Pháp chế Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #207411 15/08/2012

    duongkimtin

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 1324
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 22 lần


    Pháp chế Doanh nghiệp

    Xin chào các Luật sư, các anh, chị trên diễn đàn Dân Luật.

    Nay tôi tạo chủ đề về pháp chế Doanh nghiệp trên diễn đàn này rất mong các Luật sư, các anh, chị trên diễn đàn Dân Luật cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn, "bí kíp" khi làm việc trong lĩnh vực Pháp chế Doanh nghiệp.

    Trân trọng cảm ơn!

     

     
    103541 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #207825   17/08/2012

    quynhtram_nomi
    quynhtram_nomi

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 15 lần


    Topic hay vậy mà chẳng ai góp ý gì cả nhỉ, hẻo quá đi :(. Em là sv mới ra trường thôi, còn thiếu kinh nghiệm và kĩ năng nên k dám đóng góp nhiều, chỉ mong được các cô/chú/anh/chị đi trước chỉ giáo để học hỏi kinh nghiệm. Em thấy công việc làm chuyên viên/chuyên gia/cán bộ pháp chế/luật sư riêng của DN khá hay, đòi hỏi am hiểu nhiều lĩnh vực, công việc phải đảm nhiệm khá nhiều, từ đơn giản đến phức tạp và phải dày dặn kinh nghiệm.

    Bản thân em cũng rất thích được làm mảng pháp chế DN. Em lên đây và gửi bài chỉ có duy nhất cái tấm lòng ham học hỏi và tin thần cầu thị thôi ạ. Em xin ngóng chờ được chỉ dạy của các tiền bối và cao nhân đi trước!

    Boulevard of broken dreams...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn quynhtram_nomi vì bài viết hữu ích
    duongkimtin (18/08/2012) trung_hieu_nuce (17/09/2012) NguyenHaphuong2001 (29/04/2021)
  • #207987   18/08/2012

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Hi, mình không làm pháp chế nhưng ở cùng một bạn làm pháp chế nên cũng được nghe nhiều chuyện, giờ chia sẻ lại với mọi người.

    Ở nước mình vài năm gần đây người ta mới bắt đầu chú ý đến việc tuyển pháp chế cho doanh nghiệp. Nhưng đến trên 90% doanh nghiệp VN là vừa và nhỏ, nên ở những công ty như thế pháp chế phải kiêm nhiệm rất nhiều việc hành chính văn phòng. Ngày xưa những vị trí kiểu đó người ta thích tuyển dân kế toán, giờ thì thích tuyển dân luật cho "hợp thời". Nhưng thật sự trong các công ty nhỏ thì nên gọi là nhân viên "Hành chính-Pháp lý" thì đúng hơn là pháp chế.

    Còn nếu bạn có năng lực ổn và may mắn hơn để có được vị trí pháp chế trong một công ty lớn thì mọi chuyện sẽ "ngon lành" hơn. Coogn việc thực sự sẽ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tuy nhiên, rất nhiều Ban pháp chế ở những doanh nghiệp lớn cũng chỉ được thành lập khoảng 5-6 năm trở lại đây, nhưng do tính chất công việc thường phải làm việc trực tiếp với lãnh đạo nên nó thường có vị trí cao. Đã "sinh sau đẻ muộn" mà lại ở vị trí cao nên thường hay bị ganh ghét lắm.  

    Có điều Bộ phận Pháp chế thường hay bị hiểu nhầm và gặp khó xử. Vì làm pháp chế thì mình một công việc không thể thiếu là phải loại bỏ tối đa rủi ro trong các hợp đồng mà doanh nghiệp ký. Mà như vậy thì hợp đồng thường phải bị ngừng lại lâu hơn để thỏa thuận rõ ràng -> Bộ phận kinh doanh chưa ký được hợp đồng, không có doanh thu -> ghét pháp chế luôn.  ^^

    Nhưng mà chính vì đây là giai đoạn set up hoạt động pháp chế của nhiều doanh nghiệp nên "thời thế tạo anh hùng", sẽ có rất nhiều cơ hội cho mọi người. ^__^

     
    Báo quản trị |  
  • #208006   18/08/2012

    duongkimtin
    duongkimtin

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 1324
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn 2 bạn: ,  đã tham gia vào chủ đề tôi đưa ra. Đúng như bạn hienlkd đưa ra, hiện nay ở Việt Nam hoạt động Pháp chế trong DN(đặc biệt là các DN nhỏ và vừa) chưa được coi trong, mặt khác bộ phận pháp chế(nhân viên pháp chế) chưa khẳng định được vai trò của mình, chưa đóng góp được nhiều(theo bề nổi) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tôi muốn đưa ra chủ để này để các Luật sư và anh, chị em dân Luật cùng chia sẻ với nhau để xây dựng vai trò của Pháp chế sao cho trong tương lai gần sẽ là một bộ phận không thể thiếu của các DN.

    Hiện nay tôi đang làm Pháp chế tại một tập đoàn(không có vốn của NN) được 6 tháng, thực sự khi mới làm việc gặp rất nhiều khó khăn về công việc, về quan hệ(trong nội bộ DN và các Công ty thành viên), hiện nay cũng giải quyết được khá nhiều những khó khăn đó. Theo quan điểm cá nhân tôi, chúng ta có kiến thức, kỹ năng và thực sự tâm huyết với nghề sẽ làm được, sẽ khẳng định được vai trò, vị trí của Pháp chế trong DN và làm sao để ít bị "ghét" hơn.

    Công việc chính tôi đang làm và triển khai tại DN như sau: Xây dựng thư viện pháp luật của DN, rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý của Công ty, rà soát việc thực hiện, chấp hành pháp luật(DN, LĐ, TM, . . . . tùy vào loại hình DN và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN) . . . xử lý nợ, các hoạt động pháp lý khác(hình thức như một nhân viên pháp lý, LS đại diện theo ủy quyền) để giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực pháp lý . . .  Nói chung là nhiều khủng khiếp. Tôi đã cố gắng và cũng đưa ra nhiều phương pháp, sáng kiến để làm việc có hiệu quả nhưng vẫn luôn thấy mình làm chưa thật tốt vai trò của mình. Rất mong các LS, anh, chị, em đóng góp thêm ý kiến, kỹ năng . . . để chúng ta cùng nhau xây dựng và khẳng định vai trò PC trong DN được tốt hơn!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #208799   22/08/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

    Pháp chế doanh nghiệp là không thể thiếu ở các cty lớn của nưóc ngoài. Các cty VN bắt đầu chú trọng đến vai trò của bộ phận này thời gian gần đây.

    Pháp chế doanh nghiệp được đánh giá là làm việc không chuyên sâu và chuyên nghiệp bằng LS làm việc trong các tổ chức hành nghề LS (LS bên ngoài). Điều này đúng phần nào chứ không hoàn toàn chính xác.

    LS bên ngoài hoạt động có kỹ năng nghề nghiệp hơn. Do làm việc mang tính chất cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nên họ phải tỏ ra có bản lĩnh và "điêu luyện" hơn trong công việc. Pháp chế doanh nghiệp khó mà có được những "chiêu, chước" đầy đủ khi chỉ làm việc trong nội bộ doanh nghiệp.

    Do va chạm với nhiều vụ việc phức tạp hơn, đa dạng hơn nên LS bên ngoài có dịp rèn luyện và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp riêng. Do đó, họ "bén" hơn.

    Nói vậy không phải "chê" Pháp chế doanh nghiệp. Về mặt khác, Pháp chế doanh nghiệp làm việc trong ngành nào sẽ có dịp đào sâu chuyên môn lãnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, nên cũng có thế mạnh riêng. 

    Công việc Pháp chế doanh nghiệp đòi hỏi tầm hiểu biết bao quát và đôi khi lại cần "tiểu tiết". Nên, gần như Pháp chế doanh nghiệp cũng phải luôn luôn vận động, tìm tòi, học hỏi và giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Mỗi sai sót có thể ảnh hưởng đến chính sách, đường lối hoạt động của doanh nghiệp.

    Đó chỉ là nhận xét cá nhân tôi. Các bạn trao đổi thêm.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #213409   13/09/2012

    peiusanhdieu123
    peiusanhdieu123



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2012
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 1795
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 29 lần


    Xin chào mọi người!

    Tôi xin được tiếp tục trao đổi về chủ đề hấp dẫn này vì tôi cũng là người mong muốn tìm kiếm, học hỏi, trao đổi và cũng đang là nhân vật chính- nhân viên pháp chế của doanh nghiệp.

    Tôi vào làm được  gần 01 năm nhưng thực sự là vẫn còn loay hoay với công việc rất nhiều, bởi cty tôi là cty đa ngành, phải am hiểu nhiều và các lãnh đạo đòi hỏi rất cao ở nhân viên pháp chế. Một điều mà các bạn dễ nhận thấy rằng pháp chế DN có vai trò chính là giúp DN "lách luật". Tôi thì nói thật, tôi còn chưa kịp hiểu hết các vấn đề nội bộ của DN, các van bản quy định nữa chứ đừng nói là vận dụng để "lách". Đúng như maiphuog5 chia sẻ, chúng ta làm  trong nội bộ DN thì độ "bén", linh hoạt ko bằng cac ls bên ngoài. Bởi vậy, rất mong có sự tham gia chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm làm pháp chế DN lâu năm lắm lắm.

    Cám ơn mọi người.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn peiusanhdieu123 vì bài viết hữu ích
    truongtieuquynh (23/08/2015)
  • #213435   13/09/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Mình cũng từng làm pháp chế cho một doanh nghiệp Nhà nước, độc quyền. Lo chuyên môn thì ít, lo đối đãi thì nhiều.

    Qua mấy năm làm việc, tìm hiểu, mình nắm được những nội tại của nó mà người khác không thể biết. Luật và các văn bản không phải lúc nào cũng được hiểu theo kiểu 1-1. Vậy nên phải có hướng dẫn "nội bộ" tầm Cấp Bộ trở xuống. Một số văn bản chuyên về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mà những người ngoài có muốn cũng không có.

    Mặt khác, luật không phải điều chỉnh hết tất cả, vậy còn những cái chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chung chung chưa cụ thể? Lại phải có hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền và từ đó ban hành hướng dẫn nội bộ. Cái này lên google tìm đỏ con mắt cũng không ra.

    Vậy nên pháp chế doanh nghiệp không chỉ nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh. Mà còn phải biết đi đâu, đến đâu để lấy cho được cái mình cần phải lấy. Trách nhiệm đảm bảo an toàn cũng như giải pháp pháp lý cho doanh nghiệp là trách nhiệm chính, đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, tham mưu ....Nhưng rủi ro không thể nói là lường hết được, bởi ngoài yếu tố chủ quan, nó tồn tại yếu tố khách quan.

    Riêng nghề pháp chế có một đặc thù: có quyền chi trước và yêu cầu giải sau mà chỉ chỉ cần có giải trình hợp lý hoặc văn bản làm việc là xác định mức độ phải chung chi, tất nhiên khéo léo chút chứ không xếp bất tín là khó cho lần sau.

    Pháp chế doanh nghiệp không nhất thiết nắm hết toàn bộ các lĩnh vực (chỉ là càng nhiều càng tốt), khi vấn đề ngoài khả năng hoặc quá phức tạp, có quyền đề xuất công ty/VPLS khác hỗ trợ. 

    Ví dụ: Vụ tranh chấp rắc rối, tranh chấp lớn, nếu đối chiếu tiền lương trả cho mình và dịch vụ thuê ngoài mà tiền lương trả ít hơn trong cùng điều kiện công việc đó. Chẳng dại gì đi làm, đề xuất ký hợp đồng với dịch vụ pháp luật để lấy chứng từ về quyết toán. Mình lại được tham gia cũng những người có chuyên môn và học được tí gì hay tí đó, lương vẫn nhận đủ.

    Cũng vì pháp chế doanh nghiệp, nên hiện tại nhiều văn phòng luật sư/công ty luật chưa có tiếng, yếu chuyên môn khóc dỡ cười dỡ. Thậm chí mấy văn phòng/cty uy tín cũng chỉ tham gia những vụ cực khó. Mà những vụ này đâu có nhiều đâu? Lượng khách hàng của Cty luật và VPLS cũng vì thế giảm xuống một phần.

    ...

    Còn nhiều thứ nữa, ăn cơm đã chia sẽ sau he he he.

    Chúc các bạn thành công với pháp chế doanh nghiệp!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #213453   13/09/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Doanh nghiệp cần nhân viên pháp chế bởi vì:

    + An tâm hơn trong hoạt động vì dù sao cũng có người bên cạnh kiểm tra, tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến các hoạt động hàng ngày (ví dụ kiểm tra hợp đồng, cập nhật và theo dõi việc thực hiện tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp),  hoặc một vấn đề nào đó đột xuất xảy ra với doanh nghiệp (ví dụ khi có cơ quan có chức năng kiểm tra, khi khách hàng, nhà cung cấp khiếu kiện hoặc khi cần khiếu kiện khách hàng, nhà cung cấp);

    + Phục vụ "tận tâm" và có tính ràng buộc cao hơn (luật sư bên ngoài đâu phải lúc nào cũng có mặt để sếp hỏi, yêu cầu luật sư làm thêm giờ, ngoài giờ không phải là dễ dàng, khi không muốn hoặc ngại rủi ro thì luật sư có thể từ chối khi đó kiếm luật sư khác đâu phải một sớm một chiều là có ngay. Còn đối với nhân viên pháp chế những chuyện này là chuyện nhỏ, nhân viên pháp chế đâu dám cãi lệnh hoặc lấy lý do là không biết để từ chối)

    + Chi phí "nuôi" nhân viên pháp chế thường không cao bằng chi phí ký hợp đồng tư vấn pháp luật với một luật sư, mà các hợp đồng tư vấn này thường có các điều khoản ràng buộc phức tạp (phạm vi công việc, số lượng câu hỏi trong tháng, tính thêm phí khi có vấn đề phát sinh, miễn trừ trách nhiệm ....)

    + Có thể kiểm soát được chất lượng công việc thông qua kết quả công việc mà nhân viên pháp chế thực hiện (nếu thấy không ổn thì đuổi cổ thuê người khác ngay, chứ thuê luật sư bên ngoài nhằm đúng mấy ông trời ơi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc "nổ" quá thì tiền mất tật mang còn sự việc lại không xử lý được)

    Vì vậy đối với các doanh nghiệp có đụng chạm nhiều đến vấn đề pháp lý (ví dụ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm) hoặc dễ có khiếu nại, khiếu kiện do thanh toán nợ nần (ví dụ điện, nước, ...) thì nhân viên pháp chế (ở một số tổ chức nước ngoài có khi được gọi là in-house lawyer) là phương án hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, nếu không muốn đối mặt với các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

    Dĩ nhiên nhân viên pháp chế cũng có một số hạn chế (giống như hạn chế của kế toán doanh nghiệp so với kiểm toán viên), đó là:

    + Kiến thức thường mang tính chuyên sâu mà không rộng nên có thể gặp khó khăn khi gặp các vấn đề, lĩnh vực mới, lạ (dĩ nhiên là mới và lạ đối với nhân viên pháp chế thôi)

    + Do không hoạt động trong một tổ chức hành nghề chuyên nghiệp nên ít có cơ hội va chạm các vấn đề pháp lý để nâng cao kinh nghiệm, kiến thức xử lý.

    + Ít có cơ hội cập nhật và nâng cao kiến thức nghề nghiệp. Nếu nhân viên pháp chế thiếu tính chủ động cập nhật kiến thức cho mình thì rất dễ bị lạc hậu

    + Dễ bị sức ỳ do hoạt động lâu ngày trong một lĩnh vực.

    Tuy nhiên các hạn chế nêu trên có thể được khắc phục nếu nhân viên pháp chế tham gia vào các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hanghell (05/12/2012)
  • #323029   13/05/2014

    vuong55
    vuong55

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cụm từ....

    Tôi thường thấy trong sách vở, tài liệu nước ngoài dùng cụm từ " in house counsel" phổ biến hơn là in house lawyer.
     
    Báo quản trị |  
  • #213891   15/09/2012

    hoangvuplazalawyer
    hoangvuplazalawyer

    Male
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 692
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 32 lần


    Em cũng đã từng làm việc tại một công ty lớn. Lúc mới phỏng vấn thì nói là tuyển pháp chế cho công ty nhưng sau đó khi vào mới biết là quản lý luôn cà hành chánh - văn phòng. Hay nói cách khác lúc đó mình sẽ được gọi là nhân viên hành chánh - pháp lý.

    Công việc thì nhiều kinh khủng luôn, áp lực lại rất nặng nề. Vì là công ty lớn nên có rất nhiều phòng ban, làm gì cũng quản lý rất chặt chẽ, thậm chí đi ra cổng Công ty cũng phải làm Giấy đề nghị ra cổng đưa cho sếp ký,hj.

    Em cũng đã làm ở Văn phòng Luật sư được mấy năm rồi mới xin vô công ty đó làm, ở Văn phòng luật sư thì đúng là mình được tiếp xúc rất nhiều vụ việc, nghiên cứu đa lĩnh vực, với lại khi gặp khách hàng thì mình luôn được coi trọng, điều đó dẫn đến khả năng làm việc của mình phải độc lập, bản lĩnh phải vững vàng thì khách hàng mới hài lòng.

    Pháp chế tại doanh nghiệp thì chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, chỉ cố gắng làm sao để làm tốt những mảng pháp lý mà công ty của mình đầu tư, buôn bán. tạo hành lang pháp lý vững vàng cho công ty mình mà thôi. Nhưng ở doanh nghiệp là sự phối hợp của rất nhiều phòng ban cho nên sự phối hợp với nhau còn chưa đồng bộ,hì.

    Trân trọng.

    Thành công không phải là điều quan trọng. Quan trọng là sự nỗ lực

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangvuplazalawyer vì bài viết hữu ích
    Huynhthaitoan (21/04/2018)
  • #214656   19/09/2012

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Rất hay khi bạn mở topic này và trao đổi có vẻ cầu thị về các nghiệp vụ pháp chế... Tôi cũng đang làm công việc liên quan đến pháp chế doanh nghiệp đây, nói liên quan vì thực sự tôi đang phò tá giúp việc cho một người làm pháp chế chính thức trước tôi; qua thời gian làm việc tôi thấy làm pháp chế phải thực sự có tố chất chứ không hề đơn giản và đặc biệt là kinh nghiệm dày dạn và khả năng ngoại giao phải có thì mới làm tốt được. Tôi lấy một ví dụ về kinh nghiệm như sau: Công ty tôi có lần đã nộp hồ sơ khởi kiện một cá nhân để đòi tiền do anh này nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng của công ty tôi tiến hành nhưng không chịu bàn giao nhà và đòi yêu sách tăng giá đền bù, theo nguyên lý khi toà thụ lý thì toà sẽ tống đạt giấy tờ đến bị đơn, tuy nhiên khi đó Toà địa phương lại đề nghị Công ty tôi tống đạt giấy tờ thay, nghĩa là nhờ xe công ty tôi, nhờ người công ty tôi tống đạt giấy tờ hộ... ; thực sự mà nói ngay lúc đó không biết quyết định ra sao nữa và rất bỡ ngỡ nên phải về báo cáo lãnh đạo công ty để xin ý kiến chỉ đạo... ý tôi là thực tế nhiều khi không như nguyên lý sách vở nên đôi khi khá bỡ ngỡ không biết xử lý ra sao nên đòi hỏi phải có kinh nghiệm là rất quan trọng....

     

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    hanghell (05/12/2012) nguyenthuthuy1986 (02/05/2016) phamhai789 (21/10/2016)
  • #223572   01/11/2012

    hientranlaw
    hientranlaw

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Em vừa mới ra trường kinh nghiệm chưa có. Hiện tại em đang định hướng theo mảng pháp chế doanh nghiệp. Gặp diễn đàn này em đọc thấy các anh chị tranh luận hay quá. Rất mong được các anh các chị giúp đỡ...! :))

     
    Báo quản trị |  
  • #229695   28/11/2012

    SeiKiO
    SeiKiO

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2012
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 1085
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 9 lần


    Mình làm pháp chế cho Doanh nghiệp từ khi ra trường tới giờ cũng được gần 3 năm mà vẫn thấy thiếu kinh nghiệm. Do mỗi vông ty hoạt động trong những lính vực khác nhau nên mỗi lần chuyển công ty là tiếp xúc mới những công việc mới, cách làm việc mới và yêu cầu mới. Cái chính là mình nhay nhạy và xử lý tốt mọi vấn đề. Nhưng quan trọng nhất của một người làm PCDN là phải cẩn thận. Hì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn SeiKiO vì bài viết hữu ích
    NNAHLU (07/01/2013)
  • #230758   03/12/2012

    huyanhphan28112008
    huyanhphan28112008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia sẻ với bạn, đã làm luật thì phải tìm kẽ hở của luật để:

    1. Vận dụng khéo léo, phù hợp.

    2. Đem lại lợi ích cho DN.

    Do đó mệt là đương nhiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #231269   05/12/2012

    minh.ipr1088
    minh.ipr1088

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


     

    Chào mọi người trong nhà!

    Mình trước đây tốt nghiệp về kế toán – kiểm toán, đã làm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, dn có vốn đầu tư nước ngoài một vài nơi nhưng không được thành công như ý muốn. Lúc mình làm việc ở đó, mình không nghe và cũng không thấy ai nói đến pháp chế doanh nghiệp, cơ quan. Sau này học luật thấy mảng này hay nên mình theo luôn, không còn đầu tư nhiều cho nghề kế toán nữa. Tuy nhiên, thực thế công việc mình thấy như sau:

    Thường các doanh nghiệp lớn mới lập ra phòng pháp chế riêng biệt, độc lập để tham mưu giúp ban lãnh đạo tư vấn, soạn thảo, áp dụng, vận hành, kiểm tra các quy trình hoạt động của các bộ phận thuộc đơn vị này. Với những đơn vị này, các nhân viên, trưởng phòng hay giám đốc pháp chế làm việc rất độc lập, vị thế được coi trọng, vì đơn vị đã set up được một hệ thống tổ chức nhằm theo đuổi tầm nhìn, sứ mệnh cũng như tạo ra, bảo vệ, nâng cao giá trị cốt lõi của đơn vị. Cũng chính vì thế, phòng pháp chế rất được ưa chuộng, đãi ngộ cao. Tuy vậy, mình cũng thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp lớn chỉ “cắm” mỗi một nhân viên pháp chế hoạt động dưới sự điều hành của trưởng phòng tổ chức-nhân sự và chính điều này làm cho pháp chế không phát huy hết chức năng, khả năng vốn có của nó. Nếu làm như thế, doanh nghiệp chỉ xử lý theo kiểu chạy theo đuôi các vụ việc phát sinh mà không thể vận hành trơn tru lâu dài và theo kế hoạch đã định. Dĩ nhiên, nhân viên pháp chế sẽ không được coi trọng, dễ bị bỏ qua và thường phải tham gia xử lý hậu quả pháp lý phát sinh không đáng có. Nếu sinh viên mới ra trường thì nên chọn cách thức này để thực hành công việc, đồng thời đề xuất đơn vị nên có tư vấn luật độc lập, tư vấn thường trực hoặc không thường  trực cho lãnh đạo hoặc cho đơn vị, thì rủi ro của đơn vị sẽ được kiểm soát đáng kể. Tuy nhiên, nhân viên pháp chế này sẽ không làm việc lâu dài, không cống hiến hết năng lực cho đơn vị khi thời hạn hợp đồng càng dài ra, do bởi khả năng phát triển nghề nghiệp bị hạn chế. Để có thể phát triển nghề nghiệp, pháp chế nên được hoạt động rất gần với việc ra quyết định của lãnh đạo đơn vị, và theo đó, pháp chế phải có vị trí rõ ràng hơn, được tôn trọng hơn trong đơn vị thông qua môi trường làm việc chiến lược, minh bạch và có đãi ngộ tương xứng.

    Mình chưa đến những đơn vị liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhưng thông qua việc tư vấn về thuế, sở hữu công nghiệp cho họ, mình thấy họ hoạt động rất bài bản, ăn ý trong một khuôn khổ mà sếp của họ ít khi nhúng tay vào đó. Mọi thứ sẽ vận hành rất trơn tru, chuyên nghiệp và đều có địa chỉ chịu trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh. Ở đó, pháp chế mặc dù ít nhưng rất có tác phong làm mình được học hỏi miễn phí rất nhiều. Vấn đề quan trọng là, pháp chế ở đây làm việc cực kỳ căng thẳng theo kiểu “đáng đồng tiền bát gạo”. Họ làm rất nhiều công việc khác nhau nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Khi tư vấn cho những doanh nghiệp này, luật sư như chúng tôi phải hình thành nhóm để tư vấn hiệu quả, vì họ cần thông tin rất sâu, rất đầy đủ về một vấn đề nhưng phải đưa ra được nhiều giải pháp tình huống. Họ sẵn sàng trả tiền cho những giải pháp hợp lý, có hiệu quả về tài chính hoặc ít rủi ro pháp lý nhất. Muốn được vậy, người làm tư vấn cho những đơn vị này không khác gì hơn là phải liên tục cập nhật, liên tục tự hoàn thiện mình để thích nghi với môi trường này. Chỉ cần một lỗi nhỏ phát sinh, người tư vấn sẽ bị mất điểm, vì pháp chế của doanh nghiệp có thể thẩm định được và sàn lọc các ý kiến pháp lý hay giải pháp không khả thi.

    Mình muốn chia sẻ thêm cùng cả nhà nhưng tạm thời hết thời gian, hẹn gặp lại với những ý kiến hay hơn từ các bạn.

    Ls.Phan Thanh Hoàng Minh

    091.7373.489

    Minh Khuê

     
    Báo quản trị |  
  • #231276   05/12/2012

    duongkimtin
    duongkimtin

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 1324
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn những chia sẻ của Luật Sư Minh, tôi cũng đang làm pháp chế ở 1 Doanh nghiệp có quy mô khá lơn, tuy nhiên đúng như Luật sư nói, vai trò của pháp chế chưa được coi trọng nhiều, mặc dù thực tế công việc của pháp chế rất nhiều.

    Tôi đã và đang cố gắng xây dựng và khẳng định chức năng, vai trò và những lợi ích mà pháp chế có thể mang lại cho DN, nhưng thực sự việc này không đơn giản và đòi hỏi phải có nhiều thời gian vì ở Công ty tôi làm việc theo thói quen nhiều quá(gần như tất cả các phòng ban) . . .

    Rất mong được Luật sư và các thành viên Dân luật tham gia chia sẻ thêm!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #237951   07/01/2013

    NNAHLU
    NNAHLU

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Re: Pháp chế doanh nghiệp

    Chào mọi người!

    Topic này mở ra thật sự rất bổ ích. Mình đang là sinh viên luật năm cuối. Mình cũng có định hướng sau này sẽ làm pháp chế. Nhưng yeu cầu pháp chế doanh nghiệp thường có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Hiện tại mình cũng đang làm việc cho vpls để lấy kinh nghiệm hoàn thành định hướng pháp chế. Mình muốn hỏi ý kiến mọi người nếu làm pháp chế, có thể làm bên nhân sự, có cần phải học thêm về kế toán không nhỉ? 

    Rất mong nhận được ý kiến của cô, chú, anh chị đi trước!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NNAHLU vì bài viết hữu ích
    luongbienhoa (01/06/2015)
  • #238005   07/01/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào bạn  bạn học được thì tốt? Pháp chế là lĩnh vực khá rộng và công việc cũng đương đối vất vả đòi hỏi sự tư duy tổng quát và kiến thức, sự am hiểu của nhiều nghành luật cũng như các lĩnh vực bổ trợ khác như kế toán, tín dụng, Bất động sản...

    Vì đối với pháp chế bạn phải kiểm soát các văn bản, Hợp đồng, cũng như quá trình hoạt động của các cán bộ, nhân viên trong công ty có đúng với, Báo cáo tài chính... cho nên biết kế tóa cũng là lợi thế để có thể xem xét và kiểm soát tình hình tài chính, chi tiêu của mỗi doanh nghiệp.

     

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #238066   07/01/2013

    NNAHLU
    NNAHLU

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    :) thanks luật sư nhìu

     
    Báo quản trị |  
  • #256696   22/04/2013

    banmaixanh16_3
    banmaixanh16_3

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào tất cả các anh chị. e đang là sv năm cuối trường luật cũng có định hướng làm pháp chế trong doanh nghiệp. Anh chị cho e hỏi làm pháp chế doanh nghiệp thì cần chuyên về luật nào là nhiều nhất. Cám ơn anh chị nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #256724   22/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    banmaixanh16_3 viết:

    chào tất cả các anh chị. e đang là sv năm cuối trường luật cũng có định hướng làm pháp chế trong doanh nghiệp. Anh chị cho e hỏi làm pháp chế doanh nghiệp thì cần chuyên về luật nào là nhiều nhất. Cám ơn anh chị nhiều

    Chào bạn!

    Bạn xem loại hình công ty, lĩnh vực hoạt động của từng công ty cụ thể để biết mình sẽ nghiên cứu sâu vào luật nào.

    Bên cạnh đó, một số lĩnh vực pháp luật chung mà bạn phải nghiên cứu như doanh nghiệp (tùy loại hình công ty Cổ phần, TNHH, Tư nhân... để nghiên cứu sâu), thuế, lao động...

    Chúc bạn may mắn và có một công việc phù hợp năng lực!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    nguyenthuthuy1986 (02/05/2016)