Quyền của bố mẹ đối với trẻ em!

Chủ đề   RSS   
  • #479560 23/12/2017

    Quyền của bố mẹ đối với trẻ em!

    Đang ngồi làm việc tự nghĩ quyền trẻ em là gì? Và quyền cha mẹ là gì? Mình có xem Luật trẻ em 2016 thì không có quy định này mà Luật chỉ quy định theo dạng liệt kê quyền, trong khi hạn chế của phương pháp này luôn đó là thiếu khi liệt kê. Mình có tìm hiểu các trang khác và có định nghĩa như sau:

    Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Bao gồm quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt mà mọi người, mọi gia đình dành cho trẻ em và cả quyền được cha mẹ ruột yêu thương, cũng như những nhu cầu căn bản: được ăn uống, được giáo dục phổ quát do nhà nước trả tiền, được chăm sóc sức khoẻ và các điều luật hình sự thích hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em. Những cách giải thích về quyền trẻ em thay đổi từ cho phép trẻ em khả năng tự quyết về hành động tới đảm bảo cho trẻ em tự do về thân thể, tinh thần và tình cảm không bị lạm dụng, dù cái bị gọi là "lạm dụng" đang là một vấn đề gây tranh cãi. Các định nghĩa khác gồm quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.

    Ngoài ra, theo Điều 14 Luật trẻ em 2016 cũng quy định:

    “Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

    Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.”

    Căn cứ vào các quy định trên thì có một vấn đề xảy ra, đó là việc chăm sóc của bố mẹ đối với trẻ em như thế nào mới gọi là bảo đảm quyền, mà quyền của bố mẹ đến đâu trong việc chăm sóc trẻ em, cụ thể các trường hợp như sau:

    - Trường hợp nếu khi người khác (không phải bố mẹ) cho trẻ ăn nhưng trẻ không ăn, người này đánh trẻ, dọa nạt trẻ vậy trường hợp này là bạo hành trẻ em, nhưng cũng hành vi trên xảy ra với bố mẹ chúng thì sao?

    - Trường hợp các trẻ em ở miền núi, ở các khu vực biên giới, cạnh Trung Quốc phải nghỉ học, bố mẹ chúng không đủ khả năng bắt chúng phải lao động trong khi chúng không muốn đi làm thì quyền trẻ em có bị xâm phạm, bố mẹ chúng có bị xử lý?

    Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình trong hàng trăm hành vi mà bố mẹ vô tình xâm phạm đến quyền trẻ em theo khái niệm trên.

    Vậy theo các bạn, có nên quy định quyền của bố mẹ trong Luật không?

    Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 23/12/2017 11:16:56 SA Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 23/12/2017 11:14:54 SA
     
    18972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #479561   23/12/2017

    Theo mình nghĩ quyền của bố mẹ đối với con cái đã được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên quy định mang tính khát quát, chung chung. Cần có 1 Điều luật quy định rõ ràng quyền của bố mẹ cũng rất hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninh2407 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (28/12/2017)
  • #479562   23/12/2017

    Từ trước đến giờ Luật quy định là một chuyện còn thực tế thực thi thế nào lại là chuyện khác. Cũng phải tùy tình huống, tùy hoản cảnh mà có cách áp dụng cho thích hợp nữa. Theo như bài viết có đề cập 

    "- Trường hợp nếu khi người khác (không phải bố mẹ) cho trẻ ăn nhưng trẻ không ăn, người này đánh trẻ, dọa nạt trẻ vậy trường hợp này là bạo hành trẻ em, nhưng cũng hành vi trên xảy ra với bố mẹ chúng thì sao?"

    Nếu là bố mẹ thì cũng vậy thôi nếu có hành vi vi phạm bạo hành thì đều bị xử phạt.

    Còn trường hợp 2:

    "- Trường hợp các trẻ em ở miền núi, ở các khu vực biên giới, cạnh Trung Quốc phải nghỉ học, bố mẹ chúng không đủ khả năng bắt chúng phải lao động trong khi chúng không muốn đi làm thì quyền trẻ em có bị xâm phạm, bố mẹ chúng có bị xử lý?"

    Cái này thì không chỉ riêng vùng sâu, vùng xa mới có tình trạng này, mà những gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn đến cả miếng ăn còn chưa có thì làm sao họ có thể cho con đi học này nọ. Mình nghĩ vấn đề này cần có sự hỗ trợ, can thiệp và quản lý của chính quyền, địa phương để tạo điều kiện cho họ có cuộc sổng ổn định hơn. Từ đó mới có thể chăm lo cho cuộc sống con cái họ tốt hơn được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (28/12/2017)
  • #480188   28/12/2017

    KieuNga1109 viết:

    Từ trước đến giờ Luật quy định là một chuyện còn thực tế thực thi thế nào lại là chuyện khác. Cũng phải tùy tình huống, tùy hoản cảnh mà có cách áp dụng cho thích hợp nữa. Theo như bài viết có đề cập 

    "- Trường hợp nếu khi người khác (không phải bố mẹ) cho trẻ ăn nhưng trẻ không ăn, người này đánh trẻ, dọa nạt trẻ vậy trường hợp này là bạo hành trẻ em, nhưng cũng hành vi trên xảy ra với bố mẹ chúng thì sao?"

    Nếu là bố mẹ thì cũng vậy thôi nếu có hành vi vi phạm bạo hành thì đều bị xử phạt.

    Còn trường hợp 2:

    "- Trường hợp các trẻ em ở miền núi, ở các khu vực biên giới, cạnh Trung Quốc phải nghỉ học, bố mẹ chúng không đủ khả năng bắt chúng phải lao động trong khi chúng không muốn đi làm thì quyền trẻ em có bị xâm phạm, bố mẹ chúng có bị xử lý?"

    Cái này thì không chỉ riêng vùng sâu, vùng xa mới có tình trạng này, mà những gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn đến cả miếng ăn còn chưa có thì làm sao họ có thể cho con đi học này nọ. Mình nghĩ vấn đề này cần có sự hỗ trợ, can thiệp và quản lý của chính quyền, địa phương để tạo điều kiện cho họ có cuộc sổng ổn định hơn. Từ đó mới có thể chăm lo cho cuộc sống con cái họ tốt hơn được.

    TH1: Mình đồng ý với bạn là sẽ bị xử phạt đối với hành vi của bố mẹ nhưng thực tế thì không có ai tố cáo, hoặc có thì cũng không được giải quyết vì họ cho rằng đó là bố mẹ mình, sẽ yêu thương trẻ. Ở nước ngoài nếu chỉ cần bố mẹ mắng hay xem thư của trẻ thì trẻ em báo cảnh sát thì bố mẹ cũng vi phạm, vậy theo bạn chúng ta có nên bảo vệ triệt để như thế không?

    TH2: Vậy theo bạn nhà nước có vai trò gì để bảo vệ trẻ em trong trường hợp này, trong khi Luật nói rất rõ về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, theo bạn nếu không làm thì có bị sao không?

     
    Báo quản trị |  
  • #479571   23/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo mình nghĩ quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình rồi, cho nên không cần phải quy định tại quá nhiều văn bản.

    Đôi khi quy định nhiều quá không áp dụng được thì cũng vô nghĩa thôi. Đã sinh ra thì đương nhiên bố mẹ sẽ tự có nghĩa vụ và tự biết quyền của mình tới đâu và được làm trong phạm vi nào rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thambui94 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (28/12/2017)
  • #480213   28/12/2017

    thambui94 viết:

    Theo mình nghĩ quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình rồi, cho nên không cần phải quy định tại quá nhiều văn bản.

    Đôi khi quy định nhiều quá không áp dụng được thì cũng vô nghĩa thôi. Đã sinh ra thì đương nhiên bố mẹ sẽ tự có nghĩa vụ và tự biết quyền của mình tới đâu và được làm trong phạm vi nào rồi.

    Mình đồng sy là quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đã được quy định trông Luật hônn nhân và gia đình như đôi khi chính bố mẹ cũng không tuân theo, và việc quy định này nó rất là chung và cũng không có một chế tài nào nếu bố mej không thực hiện.

    "Đã sinh ra thì đương nhiên bố mẹ sẽ tự có nghĩa vụ và tự biết quyền của mình tới đâu và được làm trong phạm vi nào rồi." Theo luậtt thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con của vợ chồng, trong trường hợp vợ ngoại tình, và người chồng biết đó không phải là con mình, nhưng theo pháp luật thì đó vẫn là con của họ, người chồng có thể sẽ yêu thương hoặc không yêu thương, hhoặc hhành hạ, vậy ai sẽ bảo vệ nếu lấy việc đó là con của họ thì phải yêu thương.

     
    Báo quản trị |  
  • #479886   26/12/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Không phải tự nhiên mà điều 69 Luật hôn nhân gia đình quy định chung "Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ" chung với nhau. Đối với quan hệ cha me và con cái, người thân trong gia đình thì việc yêu thưong, chăm sóc, tạo điều kiện ăn học đầy đủ... đã vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ rồi. Mình có thể nói trường hợp ngược lại: Con không muốn ăn, nhưng cha mẹ có quyền ép con ăn để đảm bảo sức khỏe. Việc ép buộc bằng hình thức nào là quyền và là hình thức giáo dục của mỗi gia đình. Nếu có hành vi quá mức xâm phạm đến trẻ thì tất nhiên đã phạm luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #480112   27/12/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Việc quyền cha mẹ đối với trẻ em được quy định trong luật hôn nhân gia đình là cần thiết. Tuy nhiên thực tế thì luật không thể bao quát được. Chúng ta phải áp dụng thông lệ hay đạo đức xã hội giữa cha mẹ và con cái. Có những việc cha mẹ làm đối với con cái không đúng pháp luật nhưng lại hợp tình hợp lý, vì con cái. Giữa cha mẹ và con cái nên dựa vào tình yêu thương, không nên để luật pháp điều chỉnh quá nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #480121   27/12/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình thấy việc Bố mẹ chăm sóc giáo dục con cái là nghĩa vụ của chung việc mà nói lạm dụng quyền này để thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ , tính mạng, sức khoẻ của con cái mình thì pháp luật sẽ bảo vệ, tuy nhiên để mà phát hiện hay xác định có hay không sự lạm dụng này lại là một vấn đề

     
    Báo quản trị |  
  • #480247   28/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Quyền của bố mẹ đối với trẻ em được lồng ghép và không thể tách rời nghĩa vụ theo điều 69 Luật Hôn nhân Gia đình

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #495109   26/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    VIệc công nhận quyền của bố mẹ đối với trẻ em là bước tiến lớn trong việc công nhận quyền trẻ em. Trẻ em sinh ra được công nhận và được tôn trọng. Hầu hết các bậc phụ huynh sinh con ra đều thương con và đều có những cách dạy con riêng của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #495121   26/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Nếu nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thì tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và các luật có liên quan thì có quy định cụ thể rồi.

    cụ thể tại Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phong_96 vì bài viết hữu ích
    hoangdat1122 (27/06/2018)
  • #495123   26/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Ở Việt Nam chắc không ai nghĩ đến việc này đâu vì khi nhắc đến nghĩa vụ hay trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ thì ai cũng nghĩ họ tự khắc biết những điều tốt cho con mình, từ việc chăm sóc sức khỏe đến việc tạo nền tảng thật tốt về giáo dục nhân cách và cả giáo dục kiến thức. Sự yêu thương con cái sẽ nhắc họ cần làm những gì tốt nhất cho con mình.

    Tuy nhiên, đó là đối với các bậc làm cha mẹ tốt, còn đối với những bậc làm cha mẹ nhưng bỏ bê con cái, không chăm lo, không giáo dục, không tạo được cho con họ một nền tảng dù là giáo dục nhân cách thì cần thiết nên có những quy định về quyền và nghĩa vụ của họ đối với con mình. Với một số người, họ không những không chăm lo được cho con mình những điều kiện, nền tảng tối thiểu mà còn bóc lột, đánh đập, ép buộc con mình làm những chuyện trái pháp luật. Họ nghĩ con họ sinh ra họ có quyền làm gì thì làm, họ nắm quyền sinh sát, giáo dục hay dạy con theo cách của họ và không cho ai có quyền can thiệp vào. Pháp luật hiện tại đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ rồi nhưng quy định như vậy chưa đủ tính răn đe đối với trường hợp vừa nêu trên. Cần thiết hơn nên có những chế tài mang tính xử phạt và răn đe mạnh hơn để quyền của trẻ em  được bảo vệ tốt hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phong_96 vì bài viết hữu ích
    hoangdat1122 (27/06/2018)
  • #495490   29/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Luật Hôn nhân gia đình 2014 mặc dù quy định khái quát nhưng mình nghĩ là đủ. Bởi vì trên thực tế, tùy tính chất và hoàn cảnh mỗi gia đình, không thể ràng buộc chi tiết về việc cha mẹ chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái là nghĩa vụ của bất cứ cha mẹ nào, đặc biệt là ở xã hội phương Tây, cha mẹ luôn hi sinh vì con cái. Bên cạnh, cần có những điều luật quy định chi tiết và chặt chẽ về các hành vi bạo hành trẻ em, dâm ô trẻ em để đảm bảo tốt nhất về quyền lợi của trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • #495525   29/06/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Theo mình thấy quyền đó đã có trong luât hôn nhan và gia đình rồi, không cần phải có quá nhiều ăn bản, luật nữa. Như vậy sẽ làm rối thêm tình hình và rất khó quản lí khi xảy ra tình huống

     
    Báo quản trị |  
  • #495737   30/06/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình nghĩ tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 chỉ quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong khi đó trong cuộc sống của trẻ phải gặp biết bao nhiêu người, tiếp xúc biết bao nhiêu người, và đã có những lên án báo động về hành vi bạo hành, hành hạ trẻ em. Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành.

    Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị  bạo lực.

    Vậy mình thiết nghĩ phải có những biện pháp chế tài để xử lý nghiêm minh những hành vi ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột... và quy định rõ hơn về nghĩa vụ của các bậc cha mẹ cũng như quyền của trẻ em.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531492   27/10/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, mình thấy Cha mẹ con là là một gia đình nên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và ngược lại sẽ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình, còn luật trẻ em là một luật chung về tất cả các trẻ em không chỉ trong một gia đình. Nên xét thấy việc quy định như vậy là phù hợp với quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #531496   27/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Theo mình thấy, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối vơí con cái nó như một nghĩa vụ bản năng của cha mẹ đối với những đứa trẻ của mình. Hầu như cha mẹ nào cũng thương con chỉ là môĩ ngừoi có những cách thể hiện không giống nhau. giờ quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con là gì, nếu liệt kê, chắc chắn sẽ không hết. Pháp luật dân sự cũng như luật hôn nhân gia đình đều có những quy định về quyền của cha mẹ đối với con, chung quy lại là đều muốn cho các em điều kiện sống và phát triển tốt nhất. Còn đối với những trường hợp cha mẹ bạo hành con cái, tất nhiên là nên bị lên án và xử phạt theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #531542   28/10/2019

    Quyền của cha mẹ đối với trẻ em là trẻ em biết ăn biết ngủ biết học hành. Chứ còn có cái quyền gì đâu. Việc con không được đi học hay bị bạo hành bởi cha mẹ cũng xuất phát từ vấn đề cơm ăn áo mặc thôi. Theo ý kiến của mình thì không cần quy định quyền của cha mẹ vào luật làm gì, vì có cái gì đâu mà quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #531968   30/10/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”.
    Chúng ta thường xuyên nhắc tới nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ nhưng lại làm ngơ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Nói chính xác hơn, nếu cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái thì chính những người con này, đến lượt họ, họ sẽ đảm nhiệm tốt nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ.
     
    Báo quản trị |  
  • #535681   26/12/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Về nguyên tắc thì người nào cũng có quyền của mình, do đó cha mẹ cũng có quyền của mình. Theo đó tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, để tạo sự tương quan giữa quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

     
    Báo quản trị |