Tại điểm 1, mục VI, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn quy định: "1.1 Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng.
1.2 Thời điểm lập hóa đơn: Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định”.
Do đó Cty bạn phải xuất hóa đơn ngay khi bán hàng (cho dù hàng hóa được bán ra không có hóa đơn mua vào) và kê khai doanh thu trong tháng phát sinh (Bạn kê khai tháng có hóa đơn hàng về là sai).
Vấn đề của bạn rơi vào 1 trong hai trường hợp sau:
- Cty bạn chưa hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóa (Bạn tham khảo thêm 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 14) nhưng xuất hóa đơn trước. Đây là hành vi xuất hóa đơn khống bạn sẽ bị phạt.
- Cty bạn thực tế đã thực hiện việc mua bán hàng hóa và xuất hóa đơn nhưng chưa có hóa đơn đầu vào của hàng hóa đó ở thời điểm bạn xuất bán. Việc này rất thường xảy ra trong thực tế do bên bán hàng cho công ty bạn cung cấp hàng trước nhưng chỉ xuất hóa đơn khi nhận được đủ tiền thanh toán. Trong trường hợp này bạn cần xử lý về mặt kế toán như sau là hợp lệ:
· Lập phiếu nhập kho trước thời điểm xuất bán (mua hàng ghi nợ)
· Thời điểm có hóa đơn về lập phiếu chi thanh toán.
- Cơ quan thuế trả lời là phải hủy hóa đơn và xuất lại hóa đơn ghi là hàng xuất của tháng trước đó là chưa đúng bởi :
· Nếu đã xuất hàng, ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn thì việc xuất hóa đơn đó là thực hiện đúng các quy định của PL thì tại sao lại hủy.
· Nếu bạn lập hóa đơn ghi là hàng xuất của tháng trước đó thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP.