Quyền từ chối làm việc khi đang mang thai

Chủ đề   RSS   
  • #536230 31/12/2019

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Quyền từ chối làm việc khi đang mang thai

    Mình có vấn đề nhờ mọi người giải đáp:
    Nếu NLĐ đang trong thời gian mang thai, nhưng bị công ty ép làm một số công việc mà không mong muốn làm. NLĐ viết đơn xin nghỉ thì Công ty có bị vi phạm luật lao động không? Và theo điều khoản nào? Xin cảm ơn
     
    1561 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536242   31/12/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tại Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    "Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

    1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

    a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

    b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

    5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động." 

    Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản thì NLĐ nữ được bảo vệ những quyền lợi như trên. Chỉ khi công ty yêu cầu NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi thì mới xem là vi phạm quy định.

    Đồng thời, Công ty cũng có quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác so với HĐLĐ trong thời gian không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm trong trường hợp vì khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012. Như vậy, công ty cũng có thể lấy lý do do nhu cầu sản xuất, kinh doanh để điều chuyển mình. 

    Ở đây, việc công ty bố trí làm công việc không phù hợp với vị trí theo thỏa thuận trên HĐLĐ thì NLĐ phải làm rõ là vì lý do gì? Và thời gian là bao lâu để làm rõ, còn việc tự viết đơn xin nghỉ thì ở đây là NLĐ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, chứ không phải là công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với, nên không thể kết luận là công ty vi phạm được nhé.  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/12/2019)
  • #550679   30/06/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trước tiên xác định công việc công ty yêu cầu chị làm có trong nội dung công việc thỏa thuận theo hơp đồng lao động hay không? Nếu như công ty yêu cầu chị làm các công việc không đúng theo thỏa thuận về công việc chị có quyền từ chối. Trong trường hợp bố trí công việc không theo thỏa thuận chí có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, còn có trường hợp về việc chuyển người lao động sang làm công việc khác hợp đồng lao động nhưng phải đảm bảo đúng theo quy định của luật chị nhé.
     
     
    Báo quản trị |