Bạn có chắc chắn về điều mình vừa nói không vậy?
Sai lầm về quan hệ nhân quả là đúng như bạn nói về mặt thuật ngữ pháp lý và cả ví dụ mà bạn đưa ra, tuy nó chưa đầy đủ.
Cụ thể hơn một tý sẽ là người phạm tội định giết A bằng cách dùng dao để đâm, nhưng lại đâm trượt A và trúng vào B. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người đối với A ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, và còn phải chịu TNHS về tội vô ý làm chết người (nếu hậu quả là B chết) hoặc tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nếu hậu quả là B bị thương tích từ 31% trở lên).
Như vậy, sai lầm về quan hệ nhân quả nói chung là trường hợp người phạm tội định thực hiện tội phạm nhằm vào một đối tượng cụ thể nào đó, nhưng vì lý do khách quan mà hậu quả không xảy ra cho đối tượng người phạm tội hướng đến, mà lại gây ra hậu quả cho một đối tượng khác.
Đối chiếu với tình huống nêu trong topic này thì A định giết B, và A cũng đã thực hiện hành vi đối với chính B. Chỉ khác là tại thời điểm A thực hiện hành vi phạm tội thì B chỉ còn là cái xác chết chứ không phải là con người nữa. Chứ có phải là A giết B nhưng lại đâm nhầm vào người khác là C, D hay N nào đó đâu. Vậy sao nó lại là sai lầm về quan hệ nhân quả được chứ.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!