Nợ tiền làm thêm giờ của người lao động trong đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước!

Chủ đề   RSS   
  • #57944 14/08/2010

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Nợ tiền làm thêm giờ của người lao động trong đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước!

    Kính thưa các anh, chị, em!
    Hiện nay rất nhiều người lao động trong một đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước đang vướng mắc về một tình huống như sau:
    Trường ĐH A là một đơn vị sự nghiệp có thu, được nhà nước giao tự chủ về tài chính từ năm 2003.
    Khi được nhà nước giao tự chủ về tài chính, người lao động trong trường này còn chưa biết gì về vấn đề tự chủ nên không biết thiết lập một cơ chế thích hợp để giám sát việc thu chi của nhà trường . Hậu quả của việc này là ông thủ trưởng của trường đã tự thu, tự chi và tự quản lý tài chính trong trường và dẫn đến rất nhiều sai phạm trong quản lý tài chính. Cho đến năm 2008 thì người lao động mới phát hiện ra rằng nhà trường mất cân đối thu chi, khoản nợ nhiều hơn khoản có tới vài chục tỉ đồng và đương nhiên tiền làm thêm giờ của người lao động không được chi trả. Khi đó, người lao động mới sực tỉnh và kiện cáo lùm xùm, và rút cuộc là ông hiệu trưởng lúc đó đã bị khởi tố về hình sự do những sai phạm trong quản lý tài chính của ông ta. Tình trạng lộn xộn đã kéo dài cho tới giữa năm 2009. Đến giữa năm 2009, một hiệu trưởng khác đã được bổ nhiệm. Ông này đã khoanh toàn bộ khoản nợ tiền làm thêm của người lao động từ năm 2008 đến giữa năm 2009 lại và cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một động thái tích cực nào để chi trả. Điều này gây ra nhiều bức xúc cho người lao động trong nhà trường.
    Cả công chức và người lao động trong trường hiện nay đều rất băn khoăn về các vấn đề sau đây:
    1) Khi đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước được giao tự chủ về tài chính mà mất khả năng chi trả, mất khả năng đảm bảo quyền, lợi ích cho người lao động thì nhà nước có bổ sung vốn từ ngân sách cho đơn vị đó hay không?
    2) Người lao động trong nhà trường nói trên có thể làm gì và phải làm như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?
    Kính mong các anh, chị, em có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực quản lý tài chính và luật lao động cho biết ý kiến nhằm giải quyết các thắc mắc của người lao động trong trường hợp nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!


    CV

     
    7192 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58118   17/08/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Theo Luật Lao động thì khi bị nợ lương, người lao động hoặc tập thể người lao động có quyền kiện đòi tiền lương tại các cơ quan có thẩm quyền. Nếu là cá nhân thì phải qua Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Nếu là tập thể thì phải thông qua Hội đồng trọng tài lao động.
    Vấn đề tự chủ tài chính là vấn đề về quản lý thu chi của Nhà nước chặt hay lỏng, song dù thế nào thì đơn vị sự nghiệp này cũng là của Nhà nước cho nên cơ quan chủ quản vẫn phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của đơn vị nếu có.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #554177   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo quan điểm của mình thì không phân biệt đơn vị sự nghiệp Nhà nước hay đơn vị tư nhân, nếu có hành vi nợ lương người lao động thì đều phải chịu trách nhiệm và tuỳ vào hành vi nặng nhẹ mà bị xử lý theo pháp Luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #573192   30/06/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Lao động và vấn đề tranh chấp, giải quyết vẫn chwua bao giờ hết nóng, Nếu là cá nhân thì phải qua Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Nếu là tập thể thì phải thông qua Hội đồng trọng tài lao động. Về nguyên tắc chung là như thế. Tuy nhiên,, phương án ít tốn kém nhất vẫn là sự thỏa thuận giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao dộng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #574025   28/07/2021

    các khoản đơn vị thanh toán cho NLĐ gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn trưa, phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền làm thêm giờ...

    sau khi đã trừ các khoản như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản tạm ứng chưa sử dụng hết, thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ và các khoản khác phải khấu trừ vào tiền lương phải trả (nếu có).

    Trường hợp trong tháng có cán bộ tạm ứng trước lương thì kế toán tính toán số tạm ứng trừ vào số lương thực nhận; trường hợp số tạm ứng lớn hơn số lương thực được nhận thì trừ vào tiền lương phải trả tháng sau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #584974   31/05/2022

    Người lao động thực hiện khi lao dộng mục đích chính vẫn là tiền lương do đó, dù là đơn vi sự nghiệp công lập thì cũng không thể nợ lương của người lao động với lý do tiền làm thêm giờ (tiền làm thêm giờ về bản chất vẫn là tiền lương). Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập hay người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm thanh toán đúng lương cho người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận trước với người lao động.

     
    Báo quản trị |