Quyền của bố mẹ đối với trẻ em!

Chủ đề   RSS   
  • #479560 23/12/2017

    Quyền của bố mẹ đối với trẻ em!

    Đang ngồi làm việc tự nghĩ quyền trẻ em là gì? Và quyền cha mẹ là gì? Mình có xem Luật trẻ em 2016 thì không có quy định này mà Luật chỉ quy định theo dạng liệt kê quyền, trong khi hạn chế của phương pháp này luôn đó là thiếu khi liệt kê. Mình có tìm hiểu các trang khác và có định nghĩa như sau:

    Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Bao gồm quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt mà mọi người, mọi gia đình dành cho trẻ em và cả quyền được cha mẹ ruột yêu thương, cũng như những nhu cầu căn bản: được ăn uống, được giáo dục phổ quát do nhà nước trả tiền, được chăm sóc sức khoẻ và các điều luật hình sự thích hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em. Những cách giải thích về quyền trẻ em thay đổi từ cho phép trẻ em khả năng tự quyết về hành động tới đảm bảo cho trẻ em tự do về thân thể, tinh thần và tình cảm không bị lạm dụng, dù cái bị gọi là "lạm dụng" đang là một vấn đề gây tranh cãi. Các định nghĩa khác gồm quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.

    Ngoài ra, theo Điều 14 Luật trẻ em 2016 cũng quy định:

    “Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

    Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.”

    Căn cứ vào các quy định trên thì có một vấn đề xảy ra, đó là việc chăm sóc của bố mẹ đối với trẻ em như thế nào mới gọi là bảo đảm quyền, mà quyền của bố mẹ đến đâu trong việc chăm sóc trẻ em, cụ thể các trường hợp như sau:

    - Trường hợp nếu khi người khác (không phải bố mẹ) cho trẻ ăn nhưng trẻ không ăn, người này đánh trẻ, dọa nạt trẻ vậy trường hợp này là bạo hành trẻ em, nhưng cũng hành vi trên xảy ra với bố mẹ chúng thì sao?

    - Trường hợp các trẻ em ở miền núi, ở các khu vực biên giới, cạnh Trung Quốc phải nghỉ học, bố mẹ chúng không đủ khả năng bắt chúng phải lao động trong khi chúng không muốn đi làm thì quyền trẻ em có bị xâm phạm, bố mẹ chúng có bị xử lý?

    Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình trong hàng trăm hành vi mà bố mẹ vô tình xâm phạm đến quyền trẻ em theo khái niệm trên.

    Vậy theo các bạn, có nên quy định quyền của bố mẹ trong Luật không?

    Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 23/12/2017 11:16:56 SA Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 23/12/2017 11:14:54 SA
     
    18973 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #555321   21/08/2020

    Quyền của cha mẹ thì gần như đó là trách nhiệm mà xã hội quy định, mình thấy trong luật trẻ em có qui định theo cách liệt kê một loạt các quyền của trẻ em thì đó gần như là nghĩa vụ của cha mẹ. Nếu cha mẹ thực hiện tốt nghĩa vụ với con cái thì sau này con cái mới bắt buộc có trách nhiệm thực hiện lại nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ. Có cho đi thì mới có nhận lại được nên đôi khi không thể trách ai nếu chưa biết hoàn cảnh của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #555391   22/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Có những việc cha mẹ làm đối với con cái không đúng pháp luật nhưng lại hợp tình hợp lý, vì con cái. Giữa cha mẹ và con cái nên dựa vào tình yêu thương, không nên để luật pháp điều chỉnh quá nhiều

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555707   26/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn về ý kiến của bạn, theo mình, bản chất của Luật hôn nhân và gia đình, luật trẻ em hay luật phòng chống bạo lực gia đình đề là những thành tố nhằm lập một gia đình hạnh phúc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong đó, như vậy, các văn bản phải quy định một cách chi tiết hơn, tránh tình trạnh quy định chung chung.

     
    Báo quản trị |  
  • #555792   26/08/2020

    Ngoài ra Luật này còn quy định nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng. Theo đó thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555804   26/08/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Mình chỉ nghe về trách nhiệm của bố mẹ thôi, chớ chưa nghe bao giờ về quyền của bố mẹ. Nhưng theo mình được biết thì những người có quan hệ nuôi dưỡng thì có quyền được thừa kế theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự 2015..”

    Không rõ các bạn trong diễn đàn Dân luật có chia sẻ như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558115   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Hiện nay có một số bộ phận cha mẹ không những không chăm lo được cho con mình những điều kiện, nền tảng tối thiểu mà còn bóc lột, đánh đập, ép buộc con mình làm những chuyện trái pháp luật. Họ nghĩ con họ sinh ra họ có quyền làm gì thì làm, giáo dục hay dạy con theo cách của họ và không cho ai có quyền can thiệp vào. Pháp luật hiện tại đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ rồi nhưng quy định như vậy chưa đủ tính răn đe đối với trường hợp vừa nêu trên. Cần thiết hơn nên có những chế tài mang tính xử phạt và răn đe mạnh hơn để quyền của trẻ em  được bảo vệ tốt hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559286   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 5779
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Quy định này không được phân biệt rạch ròi cái nào là quyền cái nào là nghĩa vụ. Như vậy thì có thể phần nào hiểu được nếu cha mẹ có quyền gì đối với con cái thì tất nhiên cũng phải có nghĩa vụ gì đó tương xứng đối với con cái.

     
    Báo quản trị |  
  • #559492   30/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết trên. Theo pháp luật hiện nay, quy định về quyền của bố mẹ đối với trẻ em, với mục đích hướng tới trẻ em có một sự giáo dục tốt từ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ lại bắt trẻ em phải đi lao động, làm việc từ nhỏ. Không cho con đi học.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559499   30/09/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Pháp luật quy định về quyền của bố mẹ đối với trẻ em, đồng thời với đó là những nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế mình thấy các ông bố, bà mẹ vẫn lạm dụng quyền này khi thường áp đặt, ép buộc con mình phải thực hiện theo mong muốn, định hướng đã đặt ra. Vậy liệu như vậy có bị xử lý hay không, và căn cứ nào để xử lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #570855   28/04/2021

    cơ quan quả lý nhà nước về gia đình và trẻ em theo quy định hiện nay có thể là ở trung ương hoặc ở địa phương. Vậy cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em nào có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

     

     
    Báo quản trị |