Nộp tiền thoát án tử: ‘Không phải ủng hộ người giàu’

Chủ đề   RSS   
  • #379837 19/04/2015

    BauDuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2015
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 374
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Nộp tiền thoát án tử: ‘Không phải ủng hộ người giàu’

    Thực ra nếu làm như vậy thì sẽ gây một sự bất công nào đó. Cũng như việc coi thường pháp luật sẽ xảy ra. Người giàu sẽ sẵn sàng gây án hơn. Theo mọi người thì như nào. Với cá nhân mình thì nên bỏ tử hình và cũng k nên ban hành cái đề xuất này.

    Bộ Tư pháp khẳng định đề xuất người bị kết án tử hình nộp tiền thì có thể chuyển tù chung thân không phải ủng hộ cho người giàu.

    Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung quy định việc không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp sau: người bị kết án tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất ½ số tiền, tài sản do phạm tội mà có; hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

    Tại buổi họp báo chiều 17/4, ông Trần Văn Dũng – Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính cho biết, sau 14 năm tổng kết thi hành Bộ luật hình sự, đối với án tham nhũng, hiện tỷ lệ thu hồi tài sản rất thấp, chỉ hơn 10%.

    “Bài toán đặt ra là trong trường hợp vẫn thi hành án như hiện nay, người bị tử hình cứ tử hình và Nhà nước thì không không thu hồi được tiền tham ô, tham nhũng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước, đặc biệt là Trung Quốc, chúng ta có thể học tập, nghiên cứu áp dụng quy định này”, ông Dũng nói.



    Ông Trần Văn Dũng – Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính. Ảnh: MĐ.



    Ông Dũng nói thêm, quy định này có tính chất mới nhưng có thể giúp Nhà nước thu được một khoản tiền nhất định do tham nhũng mà có.

    “Qua báo chí, cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy là ưu tiên người có tiền. Nhưng nếu đặt tình huống chúng ta đang thực hiện là không thu hồi được đồng nào mà vẫn phải thi hành án tử hình một con người. Chúng tôi rất mong các nhà báo chia sẻ quan điểm này”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Theo ông Dũng, quy định trên không đặt vấn đề người có tiền thì thoát án tử hình, người không có thì không thoát. Đặc biệt, đối với loại án ma túy đã được loại ra khỏi danh sách áp dụng quy định này.

    “Chúng tôi vẫn đang lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí về vấn đề này để xây dựng Bộ luật hình sự sao cho phù hợp nhất”, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Pháp luật nói.

    Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cũng thông tin thêm quy định trên mới là dự thảo và tinh thần là không phải ủng hộ cho người giàu.

    Liên quan đến ý kiến đề xuất bổ sung hình phạt chung thân không giảm án, ông Trần Văn Dũng cho biết đó là bước đệm trong một số trường hợp có xu hướng bỏ hình phạt tử hình.

    Ông Dũng lý giải với hệ thống hình phạt hiện nay, nếu đưa “chung thân không giảm án” sau “chung thân” và “tử hình” sẽ rất khó phân biệt 3 loại hình phạt này.

    “Tổ biên tập đang đưa ra nhiều phương án. Có phương án khác là không quy định hình phạt chung thân không giảm án thành hình phạt độc lập. Chúng tôi đang đánh giá các phương án sau đó trình xin ý kiến ban soạn thảo và báo cáo Chính phủ. Nếu được thống nhất cao sẽ trình xin ý kiến Quốc hội”, ông Dũng nói.

     
     
    7560 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BauDuong vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (23/11/2018) MayDuong (30/08/2018) danusa (20/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #379844   19/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Vô hình chung Có tiền giết người thì vô tội? 

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #379860   19/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    không phải vô tội đâu anh, chỉ là giảm bớt hình phạt tử hình thôi.

    Nhưng em vẫn thấy không đồng tình với quy định này

     
    Báo quản trị |  
  • #379900   20/04/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Em nghĩ biện pháp nào cũng có 02 mặt của nó, quan trọng là khi phân tích, xem xét vấn đề thì xem biện pháp nào có nhiều mặt tích cực hơn thì mình chọn thôi, em cũng đồng tình với ý kiến của anh nguoitruongphu về tội giết người thì không thể thay được, còn ý kiến của chị honhu thì đúng là thấy có vấn đề bởi lẽ không phải tội nào cũng áp dụng được biện pháp này. Ví dụ thay hình phạt tù bằng phạt tiền đối với các tội phạm kinh tế em thấy là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #379919   20/04/2015

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     Xin lỗi phải nói thật là khi đọc được quy định này thì mình cảm giác là nhà nước ta đang quá thiếu tiền nên phải ra quy định này.

    Tuy nhiên quy định nộp tiền thay cho hình phạt tù không phải là mới lạ, tại HongKong, Singapore bị cáo cũng được quyền nộp tiền để khỏi phải chịu án phạt tù.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (21/04/2015)
  • #379923   20/04/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chuyện vớ vẩn !

    Tiền có được do phạm tội mà có đương nhiên phải nộp.

    Chẳng nhẽ nộp 1/2 là được thoát án tử, còn 1/2 còn lại được giữ để tiêu ?

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (21/04/2015) buigiathang (21/11/2018)
  • #379933   20/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Tôi biết ý kiến của tôi có thể sẽ là thiểu số nhưng vẫn có ý kiến.

    Tôi ủng hộ đề xuất này:

    - Thứ nhất, số tiền phải nộp phải là tài sản riêng của bị án chứ không phải là tang vật (tang vật thì tất nhiên bị tịch thu trả lại bi hại hoặc sung công quỹ).

    - Thứ hai, đây là có thể là cách tốt nhất và văn minh nhất để người phạm tội thể hiện sự ăn năn, hối hận của mình về việc xem thường pháp luật dẫn đến có thể bị tử hình. Xóa bỏ cách dùng tiền để chạy thoát tội chết một cách lén lút, gây dư luận không tốt. Có bao nhiều người trong chúng ta cho là người có nhiều tiền không thể thoát án tử hình? Bỏ tiền nhiều thuê được luật sư "giỏi" để "thuyết phục" những người tiến hành tố tụng chấp nhận giảm án (ăn năn hối cải; nhân thân tốt; có công; khắc phục hậu quả 1 phần...) thì khó mà bị tử hình.

    - Thứ ba, tước đoạt mạng sống của 1 người nếu sau này phát hiện họ bị oan, sai thì hết phương khắc phục.

    Tuy nhiên, cần phải bổ sung quy định là chỉ chuyển sang chung thân hoặc tù có thời hạn nhưng không được giảm án với bất cứ lý do gì.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/04/2015 10:25:55 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (21/04/2015)
  • #379959   20/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Không đồng ý với đề xuất "nộp tiền để thoát án tử hình" bởi:

    - Tử hình là hình phạt cao nhất được áp dụng đối với một số tội phạm và hình phạt này được xem là "bộ giáp" để bảo vệ xã hội, răng đe tội phạm...Nếu dùng tiền để thoát án tử hình thì vô hình chung sẽ có sự phân biệt khi áp dụng hình phạt trong khi pháp luật thì phải nghiêm minh và công bằng.

    - Thứ hai, hiện nay đã có chế định giảm nhẹ hình phạt thông qua các tình tiết giảm nhẹ. Do đó nếu quy định dùng tiền để thoát án tử hình sẽ vô hiệu hoá chế định này! 

    - Thứ ba, đã quy định nộp tiền thì phải có mức cụ thể mà đồng tiền thì sẽ có lúc trượt giá nên áp dụng vào luật hình sự thì luật sẽ thay đổi liên tục...dẫn đến tính ổn định của pháp luật không cao.

    Nói túm lại, chỉ nên áp dụng hình thức nộp tiền để được tại ngoại hoặc nộp tiền để rút ngắn thời gian thụ án thì có vẻ hợp lý hơn!

    Vài quan điểm cá nhân chia sẻ với mới người!

     
    Báo quản trị |  
  • #501094   30/08/2018

    Điều 40 BLHS 2015 nêu rõ, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

    Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

    Và bản chất của tử hình là việc do phạm vào những tội không thể nào ăn năn hối cải được. Còn việc quy định về thu hồi tài sản tham ô, hối lộ. Bản chất mục tiêu cuối cùng trong việc xử lý các vụ án kinh tế tham nhũng là thu hồi tối đa tài sản tham ô, hối lộ. Nếu xử lý tử hình tội phạm tham nhũng thì Nhà nước không thu hồi lại được tiền, mục đích cuối cùng không đạt được.

    Và nên hiểu đúng quy định của luật ở đây chính là việc nộp lại 3/4 tài sản tham ô, hối lộ được miễn án tử hình, nhưng không có nghĩa là 1/4 tài sản còn lại không bị thu hồi. Việc đối tượng vi phạm nộp lại 3/4 tài sản chỉ là một trong những điều kiện cần để được xem xét không thi hành án án tử hình. 1/4 tài sản bị cáo vẫn phải nộp lại theo quy định và người phạm tội vẫn phải chịu án tù giam.

    Cho nên không thể hiểu quy định này nghĩa là nộp tiền thì thoát khỏi án tử hình được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #504939   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Không ủng hộ vì thực tế nó đang "bảo vệ" người giàu. Thực không công bằng khi người giàu phạm tội có tính chất nghiêm trọng như một người nghèo mà kẻ bị tử hình kẻ thoát chết. VD: quan tham phạm tội tham nhũng không chết, người nghèo làm liều đi buôn ma túy, chắc chắn sẽ không thoát án tử. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504963   16/10/2018

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    @dutiepkhac

    Bạn nên hiểu sự khác nhau nhé:

    1)Người nghèo buôn bán ma túy:

    -Ma túy gây hại cho nhiều người và cả gia đình cả xã hội.

    2)Quan tham tham nhũng:

    -Chỉ là nhà nước thiệt hại nhưng dân thiệt hại rất ít(chí ít nó không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần như ma túy)

    =>Quan tham tham nhũng trả tiền lại cho nhà nước thì nhà nước không thiệt hại và dân cũng không thiệt hại. Như vậy tôi ủng hộ việc nộp tiền bỏ án tử hình.

    =>Dân nghèo buôn ma túy làm giàu trên sự đau khổ của người nghèo khác và ma túy gây thiệt hại cho mọi gia đình như vậy xứng đáng bị tử hình.

    Bạn nên hiểu khắc phục hậu quả nhé cho dù tham nhũng bao nhiêu thì nộp tiền đúng số tiền tham nhũng xem như đã khắc phục hết hậu quả rồi(chưa kể cả tiền phạt bổ sung). Còn ma túy là nỗi đau dai dẳng thì lấy gì mà khắc phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #504968   16/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    kyhuuphat123 viết:

    @dutiepkhac

    Bạn nên hiểu sự khác nhau nhé:

    1)Người nghèo buôn bán ma túy:

    -Ma túy gây hại cho nhiều người và cả gia đình cả xã hội.

    2)Quan tham tham nhũng:

    -Chỉ là nhà nước thiệt hại nhưng dân thiệt hại rất ít(chí ít nó không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần như ma túy)

    =>Quan tham tham nhũng trả tiền lại cho nhà nước thì nhà nước không thiệt hại và dân cũng không thiệt hại. Như vậy tôi ủng hộ việc nộp tiền bỏ án tử hình.

    =>Dân nghèo buôn ma túy làm giàu trên sự đau khổ của người nghèo khác và ma túy gây thiệt hại cho mọi gia đình như vậy xứng đáng bị tử hình.

    Bạn nên hiểu khắc phục hậu quả nhé cho dù tham nhũng bao nhiêu thì nộp tiền đúng số tiền tham nhũng xem như đã khắc phục hết hậu quả rồi(chưa kể cả tiền phạt bổ sung). Còn ma túy là nỗi đau dai dẳng thì lấy gì mà khắc phục.

    Mình chỉ so sánh mức độ nghiêm trọng của 02 hành vi đều là "đặc biệt nghiêm trọng",mà kẻ bị tử hình kẻ thì không. Còn mức độ gây hại nếu nói tội phạm ma tuý gây hại nhiều hơn tham nhũng thì mình thấy chưa đúng. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504976   16/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chuyện này mình nghĩ sẽ không bao giờ được chấp nhận minh bạch vì việc vào tù án chung thân hoặc tử hình rồi đút tiền vào để thoát án từ từ. Kiểu cách như vậy có lẽ sẽ khó àm chấp nhận khi chỉ cần tiền là có thể làm mọi thứ và khong bao giờ bị ảnh hưởng hay chế tài ở một mức nào đó, vô hình chung lại đi cổ xúy cho việc có tiền sẽ không bao giờ sợ tù tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #504996   16/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành vẫn quy định phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù) xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, rất ít các trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt này thay cho hình phạt tù mà chỉ áp dụng là hình phạt bổ sung mà thôi.

    Có rất nhiều tội danh được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính như: tội trốn thuế; tội cho vay nặng lãi; tội vi phạm các quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới…Đa số các tội mà BLHS quy định có hình phạt tiền là sự lựa chọn của tòa án khi áp dụng là các tội phạm xâm phạm trật tự kinh tế, môi trường, hành chính…là những tội ít nguy hiểm cho xã hội nên quy định phạt tiền là đánh vào kinh tế, tài chính người phạm tội, làm cho họ sợ bị thiệt hại kinh tế mà không dám tái phạm. Đây cũng là xu hướng chung của chính sách pháp luật các nước như Mỹ,Pháp, Singapore…

     
    Báo quản trị |  
  • #505496   24/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nếu nói có tiền sẽ thoát chết thì những người giàu sẽ không bao giwof phải chết dù có sai phạm đến mức nào đi nữa, vì vậy nếu có được thoát án tử thì chỉ có trong trường hợp về án kinh tế hoặc hành chính ... không liên quan và thiệt hại đến tính mạng của con người thì có thể xem xét áp dụng hình thức dùng tiền để có thể bù đắp lại tổn thất đó, nhưng thực tế thì cũng khó thực hiện do một phần các tột phạm kinh tế thướng sẽ không hoặc đền bù tổn thất một lần chứ ít khi hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã gây thiệt hại hoặc tham nhũng, vậy nên đã dính án tử hình ở bất cứ trường hợp phạm tội nào thì ta cứ xử, vì đúng người đúng tội, phải mạnh tay để răn đe

     
    Báo quản trị |  
  • #505535   25/10/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình thấy nếu nộp tiền như thế thì có thể không phải bị kết án tử hình mà có thể chuyển tù chung thân mà quy định không chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến có thực trạng mấy người giàu sẽ phạm tội rất nghiệm trọng và sau đó nộp tiền rồi chỉ xử từ chung thân rồi lại chạy tiền và mấy năm sau thấy ra tù chung thân rồi. Nên ít nhất phải có quy định chặt chẽ cho trường hợp này, phải từ chung thân là suốt đời hoặc ít nhất bao nhiêu năm đó mới được ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #505711   27/10/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Có lẽ nội dung bài viết chưa làm rõ tội nào được nộp tiền thoát án tử, tội nào không nên mới gây tranh cãi. Theo mình thì chỉ tội nào liên quan đến tài sản thôi. Anh tham nhũng vài nghìn tỷ mà giờ tử hình thì không thu được đồng nào, thôi thì anh có tiền thì trả vài tỷ rồi ở tù chung thân tiếp tục làm để trả nợ xã hội. Chứ tội giết người thì không bao giờ được áp dụng quy định này. Tuyệt đối không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #506060   30/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Mình nghĩ là nếu quy định này được ban hành thì cũng chỉ nên áp dụng đối với một số loại tội phạm nhất định thôi, không thể đánh đồng tất cả các loại tội phạm đều có thể áp dụng. Những tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe của người khác thì vẫn phải tử hình như giết người, hiếp dâm chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #507793   15/11/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Mình không đồng tình với vấn đề này cho lắm. Hiện tại, vấn đề tài chính của các cá nhân trên lãnh thổ VIệt Nam hiện không được quản lý một cách chặt chẽ dẫn đến việc nhiều nguồn tiền không rõ ràng. Những người vi phạm có khả năng huy động số tiền lớn để tránh khỏi tử hành nếu áp dụng quy định trên. Lúc đó, nhiều người sẽ nghĩ viễn cảnh đời cha hy sinh, đời con được nhờ.

     
    Báo quản trị |  
  • #508033   19/11/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cuộc sống này mà nếu có tiền mà thoát án tử thì thế giới này đã loạn cả rồi, không còn coi pháp luật ra gì, vì chỉ cần có tiền, anh sẽ thoát được mọi tội trạng. Tuy nhiên nếu nói về tội phạm kinh tế thì mình nghĩ việc bỏ tiền ra hoàn trả là trách nhiệm thì có lẽ sẽ giảm được án nhưng không có nghĩa là hoàn toàn thoát án tử, vì vậy việc này là không thể. Có tiền chưa chắc đã thoát được cái chết nhưng không có tiền cái chết sẽ đến nhanh hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #508070   20/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Dù biết quy định này giúp tăng nguồn ngân sách nhà nước, có lợi cho quốc gia. Nhưng đối với xã hội, người dân thì khác. Với một số người tiền bạc không là vấn đề gì với họ, họ sẽ nảy sinh những ý nghĩ coi thường pháp luật, lấy tiền che đi những tội lỗi của mình. Đến cuối cùng, người chịu thiệt là người dân nghèo mà thôi./

     
    Báo quản trị |