Tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #457548 15/06/2017

    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Tai nạn lao động

    Kính chào quý luật sư, tôi có một tình huống về tai nạn lao động mong được quý luật sư hỗ trợ như sau:

    Hiện tại tôi đang công tác tại công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Hữu Thiên, tuần trước khi đang làm việc ở công trường cùng đồng nghiệp, anh đồng nghiệp của tôi đã cẩu thả đánh 1 cục sắt nặng vào chân tôi, khiến tôi bị thương nặng và bị hỏng cả 2 máy móc thiết bị tại công trường. Tôi muốn hỏi, trường hợp của tôi có được gọi là tai nạn lao động hay không? Vì lúc xảy ra sự việc là giờ nghĩ trưa và là do lỗi của đồng nghiệp tôi chứ không phải do nguyên nhân khách quan.

    Ngoài ra, tôi muốn biết thêm người đồng nghiệp gây ra tai nạn cho tôi sẽ bị xử lý và chịu trách nhiệm như thế nào? Ngoài việc người này sẽ bị xử lý kỉ luật lao động về việc vi phạm an toàn lao động theo quy định của nội quy lao động, thì người này phải chịu trách nhiệm vật chất như thế nào (đối với công ty hay với người bị tai nạn, mức bồi thường hay hỗ trợ như thế nào, bao nhiêu % so với tổng chi phí thiệt hại?:

    + Giả sử: tôi kia bị thương tật vĩnh viễn 17%, chi phí thuốc men, đi lại hết 70 triệu đồng, đã trừ các khoản BHYT;

    + Gây tổn hại may móc thiết bị cho công ty khoảng: 29 triệu đồng.

     

     
    4066 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457694   16/06/2017

    Dothuydunglaw
    Dothuydunglaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn,

    Về vấn đề bạn hỏi, mình xin góp ý như sau:

    - Về việc trường hợp của bạn có phải là tai nạn lao động không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012 thì: "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc". Như vậy, kể cả trường hợp bạn bị thương trong giờ nghỉ trưa thì vẫn coi là tai nạn lao động.

    - Về trách nhiệm của người đồng nghiệp gây ra tai nạn cho bạn: Người đồng nghiệp đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của bạn. Căn cứ khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thì bạn và người đồng nghiệp có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

    Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015,người đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm bồi thường như sau:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    + Thiệt hại khác do Luật qui định.

    Còn về phía Công ty bạn, căn cứ Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động 2012, công ty bạn có trách nhiệm:

    + Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    + Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    + Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật nLao động 2012. 

    Giả sử trong trường hợp bạn bị thương tật 17% (không do lỗi của bạn) thì công ty sẽ bồi thường như sau:

    +  Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    + Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #457697   16/06/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Vấn đề 1: Trường hợp của bạn là tai nạn lao động

    Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
    Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng 
    1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

    Vấn đề 2: Trách nhiệm của người gây ra tai nạn

    Ngoài việc đồng nghiệp của bạn bị xử lý kỉ luật thì theo quy định của BLDS, đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm bồi thường cho bạn nếu gây tai nạn do lỗi của người đó gây ra.

    Trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 589, 590 BLDS 2015.

    Bên cạnh đó, về vấn đề thương tật vĩnh viễn 17% của bạn, bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao đông theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 (lưu ý, nếu do mâu thuẫn giữa bạn và đồng nghiệp của bạn mà dẫn đến tai nạn thì sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 40 Luật này). Trợ cấp 1 lần, Mức trợ cấp một lần được quy định: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó bạn được hưởng: 13.310.000 đồng.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #457735   16/06/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    Quy định về TNLĐ được quy định trong các văn bản:

    - Khoản 1, Điều 142 BLLĐ 2012

    - Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP (nhưng điều này đã bị bải bỏ theo K2, Đ47 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

    - Mục 3 Chương III Luật BHXH 2014 (nhưng mục này cũng đã bị bãi bỏ bởi k2, Đ92 Luật ATVSLĐ 2015)

    vì vậy áp dụng khoản 1, Điều 142 BLLĐ 2012 "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động."

    Nếu xét tường hợp trên thì đó là trong giờ nghỉ trưa nên không thuộc trường hợp được hưởng, trừ trường hợp tuy trong giờ nghỉ trưa nhưng vẫn đang làm việc gắn với nhiệm vu lao động. Vấn đề xác định thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét nên chịu ;

    + nếu là TNLĐ thì hưởng theo Khoản 3, Điều 145

    + còn nếu không phải TNLĐ thì theo BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

    *** còn người gây thiệt hại thì gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu

    quan điểm cá nhân, bạn có thể tham khảo!

     
    Báo quản trị |  
  • #459439   30/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình gửi bạn quy định tham khảo nhé:

    Theo Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được quy định:

    - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
     
    - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
     
    - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
     
    Báo quản trị |