Xe máy đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới giao thông ở Việt Nam.
Hình thức vận tải hành khách bằng xe máy, hay còn được gọi bằng một cái tên quen thuộc - “xe ôm”, từ lâu đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhờ sự tiện dụng, chi phí thấp và luôn sẵn có ở khắp mọi nơi, xe ôm trở thành một phương tiện quen thuộc đối với người dân.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các công ty vận tải đã cho ra đời loại hình giao thông mới được gọi là “Xe ôm công nghệ”. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến những hành vi lái xe tiềm ẩn gây tai nạn giao thông của tài xế “Xe ôm công nghệ”.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Vừa lái xe vừa sử dụng tai nghe. Để cho tiện dụng thì nhiều tài xế đã trang bị luôn giá điện thoại đặt trước đầu xe máy. Đó là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên các tuyến phố, đặc biệt là đối với các tài xế xe ôm công nghệ.
Khách hàng đặt xe qua ứng dụng điện thoại và các tài xế sử dụng bản đồ trên ứng dụng điện thoại để tìm đường và liên hệ với khách. Đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trật tự ATGT, uy hiếp an toàn của người và phương tiện lưu thông trên đường.
Tài xế Grab cho biết: "Tôi cũng biết là vi phạm, nhưng cũng chỉ nghe tai nghe để bản đồ chỉ đường thôi chứ không nghĩ nó là vi phạm giao thông."
Còn nhớ vụ tai nạn thương tâm do sử dụng điện thoại xảy ra vào tháng 1/2015 tại Gia Lộc, Hải Dương. Thời điểm đó, cặp đôi vợ chồng trẻ là anh Phạm Văn Th và chị Nguyễn Thị Hải L vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại. Do lái xe một tay, anh Th không làm chủ được nên để xảy ra tai nạn.
Hậu quả, vợ anh Th là chị L ngã văng khỏi xe, đập mạnh đầu xuống đất và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Không chỉ Việt Nam, rất nhiều nước trên thế giới đều đã đưa ra các cảnh báo về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức vẫn bỏ ngoài tai những cảnh báo này.
Hồi tháng 7/2015, một cô gái có tên Carlee Bollig (17 tuổi) tại Little Falls, Minnesota, Mỹ đã điều khiển xe đâm chết một ông bố và con gái 10 tuổi khi vừa lái xe vừa nhắn tin. Thời điểm đó, Bollig vượt đèn đỏ tại giao lộ trong khi vẫn đang sử dụng điện thoại nên đã đâm thẳng một chiếc xe đang đi trên đường.
Cú đâm mạnh khiến 4 người trong một gia đình bị thương, trong đó ông ông Charles Maurer 54 tuổi cùng con gái Cassy Maurer 10 tuổi đã tử vong ngay tại chỗ.
Trở lại với đề xuất cấm sử dụng điện thoại khi lái ô tô tại Việt Nam, đây có thể là biện pháp ngăn chặn những nguy hiểm tiềm tàng về an toàn giao thông. Bởi thực tế, rất nhiều người tham gia giao thông không ý thức được sự nguy hiểm cũng như các rủi ro sẽ xảy ra nên vẫn cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, mức xử phạt theo quy định hiện hành vẫn còn nhẹ, không có tính giáo dục nghiêm khắc đối với người vi phạm.
Để khắc phục và chấn chỉnh tình trạng trên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Ban ATGT Hà Nội, TP.HCM chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng sử dụng điện thoại di động khi điều khiển môtô, xe gắn máy tham gia giao thông. Đặc biệt là đối với các lái xe môtô, xe gắn máy sử dụng điện thoại thông minh để kết nối với khách hàng.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng vừa có công văn đề nghị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Grab chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng sử dụng điện thoại di động khi điều khiển mô tô, xe máy tham gia giao thông.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đề nghị, Công ty TNHH Grab tăng cường tuyên truyền trật tự ATGT cho các đối tác là lái xe tham gia cung ứng dịch vụ vận tải của công ty, đặc biệt yêu cầu các lái xe mô tô, xe gắn máy tham gia ứng dụng Grab Bike của công ty tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động khi lái xe, xem xét chấm dứt hợp đồng với những lái xe cố tình vi phạm.
Các mức phạt hiện nay được quy định theo Nghị định 46/2016.
- Sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô
Căn cứ điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Nếu gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.
- Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy
Căn cứ điểm o khoản 3 và điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cập nhật bởi Nhunghi1997 ngày 23/09/2019 08:06:59 SA