụ:

      + Chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo trong quá trình soạn thảo.

    Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì đại biểu có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ trong quá trình soạn thảo.

      + Xem xét, quyết định việc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo; trường hợp đặc biệt chưa thể trình dự án, dự thảo theo đúng tiến độ thì phải kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và nêu rõ lý do.

    - Trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình thì chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ cho ý kiến.

    (Căn cứ Điều 56 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    41. Cụ thể quy định về việc lấy ý kiến với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định, cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

    Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.

    Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

    - Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

    - Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết.

    - Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định này.

    (Căn cứ Điều 57 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    42. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình

    - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

       + Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.

       + Dự thảo văn bản.

       + Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính.

       + Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

       + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tài liệu là Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo, dự thảo văn bản được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Thêm nhiều vấn đề mà cơ quan thẩm định phải tập trung:

       + Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua.

       + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

       + Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính.

       + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

       + Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

       + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

    Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định nêu trên và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Trong trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả lại hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.

    Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 58 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    43. Bổ sung một số giấy tờ vào hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ

    Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ gồm:

    - Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.

    - Dự thảo văn bản.

    - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.

    - Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có thủ tục hành chính.

    - Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo; dự thảo văn bản; báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 59 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    44. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không chỉ xem xét các vấn đề lớn

    Theo quy định hiện nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ xem xét các vấn đề lớn thuộc dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định:

    Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về dự án, dự thảo nghị quyết thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để thống nhất ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.

    Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 60 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    45. Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Chính phủ xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự, thủ tục:

      + Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo; việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định.

      + Đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến về việc cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

      + Đại diện Văn phòng Chính phủ trình bày những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án, dự thảo.

      + Chính phủ thảo luận.

      + Chính phủ biểu quyết về việc trình dự án, dự thảo.

    Trong trường hợp Chính phủ không thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo.

    (Căn cứ Điều 61 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    46. Quy định cụ thể trường hợp Chính phủ cho ý kiến với dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình

    Đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình, thì trước khi trình Quốc hội, UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải gửi các tài liệu sau đây để Chính phủ cho ý kiến:

    - Tờ trình Quốc hội, UBTVQH về dự án, dự thảo.

    - Dự thảo văn bản.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Quốc hội, UBTVQH về dự án, dự thảo; dự thảo văn bản được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    Chính phủ có trách nhiệm xem xét, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và thể hiện rõ ý kiến của Chính phủ về dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội, UBTVQH.

    Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị ý kiến, chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp dự kiến những nội dung cần cho ý kiến, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

    (Căn cứ Điều 62 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    47. Cụ thể hồ sơ và rút ngắn thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra

    - Hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra bao gồm:

      + Tờ trình Quốc hội, UBTVQH về dự án, dự thảo.

      + Dự thảo văn bản.

      + Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý.

      + Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo.

      + Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      + Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Quốc hội, UBTVQH về dự án, dự thảo; dự thảo văn bản được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Đối với dự án, dự thảo trình UBTVQH thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định trên đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

    Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định trên đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

    - Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định.

    (Căn cứ Điều 64 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    48. Bổ sung nội dung thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:

    - Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.

    - Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có).

    - Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.

    - Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

    - Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

    - Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

    Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra yêu cầu cơ quan trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.

    (Căn cứ Điều 65 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    49. Quy định lại phương thức thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Cơ quan chủ trì thẩm tra phải tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra; đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội thì có thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban để thẩm tra sơ bộ.

    - Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời cơ quan tham gia thẩm tra hoặc Thường trực cơ quan tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra.

    (Căn cứ Điều 66 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
  • #394262   29/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    50. Cụ thể nội dung báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    - Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra về nội dung dự án, dự thảo; về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình UBTVQH, Quốc hội.

    Trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình UBTVQH, Quốc hội thì báo cáo UBTVQH xem xét trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.

    (Căn cứ Điều 67 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    51. Bổ sung nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

    Nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:

    - Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo.

    - Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo.

    - Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo.

    - Tính khả thi của các quy định trong dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.

    (Căn cứ Điều 69 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    52. Bổ sung nội dung vào trình tự xem xét, cho ý kiến của UBTVQH

    Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về dự án, dự thảo không do Chính phủ trình;

    (Căn cứ Điều 71 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    53. Phân định vai trò cho Bộ Tư Pháp trong nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo

    - Trên cơ sở ý kiến của UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.

    Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    - Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của UBTVQH thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

    (Căn cứ Điều 72 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    54. Sửa đổi một số nội dung xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

    - Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.

    Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.

    - Tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 73 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    55. Sửa đổi nội dung tại các bước trong trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội

    Tại bước 6:

    Sau khi dự án, dự thảo được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau:

    - Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    - Chậm nhất là 07 ngày (hiện nay là 05 ngày) trước ngày Quốc hội biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp, luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

    Tại bước 7.

    7. UBTVQH báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

    (Căn cứ Điều 74 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Luật ban hành VBQPPL 2015

    56. Bổ sung vào các bước của trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại 2 kỳ họp Quốc hội

    * Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự:

    - Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.

    - UBTVQH xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý; trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chính lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình, dự án, dự thảo báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

    - UBTVQH gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thụ, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

    Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

    - Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình UBTVQH.

    * Tại kì họp thứ hai:

    - Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

    - Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo.

    - UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    - Chậm nhất là 07 ngày trước (hiện nay là 05 ngày) ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

    - Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của UBTVQH trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.

    - Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.

    Trong trường hợp dự thảo chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo theo đề nghị của UBTVQH.

    (Căn cứ Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    57. Ban hành thêm quy định về trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hội

    Luật ban hành VBQPPL 2008 không quy định việc phát sinh có 3 kỳ họp Quốc hội, nhận thấy tình hình trước mắt nhiều dự án Luật lớn cần phải xem xét, thông qua trong 3 kỳ họp Quốc hội. Do vậy, Luật ban hành VBQPPL 2015 bổ sung thêm trình tự này:

    - Tại kỳ họp thứ nhất, trình tự xem xét, thảo luận dự án luật được thực hiện theo quy định nêu trên.

    - Trong thời gian giữa kỳ họp thứ nhất và kỳ họp thứ hai của Quốc hội, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật được thực hiện theo trình tự:

       + Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

      + Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật theo quyết định của UBTVQH (nếu có).

      + Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý.

      + UBTVQH xem xét, cho ý kiến về việc chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự quy định. Trên cơ sở ý kiến của UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo luật theo quy định.

    - Tại kỳ họp thứ hai:

      + Đại diện cơ quan, tổ chức, đại diện Quốc hội trình dự án luật trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật (nếu có).

      + Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý.

      + Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.

    Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu.

      + Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án luật còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp UBTVQH dự kiến những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật trình Quốc hội biểu quyết.

      + UBTVQH chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội và kết quả biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý.

    - Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba của Quốc hội, UBTVQH chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự:

       + Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý.

       + UBTVQH xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý; trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

       + UBTVQH gửi dự thảo luật đã được chỉnh lý và dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

    Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

       + Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình UBTVQH.

    - Tại kỳ họp thứ ba, trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật được thực hiện như đối với kỳ họp thứ 2 của Quốc hội theo quy định.

    Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của UBTVQH.

    (Căn cứ Điều 76 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    58. Sửa đổi và bổ sung một số nội dung trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH

    - UBTVQH xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự:

      + Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo.

      + Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.

      + Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

      + UBTVQH thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận.

      + Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.

      + Chậm nhất là 07 ngày (hiện nay là 03 ngày) trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

       + Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

      + UBTVQH biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.

      + Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

    - UBTVQH xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự:

      + Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự: Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo - Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến - UBTVQH thảo luận, chủ tọa phiên họp kết luận.

    UBTVQH thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án, dự thảo theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra để làm cơ sở cho việc chỉnh lý.

      + Trong thời gian giữa hai phiên họp, cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của UBTVQH.

    Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.

       + Chậm nhất là 05 ngày (hiện nay là 03 ngày) trước ngày biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

      + Tại phiên họp thứ hai, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo UBTVQH về việc chỉnh lý dự thảo.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

      + UBTVQH biểu quyết thông qua dự thảo. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau thì UBTVQH biểu quyết về vấn đề đó theo đề nghị của chủ tọa phiên họp trước khi biểu quyết thông qua dự thảo.

      + Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

    (Căn cứ Điều 77 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    59. Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết

    Tại quy định này, bổ sung các nội dung về thời hạn công bố luật, pháp lệnh trong trường hợp được xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

    - Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.

    Đối với pháp lệnh đã được UBTVQH thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị UBTVQH xem xét lại theo quy định thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến UBTVQH yêu cầu xem xét lại. 

    UBTVQH có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được UBTVQH biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày UBTVQH thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

    Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.

    - Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của UBTVQH chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.

    Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.

    (Căn cứ Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
  • #394288   29/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    60. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

    Bổ sung thêm nội dung sau:

    Chủ tịch nước có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thảo luận về những vấn đề quan trọng của dự thảo lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    (Căn cứ Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    61. Phân định trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết

    - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành.

    - Danh mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành.

    (Căn cứ Điều 82 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    62. Triển khai xây dựng văn bản quy định chi tiết

    - Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; định kỳ hằng quý và hằng năm báo cáo Chính phủ.

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trong danh mục văn bản quy định chi tiết; định kỳ hằng quý và hằng năm báo cáo tiến độ, tình hình ban hành văn bản quy định, chi tiết với Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp báo cáo Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    63. Đề nghị xây dựng nghị định

    Đây là nội dung mới được bổ sung tại Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định.

    - Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    - Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau:

      + Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

      + Chương trình hành, động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định.

      + Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn.

      + Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (Căn cứ Điều 84 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    64. Trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định

    Bổ sung một số nội dung phân định trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định (hiện nay gọi là cơ quan soạn thảo)

    - Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các VBQPPL hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

    Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các VBQPPL thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

    - Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

    - Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị định sau khi được Chính phủ thông qua.

    - Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định.

    - Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về đề nghị xây dựng nghị định; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý.

    (Căn cứ Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    65. Quy định cụ thể việc lấy ý kiến với đề nghị xây dựng nghị định

    Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm:

    - Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định và cơ quan, tổ chức có liên quan, nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

    Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của đề nghị xây dựng nghị định, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định gửi văn bản được đề nghị góp ý kiến.

    Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng nghị định với hệ thống pháp luật;

    - Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có thể tổ chức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến về các chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị định.

    - Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định.

    (Căn cứ Điều 86 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    66. Bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định

    Bên cạnh việc bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định, quy định này còn cụ thể các tài liệu trước đây trong hồ sơ.

    - Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định; mục tiêu, nội dung chính sách trong nghị định, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định.

    - Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động của thủ tục hành chính, đánh giá tác động về giới (nếu có).

    - Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý.

    - Đề cương dự thảo nghị định.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    (Căn cứ Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    67. Cụ thể hóa quy định thẩm định đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định

    - Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng nghị định.

    - Hồ sơ thẩm định gửi đến Bộ Tư pháp gồm các tài liệu nêu trên.

    Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, nội dung đánh giá tác động của từng chính sách được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề:

      + Sự cần thiết ban hành nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định.

       + Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

       + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật, tính khả thi của nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng nghị định.

      + Tính tương thích của nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng nghị định, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      + Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng nghị định.

    - Bộ Tư pháp kết luận về việc hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đủ điều kiện trình Chính phủ, hồ sơ cần tiếp tục hoàn thiện, hồ sơ không đủ điều kiện trình Chính phủ.

    - Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 88 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    68. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định

    Quy định lại nội dung này tại Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định.

    - Hồ sơ trình Chính phủ bao gồm:

      + Các tài liệu quy định trên đã được chỉnh lý.

      + Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

      + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, nội dung đánh giá tác động của từng chính sách, báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của các bộ, cơ quan ngang bộ và đề xuất đưa các đề nghị xây dựng nghị định vào thảo luận tại các phiên họp của Chính phủ.

    - Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự:

      + Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ trình bày tờ trình đề nghị xây dựng nghị định.

      + Đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định.

      + Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

      + Chính phủ thảo luận.

      + Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định.

    - Trên cơ sở thảo luận, thông qua đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan đề nghị xây dựng nghị định soạn thảo nghị quyết về đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành.

    (Căn cứ Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    69. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng và tiến độ soạn thảo nghị định.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định có nhiệm vụ:

      + Tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với nghị định; bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy định chi tiết với các quy định, của văn bản được quy định chi tiết. Trong trường hợp quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thì phải đánh giá tác động chính sách đối với nghị định.

      + Trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ có thể thành lập Ban soạn thảo. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo và các thành viên khác là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự thảo nghị định, và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo; bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo.

      + Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và đăng tải các tài liệu này trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo.

    (Căn cứ Điều 90 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 30/07/2015 01:56:31 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015)
  • #394464   30/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    70. Quy định lại việc lấy ý kiến với dự thảo nghị định

    Trong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định như đối với việc lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết (trừ quy định phải lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức buổi tọa đàm và thông qua phương tiện thông tin đại chúng)

    (Căn cứ Điều 91 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    71. Sửa đổi nội dung hồ sơ gửi thẩm định dự thảo Nghị định

    - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

       + Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định.

       + Dự thảo nghị định.

       + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

       + Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định, thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    Ngoài ra, bổ sung quy định sau:

    - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề:

       + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

       + Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định.

      + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành nghị định.

      + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ.

    Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự thảo nghị định.

    (Căn cứ Điều 92 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    72. Bổ sung nhiều tài liệu trong hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ

    - Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định.

    - Dự thảo nghị định.

    - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định.

    - Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

    - Nghị quyết của Chính phủ thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định (trừ Nghị định quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết).

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định, báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    73. Xin ý kiến UBTVQH về việc ban hành nghị định

    Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Đối với nghị định về vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội, trước khi ban hành, Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến.

    - Hồ sơ trình UBTVQH bao gồm:

       + Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nghị định, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; các chính sách cơ bản và nội dung chính của dự thảo; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; những vấn đề cần xin ý kiến và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

       + Dự thảo nghị định.

       + Báo cáo đánh giá tác động của văn bản.

       + Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo.

       + Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    - Dự thảo nghị định phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi UBTVQH xem xét, cho ý kiến.

    - UBTVQH xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép ban hành nghị định.

    - Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của UBTVQH.

    (Căn cứ Điều 95 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    74. Thay đổi trình tự xem xét, thông qua dự thảo Nghị định

    Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự:

    - Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo nghị định.

    - Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    - Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận.

    - Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

    - Chính phủ thảo luận.

    Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ.

    - Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định.

    Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua.

    - Thủ tướng Chính phủ ký nghị định.

    (Căn cứ Điều 96 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    75. Phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    - Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

    - Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ:

      + Tổ chức tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

       + Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).

       + Tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào quá trình soạn thảo.

       + Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định trong thời hạn ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

    Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

    Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật.

      + Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.

    (Căn cứ Điều 97 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    76. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    Hiện nay, việc ban hành dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ được quy định một cách chung chung, không cụ thể các giai đoạn, quy trình.

    - Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

    Đối với dự thảo quyết định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

    - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

       + Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định.

       + Dự thảo quyết định.

       + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

       + Bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định, dự thảo quyết định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề:

       + Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự cần thiết ban hành quyết định, đối với quyết định theo quy định.

       + Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

       + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

       + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

       + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định.

       + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

    - Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ.

    Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

     

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định.

    (Căn cứ Điều 98 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    77. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ

    - Tờ trình về dự thảo quyết định.

    - Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định.

    - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    - Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình về dự thảo quyết định, Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 99 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    78. Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ

    Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.

    Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định.

    Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định.

    (Căn cứ Điều 100 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    79. Cụ thể hóa quy định về việc ban hành Thông tư

    Hiện nay, Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc ban hành Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ một cách chung chung, không cụ thể chi tiết như Luật ban hành VBQPPL.

    - Mở đầu là việc soạn thảo thông tư

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.

    Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.

    Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

    Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo thông tư.

    (Căn cứ Điều 101 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    - Tiếp theo là việc thẩm định dự thảo thông tư

    Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

    Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

       + Tờ trình về dự thảo thông tư.

       + Dự thảo thông tư.

       + Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý.

       + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề:

      + Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư.

      + Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

      + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư.

      + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

    Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của tổ chức pháp chế về nội dung thẩm định quy định.

    Báo cáo thẩm định phải được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

    Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo.

    (Căn cứ Điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    - Sau khi thẩm định dự thảo thông tư, thì hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm:

      + Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.

      + Dự thảo thông tư.

      + Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

      + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo.

      + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).

      + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 103 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    - Cuối cùng, sau khi chuẩn bị hồ sơ dự thảo, sẽ trình để xem xét, ký ban hành thông tư

    Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.

    Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì tổ chức pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với tổ chức pháp chế, các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét ký ban hành thông tư.

    (Căn cứ Điều 104 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015)
  • #395073   04/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    80. Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao còn được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ

    Cụ thể, dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao không chỉ được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của TAND tối cao mà còn được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

    Đồng thời, tất cả dự thảo buộc phải gửi để lấy ý kiến của VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam. (không giới hạn tính chất và nội dung của dự thảo như trước đây)

    Chánh án TAND tối cao thành lập hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có sự tham gia của VKSND tối cao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

    (Căn cứ Điều 105 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    81. Bổ sung nhiều nội dung về việc xây dựng, ban hành thông tư của Chánh án TAND tối cao

    - Dự thảo thông tư của Chánh án TAND tối cao do Chánh án TAND tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.

    - Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.

    (Căn cứ Điều 106 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    82. Quy định rõ trách nhiệm của đơn vị được phân công trong xây dựng, ban hành Thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao

    Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến dự thảo; nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan; chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; tổ chức lấy ý kiến; chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.

    (Căn cứ Điều 107 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    83. Không còn quy định đăng tải dự thảo Nghị quyết liên tịch trên Trang thông tin điện tử

    Đồng thời, cụ thể cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội là Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Bổ sung một số nội dung trong việc xây dựng, ban hành Nghị quyết liên tịch:

    - Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị quyết liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này.

    - Trước khi ban hành, dự thảo nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra; dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Bộ Tư pháp thẩm định.

    Hồ sơ, nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58; hồ sơ, nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và Điều 65 của Luật này.

    (Căn cứ Điều 108 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    Luật ban hành VBPPL 2015 ra đời thay thế Luật ban hành VBQPPL 2008 và Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004.

    84. Đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

    Theo đó, Luật này quy định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

    - UBND cấp tỉnh, các Ban của HĐND cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu HĐND, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND để quy định chi tiết vấn đề được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh.

    - Đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được gửi đến Thường trực HĐND để xem xét, quyết định.

    - Đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật này thì trước khi trình Thường trực HĐND phải thực hiện theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật này.

    (Căn cứ Điều 111 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    85. Quy định nhiệm vụ của cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết

    - Tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá các VBQPPL hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết.

    Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các VBQPPL thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến nội dung của dự thảo.

    - Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự thảo nghị quyết.

    - Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính, sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sau khi được HĐND thông qua.

    - Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định tại Điều 114 của Luật này.

    - Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan về đề nghị xây dựng nghị quyết; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý.

    (Căn cứ Điều 112 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    86. Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết

    - Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và các cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

    Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định, việc lấy ý kiến có thể bằng bình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.

    - Khi lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết.

    - Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

    (Căn cứ Điều 113 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    87. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết

    - Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị HĐND xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.

    - Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.

    - Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý.

    - Đề cương dự thảo nghị quyết.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    (Căn cứ Điều 114 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    88. Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình

    - Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết.

    - Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết gửi để thẩm định gồm các tài liệu theo quy định trên.

    Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, đề nghị xây dựng nghị quyết được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Thời hạn thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Sở Tư pháp về nội dung thẩm định quy định nêu trên và về đề nghị xây dựng nghị quyết đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

    - Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý đề nghị xây dựng nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo đề nghị xây dựng nghị quyết đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình UBND cấp tỉnh dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 115 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    89. Thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết

    - Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình thì UBND có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để thông qua các chính sách trong từng đề nghị xây dựng nghị quyết.

    - Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác quy định tại Điều 111 của Luật này đề nghị thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 116 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015)
  • #395109   04/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    90. Trình đề nghị xây dựng nghị quyết

    - UBND cấp tỉnh, các Ban của HĐND cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu HĐND, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND để quy định chi tiết vấn đề được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh trình Thường trực HĐND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết.

    - Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên bao gồm:

       + Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết.

       + Bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị HĐND xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.

    - Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bao gồm:

       + Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết.

       + Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Sở Tư pháp.

      + Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định nêu trên.

    (Căn cứ Điều 117 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    91. Cụ thể hóa quy định soạn thảo nghị quyết

    * Phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết

    Thường trực HĐND cấp tỉnh xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết; nếu chấp thuận thì phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết và quyết định thời hạn trình HĐND cấp tỉnh dự thảo nghị quyết; cơ quan, tổ chức trình phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 118 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    * Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết

    - Tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết, bảo đảm sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các quy định trong VBQPPL đã giao quy định chi tiết đối với nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm sự thống nhất của dự thảo nghị quyết với các chính sách đã được thông qua đối với nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

    - Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và các tài liệu khác; đăng tải các tài liệu này trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    (Căn cứ Điều 119 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    92. Quy định lại việc lấy ý kiến dự thảo nghị quyết

    - Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh phải được đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.

    Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản. (hiện nay ít nhất là 7 ngày)

    - Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản. (hiện nay là 5 ngày)

    (Căn cứ Điều 120 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    93. Bổ sung nhiều quy định thẩm định dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình

    - Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.

    Đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

    - Tinh gọn các hồ sơ gửi thẩm định. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:

       + Tờ trình UBND về dự thảo nghị quyết.

       + Dự thảo nghị quyết.

       + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

       + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình UBND về dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị quyết được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định nêu trên và ý kiến về việc dự án đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình UBND.

    Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình UBND dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 121 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    94. Cụ thể hồ sơ dự thảo nghị quyết trình UBND cấp tỉnh

    * Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình UBND cấp tỉnh bao gồm:

    - Tờ trình UBND cấp tỉnh về dự thảo nghị quyết.

    - Dự thảo nghị quyết.

    - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình UBND cấp tỉnh về dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến UBND để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND họp.

    (Căn cứ Điều 122 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    95. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ gửi thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

    Hồ sơ gửi thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh gồm:

    - Tờ trình HĐND về dự thảo nghị quyết.

    - Dự thảo nghị quyết.

    - Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị quyết do UBND trình; ý kiến của UBND và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND đối với dự thảo do Ban của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trình.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình HĐND về dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề:

    - Nội dung của dự thảo nghị quyết và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

    - Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

    - Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    - Tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.

    Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định trên và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, phương án xử lý của cơ quan chủ trì thẩm tra đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

    Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

    (Căn cứ Điều 124 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    96. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình HĐND cấp tỉnh

    - Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết để gửi đến đại biểu HĐND. Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:

      + Tờ trình HĐND về dự thảo nghị quyết.

      + Dự thảo nghị quyết.

      + Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị quyết do UBND trình; ý kiến của UBND và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND đối với dự thảo do Ban của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trình.

      + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

      + Báo cáo thẩm tra.

      + Ý kiến của UBND cấp tỉnh đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình.

      + Tài liệu khác (nếu có).

    Tờ trình HĐND về dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị quyết được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    - Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu HĐND chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.(hiện nay là 05 ngày)

    (Căn cứ Điều 125 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    97.  Bổ sung trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

    - Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết thuyết trình dự thảo nghị quyết.

    - Đại diện Ban của HĐND được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.

    - HĐND thảo luận.

    - Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ đạo Ban của HĐND được phân công thẩm tra chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức trình, Sở Tư pháp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

    - HĐND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 126 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    98. Đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh

    - Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh.

    - Đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của HĐND cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể.

    - Văn phòng UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh, quyết định.

    (Căn cứ Điều 127 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    99. Soạn thảo quyết định của UBND cấp tỉnh

    - Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ:

       + Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp và tài liệu có liên quan đến dự thảo quyết định.

       + Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định.

       + Đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao, đánh giá tác động về giới (nếu có).

       + Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo quyết định.

    (Căn cứ Điều 128 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015)
  • #395118   04/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    100. Lấy ý kiến về dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh

    Việc lấy ý kiến dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh được thực hiện như với việc lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

    (Căn cứ Điều 129 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    101. Thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh

    Việc thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh được thực hiện như với việc thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

    Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định trước khi trình UBND cấp tỉnh.

    (Căn cứ Điều 130 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    102. Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp tỉnh

    Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp tỉnh tương tự như với hồ sơ dự thảo nghị quyết trình HĐND cấp tỉnh.

    Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến UBND cấp tỉnh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND họp để chuyển đến các thành viên UBND.

    (Căn cứ Điều 131 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    103. Quy định lại trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh

    - Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp dự thảo quyết định được xem xét, thông qua tại phiên họp của UBND cấp tỉnh thì theo trình tự sau:

      + Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình dự thảo quyết định.

      + Đại diện Sở Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

      + Đại diện Văn phòng UBND cấp tỉnh trình bày ý kiến.

      + UBND cấp tỉnh thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.

    - Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND cấp tỉnh biểu quyết tán thành.

    - Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký quyết định.

    (Căn cứ Điều 132 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    104. Sửa đổi một số quy định về soạn thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện

    Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo nghị quyết. (hiện nay là 03 ngày)

    Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan, tổ chức lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ tiếp nhận ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết. (hiện nay ít nhất là 05 ngày)

    Đồng thời, bỏ quy định sau:

    “UBND có trách nhiệm xem xét, thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND.

    UBND có trách nhiệm gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Thường trực HĐND để chuyển đến các đại biểu HĐND chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

    (Căn cứ Điều 133 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    105. Thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện

    - Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện trước khi trình UBND cấp huyện.

    Chậm nhất là 10 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định.

    - Thời hạn, hồ sơ, nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 121 của Luật này.

    (Căn cứ Điều 134 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    106. Trách nhiệm của UBND cấp huyện đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cùng cấp

    - UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thảo luận và biểu quyết về việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND cùng cấp.

    - UBND cấp huyện có trách nhiệm gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu có liên quan đến Thường trực HĐND để chuyển đến các đại biểu HĐND cùng cấp chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

    (Căn cứ Điều 135 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    107. Sửa đổi thời hạn gửi báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện

    Ban của HĐND được phân công thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực HĐND để chuyển đến các đại biểu HĐND chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

    (Căn cứ Điều 136 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    108. Sửa đổi thời hạn trả lời bằng văn bản khi nhận dự thảo quyết định của UBND cấp huyện

    Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định.

    Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định.

    (Căn cứ Điều 138 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    109. Bổ sung nội dung hồ sơ thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện

    Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

    - Tờ trình UBND về dự thảo quyết định.

    - Dự thảo quyết, định.

    - Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định.

    - Tài liệu khác (nếu có).

    Nội dung và báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 121 của Luật này.

    Chậm nhất là 05 ngày trước ngày UBND họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. (hiện nay là 03 ngày)

    (Căn cứ Điều 139 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015)
  • #395138   04/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    110. Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp huyện

    - Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến UBND cấp huyện chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND họp để chuyển đến các thành viên UBND. (hiện nay là 05 ngày làm việc)

    - Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND bao gồm:

      + Tờ trình UBND về dự thảo quyết định.

      + Dự thảo quyết định.

      + Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định.

      + Tài liệu khác (nếu có).

      + Báo cáo thẩm định.

    Tờ trình UBND về dự thảo quyết định, dự thảo quyết định, báo cáo thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

    (Căn cứ Điều 140 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    111. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của UBND cấp huyện

    - Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp UBND thì được tiến thành, theo trình:

      + Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định.

      + Đại diện Phòng Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

      + UBND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.

    - Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành.

    - Chủ tịch UBND ký ban hành quyết định.

    (Căn cứ Điều 141 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    112. Sửa đổi trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã

    - Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã phải được Ban của HĐND cùng cấp thẩm tra trước khi trình HĐND cấp xã.

    - Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND được tiến hành theo trình tự:

       + Đại diện UBND thuyết trình dự thảo nghị quyết.

       + Đại diện Ban của HĐND được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.

       + HĐND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

    (Căn cứ Điều 143 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    113. Bổ sung trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

    So với Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định thêm trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Cụ thể, được phép xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau:

    - Trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội.

    - Trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định.

    - Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành.

    (Căn cứ Điều 146 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    114. Bổ sung thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

    Bên cạnh các cơ quan có thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn theo Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 bổ sung thêm cơ quan sau:

    Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh.

    (Căn cứ Điều 147 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    115. Bổ sung nhiều nội dung vào trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

    Việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của UBND cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo.

    - Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày.

    - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.

    Hồ sơ thẩm định gồm tờ trình và dự thảo; hồ sơ thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

    (Căn cứ Điều 148 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    116. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

    - Hồ sơ trình xem xét, thông qua VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như sau:

      + Hồ sơ trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH, dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh bao gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm tra.

      + Hồ sơ trình dự thảo lệnh, dự thảo quyết định của Chủ tịch nước bao gồm tờ trình, dự thảo.

      + Hồ sơ trình dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh bao gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm định.

    - Trình tự xem xét, thông qua:

      + Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 74 của Luật này.

      + UBTVQH xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này.

      + Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo lệnh, quyết định theo trình tự quy định tại Điều 81 của Luật này.

      + Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 96 của Luật này.

      + Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại Điều 100 của Luật này.

      + HĐND cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 126 của Luật này.

      + UBND cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 132 của Luật này.

    (Căn cứ Điều 149 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    117. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

    - VBQPPL của các cơ quan ở trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

    - VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.

    - VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.

    - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.

    Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn VBQPPL trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với VBQPPL do các cơ quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với VBQPPL do HĐND, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.

    - VBQPPL đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.

    (Căn cứ Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    118. Hệ thống lại thời điểm có hiệu lực của VBQPPL

    - Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND; UBND cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.

    - VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

    (Căn cứ Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    119. Không được quy định hiệu lực trở về trước với VBQPPL địa phương

    Ngoài quy định hiệu lực trở về trước của VBQPPL như Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 bổ sung quy định sau:

    VBQPPL của HĐND, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

    (Căn cứ Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015) LeMinhDat123 (30/03/2021)
  • #395147   04/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    120. Quy định cụ thể về việc ngưng hiệu lực VBQPPL

    VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp:

    - Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định sau:

      + UBTVQH đình chỉ việc thi hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

      + Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ.

      + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

      + Trường hợp VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ VBQPPL đó.

      + Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi bỏ.

    Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ.

      + Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới.

    Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.

    - Cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.

    Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại VBQPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý VBQPPL phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

    (Căn cứ Điều 153 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    121. VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành VB đó cũng hết hiệu lực

    Đây là quy định mới được bổ sung vào các trường hợp VBQPPL được xem là hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

    (Căn cứ Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    122. Bổ sung quy định hiệu lực về không gian với VBQPPL của HĐND, UBND

    Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của VBQPPL của chính quyền địa phương được xác định như sau:

    - Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì VBQPPL của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị hành chính mới ban hành VBQPPL thay thế.

    - Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

    - Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì VBQPPL của HĐND, UBND của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.

    (Căn cứ Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    123. Bổ sung quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Việc áp dụng VBQPPL trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp VBQPPL trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

    Quy định này khẳng định giá trị pháp lý cao nhất của Hiến pháp, không có văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn Hiến pháp, kể cả điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    (Căn cứ Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    124. Kéo dài thời hạn đăng tải và đưa tin VBQPPL

    VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở trung ương, HĐND, UBND ban hành phải được đăng tải toàn văn trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày (hiện nay là 2 ngày) kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bí mật nhà nước.

    VBQPPL đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có giá trị sử dụng chính thức.

    (Căn cứ Điều 157 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    125. Quy định cụ thể trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

    Hiện nay, Luật ban hành VBQPPL 2008 không quy định cụ thể về vấn đề này như Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.

    - Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải bảo đảm các nguyên tắc:

      + Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

      + Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

      + Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới.

    (Căn cứ Điều 158 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    126. Cơ quan nào có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

    - Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

    - UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại trên quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 159 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    127. Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

    - Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo.

    - Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.

    - Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.

    - UBTVQH thảo luận.

    - Chủ tọa phiên họp kết luận.

    - UBTVQH biểu quyết;

    - Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

    (Căn cứ Điều 160 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    128. Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

    Đây là nội dung mới được quy định tại Luật ban hành VBQPPL 2015.

    - Nghị quyết của UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được đăng Công báo theo quy định như với việc đăng công báo VBQPPL, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và đăng tải, đưa tin theo quy định như với việc đăng tải, đưa tin VBQPPL.

    - Nghị quyết của UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được áp dụng cùng với văn bản được giải thích.

    (Căn cứ Điều 161 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    129. Quy định cụ thể việc giám sát VBQPPL

    - VBQPPL phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo quy định pháp luật.

    - Việc giám sát VBQPPL được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.

    (Căn cứ Điều 162 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Còn nữa)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015) LeMinhDat123 (30/03/2021)
  • #395201   05/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    130. Quy định cụ thể về việc xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật

    - Quốc hội bãi bỏ VBQPPL của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    - UBTVQH đình chỉ việc thi hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - HĐND bãi bỏ VBQPPL của UBND cùng cấp, VBQPPL của HĐND cấp dưới trái với nghị quyết của mình, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành VBQPPL, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

    (Căn cứ Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    131. Quy định cụ thể việc Chính phủ kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật

    - Chính phủ kiểm tra VBQPPL, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ.

    - Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

    Đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị UBTVQH bãi bỏ.

    (Căn cứ Điều 165 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    131. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

    Cụ thể nội dung sau:

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

    - Trường hợp VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ VBQPPL đó.

    (Căn cứ Điều 166 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    132. HĐND và UBND kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật

    - HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL do mình ban hành; HĐND, UBND cấp trên kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp dưới ban hành.

    Khi phát hiện VBQPPL do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND,UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản.

    Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp huyện ban hành.

    Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp xã ban hành.

    - Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi bỏ.

    Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ.

    - Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới.

    (Căn cứ Điều 167 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    133. Đặt ra nhiều yêu cầu với văn bản hợp nhất VBQPPL

    So với Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 thêm yêu cầu về mặt kỹ thuật và nội dung với văn bản hợp nhất. Cụ thể:

    VBQPPL sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với VBQPPL được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

    (Căn cứ Điều 168 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    134. Quy định lại việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

    - Cơ quan nhà nước sắp xếp các quy phạm pháp luật trong các VBQPPL đang còn hiệu lực, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

    - Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    (Căn cứ Điều 169 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    135. Chi tiết việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

    - Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL.

    Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL.

    - Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa VBQPPL còn hiệu lực.

    - UBTVQH quyết định tổng rà soát hệ thống VBQPPL; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.

    (Căn cứ Điều 170 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    136. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành VBQPPL

    Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, ban hành VBQPPL. Nhận thấy để xây dựng, ban hành VBQPPL ngoài việc cần kinh phí từ ngân sách nhà nước, thì nguồn nhân lực thực hiện cũng đóng vai trò quan trọng.

    Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành VBQPPL phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy định; hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và ban hành VBQPPL.

    (Căn cứ Điều 171 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    (Hết)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (05/10/2015) phuongland (17/05/2016)
  • #395203   05/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình đã cập nhật đầy đủ Tất cả điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, sẽ thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004.

    Dưới đây là file đính kèm, các bạn có tải về dùng khi cần nhé. 

     
    Báo quản trị |  
  • #422825   26/04/2016

    Thuthao.conon
    Thuthao.conon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    A có thể giải thích cho e về những lí do thay đổi, cụ thể là đối với những điểm mới về thẩm quyền k ạ??

     
    Báo quản trị |  
  • #424299   11/05/2016

    hienstp
    hienstp

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn rất nhiều!

     
    Báo quản trị |  
  • #436800   25/09/2016

    luatsutruonghuyen
    luatsutruonghuyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     bài viết hay 

    cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #436905   26/09/2016

    LEHIEU1995
    LEHIEU1995

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn ơi!  có thể cho mình biết rõ điểm hạn chế của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không!

    cảm ơn rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #436906   26/09/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Điểm hạn chế lớn nhất của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là chỉ có cơ quan chính quyền của nhà nước mới được ban hành văn bản này, các "chiên da" facebook không có quyền đó :|

     
    Báo quản trị |  
  • #436922   27/09/2016

    LEHIEU1995
    LEHIEU1995

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn ơi! mình đang tìm hiểu hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bạn nào biết chỉ giúp mình nha!

     
    Báo quản trị |