Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #509641 08/12/2018

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Với tầm ảnh hưởng hiện nay của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, đã có tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.

    Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, VFF là đơn vị duy nhất sở hữu tên gọi, hình ảnh, thương hiệu và các quyền khai thác thương mại liên quan đến các Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, bao gồm: đội tuyển Quốc gia Việt Nam, đội tuyển Olympic Việt Nam, đội tuyển U23 Việt Nam.

    Hiện chỉ có các nhà tài trợ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có quyền khai thác thương mại như:

    - Công Ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam

    - Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam

    - Công ty TNHH Việt Nam Suzuki

    - Công ty Acecook Việt Nam

    - Công ty CP Sữa chuyên nghiệp Việt Nam

    - Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam

    - Công ty TNHH Grand Sport Group

    - Công ty TNHH Grab

    Theo đó,

    Tên thương mại quy định tại khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

    Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại quy địnht tại điêu 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

    a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồn.

    6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

    11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

    12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

    13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

    b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

    c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

    d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

    14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

    15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

    Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng

    Và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm

    b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm 

    c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm

    d)  Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm

    đ)  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm 

    Phân tích các hành vi xâm phạm quyền SHTT với tên thương mại được hướng dẫn tại thông tư 11/2015/TT-BKHCN

     
    19851 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    HNP1997 (29/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #540369   02/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Mọi hình ảnh, bài hát, bài thơ được sử dụng nhằm mục đích thương mại đều cần phải được sự cho phép của người có hình ảnh của các tác giả. Việc sử dụng hình ảnh quảng cáo vì lợi nhuận mà không xin phép là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm về hình ảnh cá nhân trong bộ luật dân sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #540588   05/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình thấy việc sử dụng hình ảnh của người khác mà không xin phép là một điều trái pháp luật rồi chứ nói đến những hình ảnh của người nổi tiếng, Vậy nên việc xử phạt và mức phạt được đưa ra ở quy định trên là hoàn toàn hợp lý. Điều này giúp ích cho việc bảo vệ hình ảnh riêng tư của người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #541419   18/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Tác giả viết bài với tiêu đề là "Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?" nhưng lại dẫn quy định chế tài về việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. Vậy, cái hình ảnh đội tuyển bóng đá Việt Nam là nhãn hiệu hay là tên thương mại hay là chỉ dẫn địa lý... nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #542216   29/03/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Việc sử dụng hình ảnh của người khác nhằm hoạt động kiếm lợi là hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để kinh doanh mà không có sự cho phép có thể sẽ bị xử phạt nên các cơ sở kinh doanh khi có ý định sử dụng hình ảnh người khác để kinh doanh thì nên được sự đồng ý của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #549930   25/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Pháp luật quy định như vậy là rất hợp lý. Bóng đá không chỉ đơn giản là đá bóng, nó là kinh doanh, thương mại, quảng bá hình ảnh và nhiều khía cạnh khác nữa. Tại sao những doanh nghiệp lại chi ra một khoản tiền lơn để tài trợ cho các đội bóng và không hề nhận lại đồng xu nào. Đó chính là hình ảnh của đội bóng gắn liền với thương hiệu của doanh ngiệp đó, là cách sử dụng hình ảnh của đội bóng để quảng bá cho doanh nghiệp. Vậy nên những daonh nghiệp không tài trợ vào đội bóng đưuong nhiên không được dùng hình ảnh đội bóng để quảng bá cho doanh nghiệp mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #550131   27/06/2020

    Khi một người phát hiện mình bị xâm phạm quyền hình ảnh thì đầu tiên người bị xâm phạm quyền hình ảnh, thông tin cần lưu lại bằng chứng qua việc yêu cầu các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng, ghi nhận lại sự kiện, hành vi pháp lý. Sau đó, người bị xâm phạm sử dụng bằng chứng này để gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan công an, yêu cầu xử lý. Ngoài ra, với những trường hợp hình ảnh bị đăng tải trái phép cùng một số thông tin loan truyền bịa đặt nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự nghiêm trọng của người khác hoặc gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống; hoặc sử dụng hình ảnh trái phép với mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #552593   24/07/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Việc sử dụng hình ảnh của đội tuyển Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh mà chưa được sự đồng ý của người thẩm quyền là trái pháp luật, cần phải có biện pháp xử phạt thích đáng để răn đe tránh tính trạng lợi dụng tinh thần bóng đá để trục lợi của một bộ phận tổ chức, cá nhân xấu.

     
    Báo quản trị |  
  • #552666   25/07/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng tên gọi, hình ảnh của các đội tuyển Quốc gia Việt Nam mà chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của LĐBĐVN là hành vi vi phạm quyền thương mại của LĐBĐVN, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc khai thác trái phép các quyền liên quan.
     
    Báo quản trị |  
  • #554092   31/07/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Việc sử dụng hình ảnh bóng đá, đặc biệt là cầu thủ bóng đá nhằm mục đích thương mại cần có sự đồng ý của người này. Bằng không thì có thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu không có sự đồng ý bạn sẽ vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #554125   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn vì đề tài khá hữu ích và thực tế, rất sát với thực tế. Trên quan điểm cá nhân của mình, mình có những ý kiến xin chia sẻ như sau. Trước hết, cá nhân có quyền bảo mật về đời tư và hình ảnh của mình. Rất phù hợp khi các nhà tài trợ được phép sử dụng hình ảnh của các cầu thủ nhằm phục vụ công tác truyền thông, tuy nhiên, nhìn chung, việc hạn chế rất ảnh hưởng đến việc mang hình ảnh của các cầu thủ đến với mọi người, đặc biệt là đối với người hâm mộ bóng đá Nước nhà.

     
    Báo quản trị |  
  • #555550   24/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    đứng ở góc nhìn của một người hâm mộ bóng đá thì đi đâu cũng thấy hình ảnh của đội tuyển quốc gia thì đây là một niềm tự hào dân tộc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #557587   10/09/2020

    Mình thấy việc người dân sử dụng hình ảnh đội tuyển của quốc gia cũng là một cách nào đó thể hiện được tinh thần dân tộc lắm chứ. Nhưng đứng ở góc độ pháp luật thì việc đó cần có sự cho phép của các cơ quan cũng như các cá nhân có quyền chứ không nên sử dụng một cách ngang nhiên hay quá phô trương mà không có sự cho phép của người sở hữu hình ảnh đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #558999   28/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình (có thể xem đây là quyền bất khả xâm phạm nếu không có sự đồng ý của cá nhân đó). Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #559585   30/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Sử dụng trái phép hình ảnh tuyển bóng đá Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Đồng ý với quan điểm của tác giả. Theo mình thấy việc sử dụng hình ảnh các cầu thủ bóng đá để quảng cáo cho sản phẩm không đúng chất lượng hay các cầu thủ đá bóng không ký hợp đồng thì sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh của cầu thủ. Cho nên quy định này là hợp lý! Mình xin phép được chia sẽ bài viết!

     
    Báo quản trị |  
  • #563176   23/11/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Các cơ sở kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh cầu thủ để kinh doanh, thu lợi. Nhưng trong điều kiện hiện nay thật khó để xử lý bởi  đa số người dân vẫn xem đó như là cách thể hiện tình cảm, sự hâm mô chứ không phải là sự xâm phạm hình ảnh. Hơn nữa, cũng chưa có cơ quan nào rà soát hết toàn bộ các cơ sở kinh doanh để xem cơ sở nào vi phạm nên việc này cũng gây khó khăn cho việc áp dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567178   29/01/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Đây là hành vi gọi là ké fame. Về mặt pháp lý thì hành vi này là tự ý sử dụng hình ảnh của cá nhân khi chưa có sự đồng ý, vì hình ảnh đội tuyển cũng có thương hiệu và mang lại giá trị riêng không chỉ tinh thần mà còn là vật chất. Do đó, việc sử dụng tràn lan, không xin phép như thế này không hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #570962   30/04/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Không chỉ là các cầu thủ bóng đá nổi tiếng, hình ảnh của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng cũng bị nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép nhằm vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp ít gây thiệt hại rất nhiều không thể kiểm soát được cho nên cũng chưa thể xứ lý triệt để được.

     
    Báo quản trị |  
  • #573780   20/07/2021

    Hiện nay mình thấy khá nhiều hình ảnh của những người nổi tiếng bị các nhãn hàng lấy ra làm quảng cáo để thu hút người sử dụng. Mặc dù những hình ảnh đó sử dụng không biết đã được sự cho phép của những người đó chưa. Đây có thể xem là một hình thức lừa đảo lợi dụng lòng tin khách hàng và cần được xử lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #574037   28/07/2021

    Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #574311   31/07/2021

    xuanhien28
    xuanhien28

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2020
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 5 lần


    Hiện nay, đội tuyển bóng đá Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm bởi những thành tích nổi bật đã đạt được qua các trận thi đấu. Cũng chính vì thế, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sức nóng này, sử dụng trái phép hình ảnh của đội tuyển bóng đá Việt Nam để quảng cáo. Hành vi này cần được xử lý nghiêm và triệt để hơn so với hiện nay.

     
    Báo quản trị |