Quyền hiến bộ phận cơ thể, xác của Tử tù

Chủ đề   RSS   
  • #471135 16/10/2017

    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Quyền hiến bộ phận cơ thể, xác của Tử tù

    Không ít những trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể, xác của mình nổi bật có thể kể đến:

    1. Tử tù Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người một nhà tại Bình Phước) đã có mong muốn được hiến xác cho y học trước khi thhi hành án.

    2. Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, bị xét xử vì về tội Giết người) luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa cho Kỳ) cho biết bị cáo này mong muốn được hiến tạng nếu phải nhận mức án tử hình.

    3. Mới đây nhất là Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Thanh nói nếu tuyên y án tử hình thì xin được thi hành án sớm. Bị cáo nói: “Tử hình bị cáo xong thì hiến xác bị cáo cho y học”.

    Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên với phạm nhân thì có quy định riêng, vì khi bị kết án và ngồi tù, họ đã bị tước đi một số quyền công dân.

    Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định khi thi hành án tử đối với các bị án thì phải tiêm thuốc độc,  khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.

    Ngoài ra, nếu người bệnh được cứu chữa liệu có tạo ra tâm lý rằng họ đang mangg một bộ phận của kể giết người, của một tử tù…

    Từ góc độ cá nhân mình nghĩ thay vì tước đi mạng sống của họ, ta hãy để cho họ có cơ hội được chuộc lỗi lầm bằng cách cứu sống nhiều người khác. Đó cũng là việc làm nhân văn, khi tiến hành kiểm tra bộ phận nào có thể sử dụng ("kiểm tra kỹ") có thể sử dụng thì tại sao lại cấm. Còn các thành viên khác, các bạn nghĩ sao?

     

     

     
    11438 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    Thuyulaw (24/07/2018) sunshine19 (31/01/2018) quytan2311 (17/10/2017) myduyen1312 (16/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #471141   16/10/2017

    Mình cũng thấy đây là một hành động đẹp, cần được quan tâm thực hiện, ai cũng có suy nghĩ tốt tồn tại đâu đó trong con người họ, ở mặt này họ xấu họ là tội phạm nhưng ở 1 gốc độ nào đó họ cũng là con người được sinh ra như bao người, cũng có khát vọng và ước mơ được thực hiện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #471160   16/10/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Mình đồng ý với ý kiến của người viết. Cho phép tử tù hiến tạng là một hành động hết sức nhân văn. Có những người trong nhất thời phạm lỗi lầm không thể tha thứ. Hiến tạng cũng là cách để họ chuộc lại một phần lỗi lầm của mình cho cuộc đời này. Cái ác do tâm mà ra, cái ác không phải do các bộ phận cơ thể, theo mình người tử tù trước khi chết muốn chuộc phần nào tội lỗi mình đã gây ra cũng nên cho họ một ước nguyện cuối cùng để họ đi phần nào thanh thản

    Cập nhật bởi myduyen1312 ngày 16/10/2017 08:54:47 CH

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #471165   16/10/2017

    Mong muốn được hiến tạng, hiến xác của tử tù như trên được đánh giá là thể hiện sự sám hối. Cơ thể của họ sẽ hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu trong ngành y, cũng là cơ hội để ngành y mang đến sức khỏe cho bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng. Tuy nhiênviệc này rất khó thực hiện trên thực tế.Tại vì nhiều dẫn đến những hệ lụy cho người được hiến tặng như  bệnh nhân có thể mắc một số bệnh như HIV, bệnh truyền nhiễm... yếu tố tâm linh cũng là vấn đề cần quan tâm bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có mặc cảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #471166   16/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn. Mình thấy đây là một hành động cao cả

     
    Báo quản trị |  
  • #471176   16/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Đây là một hành động đẹp, nhưng để thực hiện khá khó khăn. Đơn cử như việc khi thi hành án tử đối với các tử tù thì phải tiêm thuốc độc. Mà khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.
     
    Báo quản trị |  
  • #471178   16/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Việc tử tù mong muốn được hiên xác, nội tạng được coi như một sự ăn năn, hối cải, mong muốn được cống hiến lần cuối, được sửa chữa lần cuối. Với tử tù tâm xấu nhưng thể xác người ta đâu phải xấu. Nếu nói cho uống thuốc độc khiên cho các bộ phận trên cơ thể không được tốt thì tại sao không chọn mọt cách tử hình khác đối với những người hiến xác như thuốc ngủ chẳng hạn
     
    Báo quản trị |  
  • #471190   17/10/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Ít nhất đến cuối đời thì cũng có được hành động có ích cho xã hội, coi như chuộc được 1 phần lỗi lầm họ đã gây ra khi còn ngoài xã hội và có thể giúp cho lương tâm họ đỡ ray rứt phần nào. Hiến những bộ phận cơ thể có thể cứu sống không chỉ 1 mà rất nhiều người đang cần, hành động này nhân văn và mình nghĩ cần được lan rộng, sẽ có 1 buổi nói chuyện và tham khảo ý kiến những tử tù về việc hiến tạng

     
    Báo quản trị |  
  • #471200   17/10/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Dưới một góc độ nào đó, pháp luật chưa có quy định cụ thể cho việc được hiến xác của tử tù. Đúng như bạn nói liệu có đảm bảo được cơ thể sạch hay không? Theo quy định hiện nay thì hình tiêm thuốc độc sẽ là mũi tiem gồm có:

    "Điều 6. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình 
     
    1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: 
     
    a) Thuốc làm mất trí giác; 
     
    b) Thuốc làm liệt hệ vận động; 
     
    c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim."

    Như vậy, dù không nắm rõ kiến thức y học tuy nhiên với việc tiêm 3 liều thuốc này thì nó gây ra ngừng hoạt động của các bộ phận, nếu như là hiến xác cho y học thì có thể vẫn OK. Nhưng nếu là hiến bộ phần, co thể thì đúng là cần kiểm tra lại bởi nó đã có tác dộng đến các bộ phận chung, làm tê liệt các hệ vận động. Vậy có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các bộ phận trên cơ thể, liệu nếu được cấy ghép vào các bộ phận trên cơ thê người khác thì nó có hoạt động bình thường được không. Các nhà y học cần phải nghiên cứu rất kỹ vấn đề này.
     
    Không đứng trên phương diện y học nhưng có thể lý giải tại sao mà người mang án tử hình lại có mong muốn hiên xác, bộ phận cơ  thể, liệu là việc làm thiện cuối cùng cho cuộc đời. Nó có thể hiện được sự xám hối hay ăn năn gì của tử tù khi phạm tội không. Đúng là cần lời giải đáp thực sự, liệu việc làm đó có ý nghĩa gì cho tử tù và xã hội. Nhiều tử tội chưa bị tuyên án hoặc khi được nói lời sau cùng đã muốn được làm điều này.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (31/01/2018)
  • #471206   17/10/2017

    Mình nghĩ việc hiến tặng cơ thể của người tử tù là một hành động, công việc cần được quan tâm nhiều hơn vì không những nó mang lại ý nghĩa nhân văn mà từ đó sẽ cứu được nhiều người. MÌnh rất ủng hộ hình ảnh đẹp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #471223   17/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Nguyện vọng cuối cùng của tử tù này nhà nước nên xem xét, đây là hành động đẹp của người tử tù, có thể đem lại mạng sống cho nhiều người khác đang trên lưỡi hái của tử thần, đây có thể là hành động sám hối giảm bớt tội lỗi khi người tử tù ra đi, mình cũng ủng hộ hành động này.

     
    Báo quản trị |  
  • #471228   17/10/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo mình thì cứ cho phép tử từ hiến xác cho y học nhưng có dùng để hiến tạng hay không còn phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất, bộ phận hiến tạng phải được kiểm nghiệm thật kỹ và thứ hai người nhận tạng phải biết rõ và đồng ý nhận tạng từ tử tù. Trường hợp không đáp ứng được thì có cách khác là giữ xác ấy để sinh viên y học thực nghiệm mổ xác tử thi vốn đang rất thiếu. Như vậy thì cách làm cũng tốt, tử tù có cơ hội làm điều tốt cuối cùng sau khi chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #471246   17/10/2017

    Mình nghĩ kiểu gì các tử tù cũng sẽ nhận mức án là không còn được sống nữa, vậy tại sao không cho họ làm việc có ích cho xã hội, cố nhiều người cần điều này, đặc biệt là những người giàu, cần những người tương thích với chính mình, nếu cả hai có ước muốn mà không vi phạm đạo đức và cũng mang tính nhân văn thì nên làm.

     
    Báo quản trị |  
  • #483864   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn nhưng luật pháp hiện nay cũng chưa có quy định nên nếu tử tù có nguyện vọng hiến xáccũng không được chấp nhận. Đề nghị nên nghiên cứu quy định pháp luật cũng như phương pháp để có thể tiếp nhận mô tạng từ những người tử tù có nguyện vọng hiến tặng. Cần được nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung vào quy định của pháp luật. 

    Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 31/01/2018 12:29:58 CH

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #483889   31/01/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mong muốn được hiến tạng, hiến xác của tử tù như trên được đánh giá là thể hiện sự sám hối. Cơ thể của họ sẽ hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu trong ngành y, cũng là cơ hội để ngành y mang đến sức khỏe cho bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng. Trong thực tế cũng đã có một số tử tù xin hiến bộ phận cơ thể cho y học, điển hình như tử tù Nguyễn Hải Dương, Dương cũng có ý muốn hiến xác cho y học để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu nhằm chuộc lại một phần lỗi lầm, nhưng không được chấp nhận. Tuy nhiên, Luật Thi hành án hình sự và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 đều không quy định về hiến tạng, hiến xác đối với tử tù, nên việc cơ quan thẩm quyền không chấp nhận ý nguyện của các tử tù là hợp lý . Hơn nữa, hiện nay hình thức tử hình ở nước ta là tiêm thuốc độc, vậy sau khi tiêm thuốc độc rồi thì các bộ phận cơ thể của người tử tù có đảm bảo để hiến hay không?... Nếu không đảm bảo được vậy không lẽ lại đi lấy bộ phận của tử tù trước khi thi hành án tử hình hay sao, điều này có hợp lệ không, có trái với đạo đức xã hội không. Việc hiến các, bộ phận cơ thể của tử tù là cơ hội cho ngành y, nhưng phải chăng có quá nhiều khó khăn trong việc thực hiện

     
    Báo quản trị |  
  • #483894   31/01/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình nghĩ việc các tử tù có mong muốn hiến bộ phận cơ thể hay hiến xá cho y học là hành động rất nhân văn cũng xem như là hành động cuối cùng họ có thể làm để chuộc lại lỗi lầm của mình. Xét về y học thì nếu không hiến được các bộ phận cơ thể thì vẫn có thể hiến xác phục vụ cho học tập và nghiên cứu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483903   31/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Có nhiều tử tù trước khi thi hành án mong muốn được hiến xác hoặc bộ phận cơ thể cho y học; tâm nguyện này của họ vừa thể hiện sự sám hối vừa thể hiện ước muốn được trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến thì thời điểm này không nên đặt vấn đề cho tử tù hiến xác vì rất bế tắc, không thể thực hiện được khi bị án bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng tử tù.

     
    Báo quản trị |  
  • #483909   31/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Quyền hiến bộ phận cơ thể của tử tù cũng đã xuất hiện từ lâu và các nước phương Tây cũng đã áp dụng rộng rãi. Đây là một quyền chính đáng và mang giá trị nhân văn và thể hiện ý chí của tử tù trước lúc chết để lại một giá trị có ích nào đó cho xã hội nhằm phần nào "gột rửa" bớt tội lỗi đã gây ra. Họ mong muốn như vậy là chính đáng để họ có thể ra đi thanh thản giảm bớt áp lực cho những người thân của họ. Tuy nhiên, ngày nay khi mà hiến xác bằng biện pháp tiêm thuốc độc thì việc sử dụng cơ thể của tử tù cho khoa học cũng không phải dễ dàng.

     
    Báo quản trị |  
  • #483931   31/01/2018

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    việc hiến xác của tử tù chỉ nên phục vụ mục đích y học như việc phục vụ cho sinh viên trườn y tiếp cận bộ phân cơ thể người nhằm sau này cứu người chứ việc hiến để ghép nội tạng cho người khác, theo ý kiến cá nhân là không nên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #484103   31/01/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo mình việc này hoàn toàn có thể chấp nhận và đáng hoan ngênh cũng như khuyến khích các trường hợp tử tù. Vì việc tử tù đã xem như pháp luật muốn loại họ ra khỏi xã hội, nhằm tránh ảnh hưởng dến đối tượng khác. Do đó, việc hiến xác  là một cách để họ có ích phần nào còn lại với xã hội. Ví dụ chỉ cần một người hiến xác thôi cũng đủ để cứu sống nhiều người cũng như thay đổi được nhiều mảnh đời bất hạnh.

    Sau này khi già, nếu có thể mình cũng sẽ xin hiến xác.

     
    Báo quản trị |  
  • #485950   28/02/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Cần có chính sách bảo mật việc nhận tạng hiến của tử tù để người nhận không bị ảnh hưởng tâm lý. Dù sẽ có người không để tâm đến việc tạng của tử tù bởi nếu đã có mong muốn này tức là họ đã hoàn lương và trở thành người tốt. Người nhận vẫn nên biết ơn vì điều này.

     
    Báo quản trị |