Em xem các giáo trình thì đều có viết:
Giáo trình trường ĐH Luật HN:
- Sai lầm về đối tượng : cần phân biệt sai lầm về đối tượng với sai lầm về khách thể. Trong trường hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội cũng có sai lầm về đối tượng tác động. Nhưng điểm khác ở chỗ: Do sai lầm về đối tượng nên người phạm tội đã có sai lầm về khách thể. Còn trong trường hợp sai lầm về đối tượng không có sai lầm về khách thể. Ví dụ: Định giết A nhưng đã giết nhầm B vì tưởng B là A (B còn sống).
- Sai lầm về khách thể : Người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại khách thể nhất định được luật hình sự bảo vệ nhưng đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng không thuộc khách thể đó. Ví dụ: Định giết người nhưng lại đâm nhầm vào đối tượng không phải là người..."
Giáo trình trường ĐH Cần Thơ:
Sai lầm về sự việc là sự hiểu lầm của một người về những tình tiết thực tế của hành vi c���a mình. Có một số dạng sai lầm về sự việc sau đây:
- Sai lầm về khách thể: là sai lầm liên quanđến mặt khách thể của tội phạm.
+ Người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại đến khách thể được Luật hình sự bảo vệ nhưng thực tếđã không xâm hại được vì đã có hành vi tác động sai vào đối tượng tác động không thuộc khách thểđó. Ví dụ, định giết người nhưng thực tế không giết được vì đã đâm vào một đối tượng không phải là người. Trường hợp này, dựa vào ý chí chủ quan của người phạm tội (mục đích, ý định phạm tội...), can phạm có thể bị xử lý về tội phạm mà họđã dự tínhở giai đoạn chưa đạt.
+ Người có hành vi phạm tội nhằm xâm hại đến khách thể được Luật hình sự bảo vệ nhưng thực tếđã không xâm hại được khách thể đó mà xâm hại đếnmột khách thể khác. Theo thuyết chủ quan, dựa vào khách thể mà can phạm định xâm hại để xét xử. Ví dụ, A cướp giật tài sản trong tay B (A nghĩ rằng tài sản hiện tại là của B), không may tài sản B đang giữ là củacơ quan B. A sẽ bị xử lý về tộicướp giật tài sản (của công dân chứ không phải tài sản XHCN – tình tiết tăng nặng).
+ Người có hành vi phạm tội khôngđịnh xâm hại đến khách thể được Luật hình sự bảo vệ nhưng thực tếđã xâm hại do tác động nhằm vào đối tượng thuộc khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Trường hợp này, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm với lỗi vô ý. Chẳng hạn, một người giăng điện bắt chuột, có cảnh báo người qua lại nhưng có người vào và bịđiện giật chết.
- Sai lầm về đối tượng: là sai lầm của một người về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm. Sai lầm về đối tượng khác với sai lầm về khách thể. Trong sự sai lầm về khách thể, chủ thể cũng có sự sai lầm về đối tượng nhưng ngược lại thì không, sai lầm về đối tượng không có trường hợp sai lầm về khách thể. Ví dụ,định trộm tiền nhưng thực tếđã trộm được vàng. Sai lầm về đối tượng khôngảnh hưởng gìđến trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Có điều,đối tượng mà người phạm tội bị xácđịnh làđối tượng mà người phạm tội dự kiến banđầu.
- Sai lầm về quan hệ nhân quả: là trường hợp người phạm tội có sự nhầm lẫn trong việc đánh giá sự phát triển của hành vi mà mình đã thực hiện. Chẳng hạn,định giết A nhưng đâm trượt A và trúng B. Trường hợp này, phải chịu trách nhiệm hình sự về lỗicố ý đốivới tội định phạm và tội do vô ý đối với hậu quảđã gây ra.
- Sai lầm về công cụ, phương tiện: là trường hợp người phạm tội muốn xâm hạiđến khách thể mà Luật hình sự bảo vệ nhưng không thực hiệnđược vì sử dụng nhầm công cụ, phương tiện. Ví dụ, dùng lựuđạn giết người nhưng nhầm lựu đạn “lép” nên không giết ai đượccả.Họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm định thực hiện ở giai đoạn chưa đạt.
Một giáo trình không biết tên:
Sai lầm về sự việc là trường hợp một người đánh giá không đúng về những tình tiết thực tế của hành vi của mình. Sai lầm về sự việc có những dạng như sau:
1- Sai lầm về công cụ phương tiện: Là trường hợp một người thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể được LHS bảo vệ nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì đã sử dụng nhầm công cụ phương tiện mà người đó muốn.
2- Sai lầm về mối quan hệ nhân quả: Là trường hợp một người đánh giá không đúng về sự
phát triển của hành vi của mình.
3- Sai lầm về đối tượng tác động: Định giết A nhưng nhầm B là A nên đã giết B.
4- Sai lầm về khách thể có 3 dạn:
- Dạng thứ nhất: Một người khi thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể nhất định nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng tác động không thuộc khách thể được LHS bảo vệ. Trường hợp này họ phải chịu TNHS về tội có ý định thực hiện.
- Dạng thứ hai: Một người khi thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể được LHS bảo vệ nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì tác động nhầm vào đối tượng tác động thuộc khách thể khác được LHS bảo vệ. Trên thực tế là hành vi trộm cắp thuốc phiện nhưng trong ý thức chủ quan là trộm cắp tài sản (trường hợp này người thực hiện hành vi đó phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản).
- Dạng thứ ba: Một người thực hiện hành vi không nhằm xâm hại khách thể được LHS bảo vệ nhưng trên thực tế đã xâm hại đến khách thể do tác động nhầm vào đối tượng tác động được LHS bảo vệ. Trường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thực tế đã xảy ra với lỗi vô ý.
Như vậy, cơ sở xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong trường hợp có sai lầm về sự việc là phải xuất phát từ việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, bởi vì ý thức chủ quan của người phạm tội mới là sự thể hiện về mặt nội dung về bản chất của vụ án
Căn cứ vào các khái niệm trên, em thấy sai lầm về khách thể chính xác hơn.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.