Mình xin đưa ra so sánh giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết:
Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Thứ nhất Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại 1 cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Còn tình thế cấp thiết là hành vi gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, Nguy cơ này không phải là hành vi của con người mà là của các yếu tố khác như thiên tai, súc vật...
- Thứ hai, ở phòng vệ chính đáng người phòng vệ chỉ có thể gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức..., còn ở tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại đến nhiều người, nhiều đối tượng.
- Thứ ba, Thiệt hại ở tình thế cấp thiết phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng thiệt hại cần ngăn ngừa, còn ỏ phòng vệ chính đáng thì không vì luật chỉ quy định chống trả lại một cách cần thiết chứ không yêu cầu thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn...
Từ sự so sánh trên tôi cho rằng tình huống trên thuộc trường hợp tình thế cấp thiết. Tuy anh Hải có làm chết 1 người và bị thương 1 người nhưng nếu để quả bom phát nổ ở 1 nơi đông người như siêu thị thì hậu quả là vô cùng khủng khiếp, sẽ gây ra cái chết ho nhiều người chứ không chỉ là 1 người chết 1 người bị thương!
Cập nhật bởi phuongsotiensinh ngày 01/06/2011 11:01:43 CH
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!
Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)
H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam
R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi
Website: www.hahuy.com.vn
T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696
E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com