Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #509641 08/12/2018

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Với tầm ảnh hưởng hiện nay của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, đã có tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.

    Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, VFF là đơn vị duy nhất sở hữu tên gọi, hình ảnh, thương hiệu và các quyền khai thác thương mại liên quan đến các Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, bao gồm: đội tuyển Quốc gia Việt Nam, đội tuyển Olympic Việt Nam, đội tuyển U23 Việt Nam.

    Hiện chỉ có các nhà tài trợ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có quyền khai thác thương mại như:

    - Công Ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam

    - Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam

    - Công ty TNHH Việt Nam Suzuki

    - Công ty Acecook Việt Nam

    - Công ty CP Sữa chuyên nghiệp Việt Nam

    - Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam

    - Công ty TNHH Grand Sport Group

    - Công ty TNHH Grab

    Theo đó,

    Tên thương mại quy định tại khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

    Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại quy địnht tại điêu 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

    a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồn.

    6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

    11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

    12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

    13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

    c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

    d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

    14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

    15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

    Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng

    Và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm

    b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm 

    c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm

    d)  Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm

    đ)  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm 

    Phân tích các hành vi xâm phạm quyền SHTT với tên thương mại được hướng dẫn tại thông tư 11/2015/TT-BKHCN

     
    19852 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    HNP1997 (29/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #509656   08/12/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình thấy quy định này là đúng, bởi khi sử dụng hình ảnh của người khác để kinh doanh mà không được phép không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng của chính những người đó mà còn gây thiệt hại đến các nhà tài trợ và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #509747   10/12/2018

    Hiện nay sức nóng do các cầu thủ tuyển quốc gia mang lại là rất lớn đồng nghĩa với việc hình ảnh của họ cũng bị lợi dụng quảng bá rất nhiều. Chính vì vậy, việc xử lý nghiêm hành vi sử dụng hình ảnh trái phép sẽ hạn chế ảnh hưởng đến danh tiếng các cầu thủ cũng như sự tin tưởng của người tiêu dùng hơn.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509769   10/12/2018

    daivan23
    daivan23

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đúng rồi, mình thấy hiện nay ra đường có rất nhiều biển quảng cáo của các cửa hàng nhỏ sử dụng hình ảnh cầu thủ VN, rõ ràng điều này đã vi phạm quyền sử dụng hình ảnh cá nhân, thương hiệu!

     
    Báo quản trị |  
  • #509863   11/12/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Dạo gần đây khi đội tuyển đá bóng của Việt Nam càng ngày càng thu hút được sự chú ý của mọi người với những thành tích xuất sắc thì hình ảnh của những cầu thủ này càng trở nên có giá trị. Vậy nên khó tránh khỏi việc nhiều người sừ dụng hình ảnh Đội tuyển để câu khách, tạo sự chú ý mà không có bất kỳ sự xin phép nào cả. Nhưng mình thấy thực tế thường ít ai bị phạt về việc này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510735   24/12/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    VFF đã đưa ra thông báo khẳng định quyền sở hữu thương mại đối với các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên với tầm ảnh hưởng của đội tuyển Việt Nam, đặc biệt các cầu thủ nổi tiếng hình ảnh của họ được sử dụng rất nhiều trên mạng để quảng cáo sản phẩm, tuy nhiên mình thấy rất ít trường hợp bị xử phạt, do đó cần có quy định nghiêm khắc hơn, trành việc ảnh hưởng đến danh tiếng các cầu thủ và nhầm lẫn cho người tiêu dùng

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511070   29/12/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Quyền của cá nhân về hình ảnh cũng đã được quy định tại Bộ luật Dân sự, việc sử dụng hình ảnh của người khác cho dù mục đích gì hay chăng nữa thì cũng phải được sự đồng ý của người đó, hành vi sử dụng hình ảnh của người khác không xin phép cũng như sử dụng vào mục đích bất hợp pháp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #511111   30/12/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình nghĩ việc sử dụng trái phép hình ảnh đôi tuyển quốc gia để kinh doanh hay vì mục đích thương mại là điều không nên và cần phải xử lý thật nặng nhằm răn đe cũng như ngăn chặn những hành vi như vậy trong tương lai.

    Ngoài ra, việc xử lý những hành vi này còn giúp bảo về những nhà tài trợ cho đội tuyển thân yêu của chúng ta nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #511421   31/12/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 86 lần


    Quy định trên là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà tài trợ. Bởi để có được hình ảnh của đội tuyển họ đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của. Tuy nhiên, vấn đề quản lý các hành vi xâm phạm quy định trên sẽ gặp không ít khó khăn khi mà với mỗi trận đấu có đội tuyển tham dự đều thu hút rất nhiều sự quan tâm của hâm mộ và việc vi phạm hình ảnh trong vấn đề trên là không thể tránh khỏi nhưng xử lý rất khó vì lực lượng quản lý còn quá mỏng.

     
    Báo quản trị |  
  • #511539   02/01/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Ở Việt Nam thường thấy những nội bật nhất thời, ví dụ như có một vấn đề nào đó, hoặc một số người nổi tiếng lên thì nhiều người lấy hình ảnh đó làm nền cho quảng cáo, ăn cắp hình ảnh để giới thiệu sản phẩm hoặc quảng cáo nhằm mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng đến những hình ảnh nổi bật đó.

    Cập nhật bởi Phong_96 ngày 02/01/2019 08:45:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #511545   02/01/2019

    hungphu172015
    hungphu172015

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vấn đề này quy định đã có. Hiện nay ở VN ko chỉ đội bóng mà nhiều hình ảnh cá nhân khác bị sử dụng miễn phí khá nhiều. Vấn đề là chưa ai bị xử lý nên khá mập mờ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511548   02/01/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Ngày xưa (và hình như hiện nay vẫn còn), có tình trạng lấy hình ảnh ca sĩ/ diễn viên in ra bỏ vô bịch me, in lên tờ lịch để bán mà không hề xin phép đơn vị quản lý thì có xâm phạm quy định về mảng sơ hữu trí tuệ này không nhỉ?

    Hay chỉ xét theo quy định điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:

    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. 
    .....
    3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này, thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Hoặc là tùy vào đối tượng bị xâm phạm lợi ích: ví dụ như nếu là đơn vị quản lý/khai thác hình ảnh ca sĩ đó khởi kiện thì xử lý theo quy định về sở hữu trí tuệ (kinh doanh thương mại), còn nếu ca sĩ đó tự khởi kiện thì sẽ áp dụng theo quy định tại Bộ Luật Dân sự ????

     
    Báo quản trị |  
  • #512208   14/01/2019

    Theo quan điểm của mình thì việc sử dụng hình ảnh của người khác, chưa bàn đến người nổi tiếng rất đáng bị lên án và xử lý theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, hình ảnh được xem như là một trong những quyền riêng tư của mỗi người do đó không phải ai nếu chưa được sự đồng ý của "chủ sở hữu" cũng được quyền khai thác, sử dụng nó. Và việc xử phạt là một điều rất hiển nhiên và hợp tình.
     
    Báo quản trị |  
  • #512283   15/01/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Điều thường thấy ở Việt Nam là khi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó đạt được những thành tích nổi bật hoặc được dư luận đặc biệt quan tâm thì một số người thường lợi dụng hình ảnh của họ một cách trái phép. Mục đích của những hành vi đó là nhằm quảng bá thương hiệu, bán hàng online, mỹ phẩm, thậm chí là cả bất động sản...

    Về vấn đề này thì quy định đã có từ dân sự cho tới trách nhiệm hình sự. Ví dụ như tại Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

    Mặc dù biết sai nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn cố ý thực hiện bởi vì họ không "sợ" các chế tài của pháp luật đưa ra. Và quả thật là đúng như vậy, nếu như để ý một chút thì những vụ việc liên quan tới sử dụng hình ảnh của cá nhân, tổ chức trái phép thì việc xử lý dường như là rất hiếm. Nếu những động thái quyết liệt từ phía người bị xâm phạm thì có lẽ ở mức yêu cầu xin lỗi công khai. Chính vì vậy mà tình trạng sử dụng trái phép của người khác mà không có sự đồng ý vẫn diễn ra một cách ngang nhiên, công kha, bất chấp các quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #512668   23/01/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thực tế trong và sau giải U23 châu Á, thành công của U23 Việt Nam tạo hiệu ứng và sự quan tâm mạnh mẽ toàn xã hội, vì vậy không ít cá nhân, đơn vị, tổ chức cố lạm dụng hình ảnh đội tuyển mà không hề biết việc này đang vi phạm quyền lợi của VFF lẫn các đối tác.

    Liên quan tới sử dụng hình ảnh thủ môn Bùi Tiến Dũng, dù chỉ nằm ở phương diện cá nhân chứ không phải sử dụng hình ảnh đội tuyển U23 Việt Nam. Tuy nhiên cũng đã và đang ảnh hưởng tới quyền lợi của CLB chủ quản thủ môn này.

    Có thể thấy các cầu thủ đều có câu lạc bộ hoặc trung tâm đào tạo chủ quản, chịu ràng buộc bởi các điều khoản nghiêm ngặt, trong đó có việc sử dụng hình ảnh cầu thủ đó vào mục đích thương mại. Vì vậy, việc sử dụng trái phép hình ảnh của cầu thủ trẻ khi chưa được phép của đơn vị chủ quản là vi phạm hợp đồng đã ký.Không riêng Tiến Dũng mà nhiều tuyển thủ U23 Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ, vì vậy việc khai thác, sử dụng hình ảnh cá nhân họ vào mục đích thương mại cần sự tỉnh táo và tuân thủ các quy định pháp lý, cụ thể là hợp đồng ràng buộc giữa cầu thủ với đơn vị chủ quản.

    Và đó cũng là bài học cho các "ngôi sao" U23 Việt Nam khi đang đứng trước những mời chào quảng cáo của nhiều doanh nghiệp, đơn vị truyền thông.

     
    Báo quản trị |  
  • #512680   23/01/2019

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    lamkylaw viết:

    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Với tầm ảnh hưởng hiện nay của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, đã có tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.

    Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, VFF là đơn vị duy nhất sở hữu tên gọi, hình ảnh, thương hiệu và các quyền khai thác thương mại liên quan đến các Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, bao gồm: đội tuyển Quốc gia Việt Nam, đội tuyển Olympic Việt Nam, đội tuyển U23 Việt Nam.

    Hiện chỉ có các nhà tài trợ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có quyền khai thác thương mại như:

    - Công Ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam

    - Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam

    - Công ty TNHH Việt Nam Suzuki

    - Công ty Acecook Việt Nam

    - Công ty CP Sữa chuyên nghiệp Việt Nam

    - Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam

    - Công ty TNHH Grand Sport Group

    - Công ty TNHH Grab

    Theo đó,

    Tên thương mại quy định tại khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

    Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại quy địnht tại điêu 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

    a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồn.

    6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

    11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

    12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

    13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

    c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

    d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

    14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

    15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

    Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng

    Và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm

    b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm 

    c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm

    d)  Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm

    đ)  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm 

    Phân tích các hành vi xâm phạm quyền SHTT với tên thương mại được hướng dẫn tại thông tư 11/2015/TT-BKHCN

    Mình không nghĩ những tên gọi như "đội tuyển quốc gia Việt Nam" hay "đội tuyển U23" là "Tên thương mại". Vì tên thương mại là dùng cho chủ thể kinh doanh, đội tuyển có được xem là "chủ thể kinh doanh" không?

    Hành vi lạm dụng như bạn nói chỉ có thể xem là vi phạm quyền sử dụng hình ảnh cá nhân trong BLDS mà thôi.

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #513355   31/01/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Bây giờ ở đâu cũng thấy hình ảnh của Cầu thủ Bóng đá Việt Nam, của đội tuyển. Tất nhiên rất nhiều trong số đó là sử dụng bất hợp pháp. Một số cửa hàng để hình ảnh của các cầu thủ kèm các chương trình khuyến mãi như cùng tên với cầu thủ nào đó thì đc giảm giá, miễn phí… Chắc chắn các hoạt động này là trái pháp luật. Các cơ sở kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh cầu thu để kinh doanh, thu lợi. nhưng trong điều kiện hiện nay thật khó để xử lý bởi đơn giản đa số người dân vẫn xem đó như là cách thể hiện tình cảm, sự hâm mô chứ không phải là sự xâm phạm hình ảnh

     

     
    Báo quản trị |  
  • #513412   31/01/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo quan điểm của mình thì việc sử dụng hình ảnh của các tuyển thủ quốc gia còn tùy vào trường hợp để xem xét vi phạm hay không. Và việc việc phạm ở đây cũng chỉ có thể xem là sử dụng hình ảnh của cá nhân đó trái pháp luật mà thôi. Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa thì việc xử phạt là rất khó khăn khi Đội tuyển quốc gia Việt Nam đã trở thành biểu tượng quốc gia, rất nhiều người sử dụng hình ảnh nên không thể xử phạt hết tất cả được.

     
    Báo quản trị |  
  • #515983   29/03/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Mình thấy việc sử dụng hình ảnh của đội tuyển Việt Nam để kinh doanh hay quảng cáo mà chưa xin phép là hành trái pháp luật. Việc này ảnh hưởng rất nhiều và thậm chí xâm hại quyền lợi đối với các nhà tài trợ lớn cho đội tuyển. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn của một người hâm mộ bóng đá thì đi đâu cũng thấy hình ảnh của đội tuyển quốc gia thì đây là một niềm tự hào dân tộc.

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 29/03/2019 10:38:26 CH lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #518563   20/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình thấy từ khi đội tuyển Việt Nam gặt hái được thành quả trên đấu trường khu vực, thì hình ảnh của họ được các cá nhân, tổ chức sử dụng để PR danh tiếng, sản phẩm tràn lan. Không nói đến những doanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo với các cầu thủ, những người bán hàng, doanh nghiệp nhỏ tự ý dùng hình ảnh cá nhân các cầu thủ để mưu cầu lợi ích riêng, làm hình ảnh của các cầu thủ bị lợi dụng. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm và xử phạt thì khá khó khăn vò quá nhiều và nhỏ lẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518629   22/05/2019

    Phản hồi

    Theo ý kiến riêng của mình thì đội tuyển bóng đá việt nam làm gì kinh doanh là có tên thương mại nhỉ? Và do đó thì chắc hẳn cũng không có nhãn hiệu luôn. Như vậy thì lấy quy định về xử phạt hành vi xâm phạm tên thươmg mại, nhãn hiệu để xử lý hành vi này không đúng! Có chăng thì chỉ xử lý hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân cầu thủ để quảng cáo thôi. Mọi người thấy có lý không?

     
    Báo quản trị |