Nộp tiền thoát án tử: ‘Không phải ủng hộ người giàu’

Chủ đề   RSS   
  • #379837 19/04/2015

    BauDuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2015
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 374
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Nộp tiền thoát án tử: ‘Không phải ủng hộ người giàu’

    Thực ra nếu làm như vậy thì sẽ gây một sự bất công nào đó. Cũng như việc coi thường pháp luật sẽ xảy ra. Người giàu sẽ sẵn sàng gây án hơn. Theo mọi người thì như nào. Với cá nhân mình thì nên bỏ tử hình và cũng k nên ban hành cái đề xuất này.

    Bộ Tư pháp khẳng định đề xuất người bị kết án tử hình nộp tiền thì có thể chuyển tù chung thân không phải ủng hộ cho người giàu.

    Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung quy định việc không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp sau: người bị kết án tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất ½ số tiền, tài sản do phạm tội mà có; hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

    Tại buổi họp báo chiều 17/4, ông Trần Văn Dũng – Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính cho biết, sau 14 năm tổng kết thi hành Bộ luật hình sự, đối với án tham nhũng, hiện tỷ lệ thu hồi tài sản rất thấp, chỉ hơn 10%.

    “Bài toán đặt ra là trong trường hợp vẫn thi hành án như hiện nay, người bị tử hình cứ tử hình và Nhà nước thì không không thu hồi được tiền tham ô, tham nhũng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước, đặc biệt là Trung Quốc, chúng ta có thể học tập, nghiên cứu áp dụng quy định này”, ông Dũng nói.



    Ông Trần Văn Dũng – Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính. Ảnh: MĐ.



    Ông Dũng nói thêm, quy định này có tính chất mới nhưng có thể giúp Nhà nước thu được một khoản tiền nhất định do tham nhũng mà có.

    “Qua báo chí, cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy là ưu tiên người có tiền. Nhưng nếu đặt tình huống chúng ta đang thực hiện là không thu hồi được đồng nào mà vẫn phải thi hành án tử hình một con người. Chúng tôi rất mong các nhà báo chia sẻ quan điểm này”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Theo ông Dũng, quy định trên không đặt vấn đề người có tiền thì thoát án tử hình, người không có thì không thoát. Đặc biệt, đối với loại án ma túy đã được loại ra khỏi danh sách áp dụng quy định này.

    “Chúng tôi vẫn đang lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí về vấn đề này để xây dựng Bộ luật hình sự sao cho phù hợp nhất”, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Pháp luật nói.

    Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cũng thông tin thêm quy định trên mới là dự thảo và tinh thần là không phải ủng hộ cho người giàu.

    Liên quan đến ý kiến đề xuất bổ sung hình phạt chung thân không giảm án, ông Trần Văn Dũng cho biết đó là bước đệm trong một số trường hợp có xu hướng bỏ hình phạt tử hình.

    Ông Dũng lý giải với hệ thống hình phạt hiện nay, nếu đưa “chung thân không giảm án” sau “chung thân” và “tử hình” sẽ rất khó phân biệt 3 loại hình phạt này.

    “Tổ biên tập đang đưa ra nhiều phương án. Có phương án khác là không quy định hình phạt chung thân không giảm án thành hình phạt độc lập. Chúng tôi đang đánh giá các phương án sau đó trình xin ý kiến ban soạn thảo và báo cáo Chính phủ. Nếu được thống nhất cao sẽ trình xin ý kiến Quốc hội”, ông Dũng nói.

     
     
    7561 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BauDuong vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (23/11/2018) MayDuong (30/08/2018) danusa (20/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #508074   20/11/2018

    Mình cũng đồng tình quan điểm nhưng cần quy định cụ thể chỉ có thể áp dụng đối với nhưng tội danh nào, tộ giết người và buôn ma túy thì không thể áp dụng được. Còn tội tham nhũng mình thấy cũng cần cân nhắc đối với từng hành vi vụ việc cụ thể và mức độ để có thể áp dụng, nhằm thu hồi được những thất thoát, mất mát đã sảy ra nhưng vẫn có tác dụng răn đe ngan ngừa tội phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508086   20/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    “Bài toán đặt ra là trong trường hợp vẫn thi hành án như hiện nay, người bị tử hình cứ tử hình và Nhà nước thì không không thu hồi được tiền tham ô, tham nhũng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước, đặc biệt là Trung Quốc, chúng ta có thể học tập, nghiên cứu áp dụng quy định này”, ông Dũng nói.

    Có bao nhiêu quốc gia không học tập, mà lại cứ học tập luật Trung Quốc là thế nào???

    Về vấn đề nhân quyền thì tại Trung Quốc không khá khẩm gì đâu mà lại học tập.

     
    Báo quản trị |  
  • #508095   20/11/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đối với bản thân thì mình nghĩ hình thức nộp lại một tỷ lệ hợp lý tiền tham nhũng thì sẽ giảm từ hình phạt tử hình xuống chung thân là hợp lý. Bỏi xét về bản chất, việc tham nhũng tính ra cũng là vì tiền nên nếu họ tự nguyện nộp lại một số tiền hợp lý thì coi như đã khác phục được một phần thiệt hại và việc không lấy đi mạng sống của họ cũng phù hợp thôi. Tuy nhiên, mình nghĩ để những bị cáo được thoát ấn tử hình thì nên chọn một tỷ lệ tiền hợp lý để tránh tình trạng “hy sinh đời bố để cũng cố đời con” bởi chúng ta đều biết…những vụ đại án tham nhũng thường có số tiền bị thiệt hại là cực kỳ lớn nên nếu chỉ quy định nộp lại một tỷ lệ tiền nhỏ thì người thực hiện hành vi này vẫn chiếm được một số tiền rất lớn và với số tiền đó thì họ có thể lo được cho không chỉ gia đình mà còn có thể là cả gia tộc.

    Theo các thông tin như báo chí đưa thì các vụ đại án tham nhũng ở nước ta có số tiền là rất lớn, cụ thể như trong vụ đại án tham ô xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương (Vinashinlines) thì số tiền mà Giang Kim Đạt và đồng bọn chiếm đoạt của Vinashinlines là gần 16 triệu USD; hay như vụ của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) làm thất thoát đến 1.500 tỷ đồng (nguồn: VTC). Theo như các số liệu này, ta thấy số tiền tham ô, tham nhũng là rất lớn nên để các bị cáo được thoát án tử thì mình nghĩ cần phải có một tỷ lệ nộp lại tiền tham ô, tham nhũng phải lớn thì mới đáng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #508099   20/11/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo mình thì như quy định mới của Bộ luật hình sự áp dụng thì được hiểu là khắc phục hậu quả kịp thời, mà đối tượng cần được áp dụng ở đây là tội phạm tham nhũng. 

    Chuyển hình phạt tiền thành tù rất phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Thực tiễn cho thấy số tiền chúng ta thu hồi được do thất thoát chỉ trên 20%, thì việc chuyển phạt tiền thành phạt tù nó sẽ làm tính thực tiễn cao hơn.

    Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ quy định này. Khắc phục căn bản là khắc phục như thế nào? Phải nộp bao nhiêu tiền trong số tiền anh tham nhũng? Đối với tội tham nhũng thì phải tịch thu được bằng hết tài sản người bị kết án đã tham nhũng thì mới được giảm án tử hình, chứ không phải cứ nộp tiền là được thoát án. Vấn đề này cần ohair cân đo đong đếm, tính toán thật kỹ mới chính xác để áp dụng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #508132   21/11/2018

    Quy định này không phải là thoát tội, mà là để giải quyết vấn đề thi hành án một cách tốt nhất,

     Thứ nhất, muốn biết nó có nên hay không thì mọi người nên đặt mình vào phương diện người bị hại, Bởi lẽ, người bị hại phải chịu nhiều mất mát, trong khi họ cũng chẳng muốn người gây ra tội ác phải chết đi, cái mà họ cần là được bồi thường về thể chất và tinh thần. Quy định này được ban hành mang lại rất nhiều điều tốt đẹp: 

    Trước tiên, người gây ra tội ác có thể nộp một khoản tiền, tiền đó được bồi thường cho người bị hại, một phần vào ngân sách nhà nước, nếu người phạm tội không có tiền thì người thân của họ vì sợ cảnh con mình phải chết cũng sẽ nộp tiền thay người thân để được thoát án tử hình.

    Thứ hai, Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế, cần ký nhiều Điều ước quốc tế, trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đang bỏ án tử hình trong Luật Hình sự, Việt Nam cũng cần có các quy định loại bỏ hình phạt tử hình - một hình phạt bị xem là dã man, cướp đi mạng sống của người khác. 

    Thứ hai, điều quan trọng nhất không phải la cướp đi tính mạng của người khác mà là giáo dục họ trở thành con người có ích cho xã hội, cho họ nhận ra được sai lầm và sửa đổi

    Chính vì lẽ đó, quy định trên vừa có thể giúp VN có đủ điều kiện để được gia nhập một số Điều ước vừa mang lại nhiều tài sản 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508167   21/11/2018

    buigiathang
    buigiathang

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 534
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 21 lần


    Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) bổ sung quy định việc không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp sau: người bị kết án tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất ½ số tiền, tài sản do phạm tội mà có; hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

    Đối với án tham nhũng, hiện tỷ lệ thu hồi tài sản rất thấp, chỉ hơn 10%??? 10%??? tại sao lại chỉ có 10% có thể thu hồi? Mình thấy đây là một câu hỏi nên được làm rõ? Pháp luật còn thiếu điều gì? Lỗ hổng nào ở đây? Làm thế nào để có thể thu hồi một cách hiệu quả hơn?
    Cá nhân mình cũng không đồng tình với quy định này! Bởi thực tế rõ ràng nó được sinh ra để ủng hộ cho người giàu. Bực mình ở chỗ nộp lại chỉ nộp có 1/2? Trong khi toàn bộ tiền là tiền có được do phạm tội!

     

     

     

     

     

    BÙI GIA THẮNGEMAIL: BUIGIATHANG365@GMAIL.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #508237   22/11/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nói thế nào nhỉ, nếu việc bỏ tiền ra thoát được án tử thì những thằng tội phạm chỉ cần giàu là không thể chết được rồi. Mà tội phậm tham nhũng cũng là một vấn đề đáng nói khi chỉ cần tham nhũng có tiền lấy tiền đó bỏ ra quy đổi thành tiền sạch dùng nó chạy tội, là sẽ không phải tử hình, cộng thêm việc tội phạm tham nhũng rất ít khi hoàn lại được số tiền đã tham nhũng mà đã chuyển và chia nhỏ ra cho tất cả anh em dòng họ... hoặc rửa tiền thành tiền sạch thì khi thảm định tài sản cá nhân sẽ chẳng có là bao so với số tiền tham nhũng, oái ăm.

     
    Báo quản trị |  
  • #508257   23/11/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đây chỉ là một cách “quy đổi” nếu anh khắc phục được bao nhiêu thì được giảm án bao nhiêu năm tù. Như vậy được lợi cho cả hai phía, nhất là xã hội. Vì mục đích cuối cùng là phải thu hồi lại được tài sản thất thoát, lãng phí. Theo tôi cần phải tính đến lợi ích kinh tế và lợi ích của con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #508503   27/11/2018

    Trước đây mình không đồng tình với quy định này. Tuy nhiên, gần đây có rất nhiều vụ án tham ô của nhà nước đến mấy ngàn tỷ, mặc dù Tòa án đã tuyên phạt bồi thường 600 tỷ nhưng những người này đã tẩu tán hết tài sản và hiện nhà nước chỉ thu hồi giá trị được nữa căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng (đơn cử là vụ án Đinh La Thăng).

     

     
    Báo quản trị |