NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

Chủ đề   RSS   
  • #443676 11/12/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

    "2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số."  Đó là qui định tại khoản 2 điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khoản 2 điều 49 Luật tố tụng hành chính 2015 cũng có nội dung giống như đoạn này (chỉ bỏ Thẩm tra viên).

    Như vậy, đối với những phiên tòa có hội đồng xét xử gồm 3 người mà có yêu cầu thay đổi 2 người, hoặc hội đồng xét xử 5 người mà có yêu cầu thay đổi 3 người thì khả năng không thay đổi được ai là rất cao, kể cả trong trường hợp có đầy đủ lý do buộc phải thay đổi, bởi số người bị yêu cầu thay đổi chiếm đa số trong Hội đồng xét xử trong khi Luật qui định phải "Quyết định theo đa số", nghĩa là chỉ cần họ không biểu quyết đồng ý thay đổi chính họ (thực tế vì nhiều lý do, gồm cả lý do sỹ diện nên có mấy ai tự biểu quyết thay đổi chính mình !) là không thay đổi, phiên Tòa vẫn phải tiếp tục.

    Đó là lý do các qui phạm pháp luật này cần phải sửa chữa, bổ sung sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được khách quan, vô tư và công bằng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/12/2016 08:45:45 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    22202 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    vphdubq6 (06/10/2017) NhomNHCH (16/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #443730   12/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Chuyện thay đổi người tiến hành tố tụng cũng có nhiều điều để nói. Hội thẩm nhân dân chỉ xuất hiện từ khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, mà từ khi có Quyết định này thì đương sự gần như chỉ ngồi nhà chờ tới ngày tham gia phiên Tòa do đó họ chỉ biết tên Hội thẩm nhân dân ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử chứ không biết mặt.

    Thực tế có nhiều trường hợp tới giờ mở phiên Tòa, các thành phần tham gia đã có mặt nhưng thiếu mất 1 Hội thẩm nhân dân vì lý do gì đó ! Thế là Thẩm phán chủ tọa bèn gọi điện thoại nhờ Hội thẩm nhân dân khác "chữa cháy", phiên tòa vẫn diễn ra như bình thường vì đương sự có biết mặt Hội thẩm nhân dân đâu mà khiếu nại việc thay đổi người tiến hành tố tụng sai qui định này !

    Pháp luật qui định Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử và ngang quyền với Thẩm phán chủ tọa là nhằm bảo đảm tính dân chủ trong xét xử của Tòa án nhân dân, việc thay đổi Hội thẩm nhân dân trái qui định nêu trên đã làm mất đi ý nghĩa vừa nêu, bởi Hội thẩm nhân dân "chữa cháy" đâu có nghiên cứu hồ sơ vụ án từ trước nên việc ông ta có mặt trong Hội đồng xét xử chỉ là cho "đủ tụ", đương nhiên đương sự cũng bị thiệt thòi quyền lợi, bởi khi biểu quyết lúc nghị án có 1 vị chỉ biểu quyết theo cảm tính !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #443888   14/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Muốn trở thành Hội thẩm nhân dân phải thỏa mãn nhiều điều kiện, thế nhưng điều kiện thiết nghĩ là quan trọng nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ Hội thẩm nhân dân thì lại được dễ dãi nhất,  đó là không bắt buộc Hội thẩm nhân dân phải có trình độ Cử nhân Luật !

    Như đã nói, Hội thẩm nhân dân chỉ xuất hiện từ khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, tức từ đó trở đi Hội thẩm nhân dân mới có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án. Từ lúc ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử cho tới lúc mở phiên Tòa Luật qui định chỉ có từ 20 ngày tới 30 ngày (điều 149 Luật TTHC) hoặc từ 01 tháng tới 02 tháng (K4 Đ 203 BLTTDS) trong đó đã mất "15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ" do Tòa chuyển qua để Viện kiểm sát nghiên cứu, như vậy 2 vị Hội thẩm nhân dân chỉ còn rất ít thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án, cần lưu ý là Hội thẩm nhân dân phải tới Tòa nghiên cứu chứ không được mang Hồ sơ vụ án về Cơ quan chính của mình, hoặc mang về nhà nghiên cứu. Như vậy, Hội thẩm nhân dân thực tế có nghiên cứu hồ sơ vụ án hay không hoặc thực tế Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án được bao nhiêu là điều không khó đoán. 

    Không là Cử nhân Luật, lại không hoặc có nhưng nghiên cứu hồ sơ vụ án với thời gian rất ít ỏi dẫn tới nhiều phiên tòa sơ thẩm, khi được Thẩm phán chủ tọa hỏi Hội thẩm nhân dân có hỏi gì đương sự không thì Hội thẩm nhân dân "giật mình" hỏi chiếu lệ nhưng bị "chỏi" với nội dung hỏi của Thẩm phán trước đó, gây ra cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giữa các thành viên Hội đồng xét xử ngay giữa phiên Tòa. Tất nhiên, những phiên tòa đó thì nghị án toàn bộ đều theo ý chí của Thẩm phán chủ tọa  chứ 2 Hội thẩm nhân dân có biết "mô, tê" gì mà biểu quyết !

    Vậy nên, cần phải sửa chữa, bổ sung các qui định về tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân bắt buộc phải có trình độ ít nhất là Cử nhân Luật, các qui định về thời hạn mở phiên Tòa cũng nên sửa chữa, bổ sung theo hướng dành cho Hội thẩm nhân dân nhiều thời gian hơn để nghiên cứu hồ sơ vụ án và bắt buộc Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi ra xét xử, có như vậy thì việc Hội thẩm tham gia và ngang quyền Thẩm phán trong Hội đồng xét xử sơ thẩm mới đúng ý nghĩa, không bị hình thức.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 14/12/2016 04:37:52 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #443949   16/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Điều 227 BLTTDS 2015 và điều 157 LTTHC 2015 qui định giống nhau về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm. Theo đó, khi Tòa triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà Nguyên đơn hoặc Người khởi kiện vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa (trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện tham gia phiên tòa). Khi Tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu Nguyên đơn hoặc Người khởi kiện vắng mặt mà không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, không có đơn xin xét xử vắng mặt, không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện đó.

    Thực tế thường có những phiên tòa sơ thẩm phải triệu tập hợp lệ tới lần thứ 3, 4, 5....do sự vắng mặt của Người làm chứng, Người phiên dịch, Người giám định dẫn tới phải hoãn phiên Tòa theo Luật định. Ví dụ ở lần triệu tập hợp lệ lần thứ 2 các thành phần tham gia có đủ, chỉ thiếu người phiên dịch mà không có người thay thế khiến phải hoãn phiên tòa theo qui định tại điều 231 BLTTDS 2015. Như vậy là phải có lần triệu tập hợp lệ lần thứ 3. Tới lần triệu tập hợp lệ lần thứ 3 lại vắng mặt Người giám định và thuộc trường hợp HĐXX phải hoãn phiên tòa, dẫn tới phải có lần triệu tập hợp lệ lần thứ 4.....

    Vấn đề đặt ra : giả sử ở lần triệu tập hợp lệ lần thứ 3 hoặc lần thứ 4 mà Nguyên đơn hoặc Người khởi kiện vắng mặt thì phải xử lý ra sao ? Rõ ràng là không được đình chỉ yêu cầu khởi kiện của họ vì không có căn cứ pháp luật (Luật chỉ qui định đình chỉ yêu cầu khởi kiện của họ ở lần triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà họ vắng mặt chứ không qui định như vậy khi họ vắng mặt ở lần triệu tập hợp lệ thứ 3, thứ 4....) ! Vậy nên cần phải sửa chữa, bổ sung, thay vì "Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai,...." như hiện nay, Luật chỉ cần thêm 1 chữ "từ" vào thành "Tòa án triệu  tập hợp lệ từ lần thứ hai,...." là ổn.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 16/12/2016 08:16:40 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444205   22/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Tình huống : bà B chỉ có một đứa con nhưng bị bệnh chết khi mới ngoài 20 tuổi, chưa kịp có vợ con. Nổi buồn mất con chưa nguôi thì thửa đất cả đời tạo dựng của bà bị UBND Huyện thu hồi khiến bà thêm buồn bã. Cho rằng việc thu hồi đất của bà là không đúng với qui định của Pháp luật nên bà B khởi kiện án hành chính, yêu cầu Tòa hủy Quyết định thu hồi đất của UBND Huyện, được Tòa án Tỉnh H thụ lý giải quyết. Đang trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì bà B đột ngột bị bệnh rồi mất, không có ai là người thừa kế.

    Hỏi : Sau khi bà B mất, Toà án Tỉnh H sẽ giải quyết vụ án hành chính này như thế nào ?

    Mời các bạn tham gia trả lời để tìm đáp án.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 22/12/2016 10:11:04 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444221   23/12/2016

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo ý kiến của cá nhân tôi. Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, bà A mất đột ngột không có người thừa kế thì theo quy định trên Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn comay_vh vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (23/12/2016)
  • #444350   25/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    comay_vh viết:

    Theo ý kiến của cá nhân tôi. Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, bà A mất đột ngột không có người thừa kế thì theo quy định trên Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

    Chào bạn.

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn dù có người cho rằng vẫn còn người thừa kế là nhà nước.

    Theo luật tố tụng thì chủ tịch nước-đại diện theo pháp luật phải tham gia hoặc ủy quyền cho cấp phó là phó chủ tịch nước tham gia tố tụng với cấp dưới, để tranh chấp tài sản thừa kế là tiền bồi thường dù thắng hay thua thì cũng vào túi nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #444244   23/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Cám ơn bạn comay_vh, bạn đã trả lời có kèm theo căn cứ pháp luật cụ thể để chứng minh. Chúng ta chờ xem có bạn nào có thêm ý kiến rồi sẽ cùng nhau phân tích vấn đề này, bạn nhé.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444271   23/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Câu hỏi này thì chỉ cần là sinh viên luật thì ai cũng trả lời được vì đã có quy định tại điều 59 của luật tố tụng.

    (chừa không nói rõ tố tụng gì để có cái mà trao đổi)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (23/12/2016)
  • #444277   23/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Cám ơn bạn hungmaiusa đã tham gia Topic của tôi. Tuy nhiên, để thuận tiện cho mọi người theo dõi, bạn nên trực tiếp trả lời vào câu hỏi để khẳng định quan điểm của mình.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (24/12/2016)
  • #444331   24/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Chào bạn comay_vh,

    Tuy điều 676 BLDS hiện hành qui định chỉ có 03 hàng thừa kế nhưng căn cứ điều 644 BLDS hiện hành thì có thêm "hàng thừa kế thứ 4" chỉ có 1 chủ thể được hưởng, đó là Nhà nước.

    Trong tình huống này, do không có ai thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với di sản là QSDĐ của bà B nên căn cứ điều 644 BLDS hiện hành tài sản là QSDĐ của bà B thuộc về Nhà nước, tức quyền và nghĩa vụ của bà B đối với tài sản là QSDĐ được thừa kế lại cho Nhà nước. Như vậy, việc bạn áp dụng điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành để khẳng định Tòa phải đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp này là sai bạn nhé. Tòa vẫn phải tiếp tục giải quyết vụ án vì  có Nhà nước là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bà B để tham gia tố tụng.

    Vậy vấn đề đặt ra : "điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành áp dụng cho trường hợp nào ?"

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (24/12/2016) thuongkp2708 (13/05/2017)
  • #444332   24/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn TranTamDuc.1973.

    Cám ơn bạn đã có một món quà ý nghĩa ngày Noel là câu chuyện cười mà bạn vừa viết: Nhà nước là "hàng thừa kế thứ 4".

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (24/12/2016)
  • #444336   24/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Chào bạn TranTamDuc.1973.

    Cám ơn bạn đã có một món quà ý nghĩa ngày Noel là câu chuyện cười mà bạn vừa viết: Nhà nước là "hàng thừa kế thứ 4".

     

     

     

    Cái "hàng thừa kế thứ 4" này lù lù trong BLDS vậy chứ nhiều người hành nghề Luật không biết đó hungmaiusa, có thể do thực tế nó hiếm khi xảy ra nên người ta không biết nó luôn, nghề Luật nhiều khi cũng buồn cười nhỉ ?

    Noel an lành nhé

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 25/12/2016 08:45:35 SA Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 24/12/2016 04:59:32 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444335   24/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Nói thêm : thường Sinh viên Luật năm 2 trở lên mới được học Luật tố tụng hành chính, tức khi các em đã có 1 "nền tảng" tương đối về Luật. Tuy nhiên, có tới 2/3 Sinh viên trả lời sai giống bạn comay_vh, lý do các em đã không đọc kỹ để hiểu đúng từ ngữ mà Luật thể hiện, từ đó các em đã hiểu  "....quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế..." đồng nghĩa với "họ không có người thừa kế" nên đã làm bài bị sai.

    - Không có người thừa kế : là không có ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật như Luật định.

    - Quyền, nghĩa vụ không được thừa kế : là những quyền, nghĩa vụ mà pháp luật qui định là không được để lại thừa kế, dù có hay không có người thừa kế.

    Vậy mới biết từ ngữ trong Luật quan trọng như thế nào.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444348   25/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Luật dân sự:

    Điều 644. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

    Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

    Như vậy, điều luật đã nói rất rõ: "Không có người nhận thừa kế" tức là:

    1. Không có người nào là người thừa kế;

    2. Có người thừa kế nhưng họ không nhận.

    Trong những trường hợp trên thì "tài sản còn lại" thuộc về nhà nước. Nhà nước không hề "kế thừa" quyền nghĩa vụ gì của người chết cả.

    Nhà nước mà tham gia tố tung với tư cách là người thừa kế thì không thể tìm ra người xét xử mà không có quan hệ thân thiết với "đương sự là nhà nước".

    Hiêu đúng như vậy (nhà nước không phải là "hàng thừa kế thứ 4") thì sẽ tự trả lời được câu hỏi:

    Vậy vấn đề đặt ra : "điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành áp dụng cho trường hợp nào ?"

    "có thể do thực tế nó hiếm khi xảy ra nên người ta không biết nó luôn, nghề Luật nhiều khi cũng buồn cười nhỉ ?"

     
    Báo quản trị |  
  • #444358   25/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Trong những trường hợp trên thì "tài sản còn lại" thuộc về nhà nước. Nhà nước không hề "kế thừa" quyền nghĩa vụ gì của người chết cả.

     

     

    Tuy BLDS không có điều nào qui định khái niệm về thừa kế nhưng từ nội dung của chế định thừa kế trong BLDS chúng ta suy luận được rằng thừa kế là việc chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống, khái niệm này được tất cả các cơ sở giảng dạy Luật đưa vào giáo trình giảng dạy nên ai có học Cử nhân Luật đều phải biết, hungmaiusa đã quên mất rồi ! Trường hợp này Bà B chết và thửa đất của bà được chuyển dịch cho người còn sống là Nhà nước, như vậy bản chất của việc này là Nhà nước được thừa kế từ bà B sau khi cả 03 hàng thừa kế của bà không có ai hoặc có nhưng thuộc trường hợp Luật định không cho nhận thừa kế, tuy nhiên do Luật không qui định rõ đó là thừa kế mà chỉ mập mờ "...thuộc Nhà nước" nên tôi mới để cụm từ hàng thừa kế thứ tư trong ngoặc kép, tức nó có điểm đặc biệt là phải suy luận mới hiểu ra.

    Lúc còn sống bà B là người có QSDĐ, tức bà B có các quyền và nghĩa vụ của người có QSDĐ theo Luật định (như quyền chuyển nhượng, nghĩa vụ đóng thuế...), nay bà B chết và Nhà nước tiếp tục được hưởng quyền cũng như phải thực hiện nghĩa vụ đối với QSDĐ mà bà B để lại thì Nhà nước đã kế thừa quyền, nghĩa vụ của người chết là bà B để lại rồi !

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 26/12/2016 12:25:37 CH Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 25/12/2016 10:21:55 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444359   25/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Nhà nước mà tham gia tố tung với tư cách là người thừa kế thì không thể tìm ra người xét xử mà không có quan hệ thân thiết với "đương sự là nhà nước".

     

     

    hungmaiusa lại quên Luật tố tụng hành chính là Luật qui định trình tự, thủ tục cho người ta kiện Nhà nước (ví dụ kiện Quyết định hành chính của UBND Huyện...)  và Cán bộ Nhà nước (Ví dụ kiện Quyết định hành chính của Chủ tịch UBND Tỉnh...) !? Như vậy trong vụ án hành chính có người bị kiện là Nhà nước (ví dụ trong tình huống tôi đưa ra thì người bị kiện là UBND Huyện tức là Nhà nước !) thì Nhà nước phải tham gia tố tụng và Tòa án vẫn xét xử mỗi ngày chứ sao lại "không thể tìm ra người xét xử mà không có quan hệ thân thiết với đương sự là Nhà nước" ?! 

    Tuy nhiên, ở góc độ khác, quan điểm của bạn là một vấn đề "đại sự" nếu được phép bàn luận thì rất hay nhưng hiện tại tôi thấy chúng ta không nên bàn về vấn đề "người xét xử mà không có quan hệ thân thiết với đương sự là Nhà nước".

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 26/12/2016 12:56:14 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444360   25/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Hiêu đúng như vậy (nhà nước không phải là "hàng thừa kế thứ 4") thì sẽ tự trả lời được câu hỏi:

    Vậy vấn đề đặt ra : "điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành áp dụng cho trường hợp nào ?"

     

     

    Đính chính : không bàn luận toàn bộ điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành mà chỉ bàn đoạn "Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế" tại điểm a đó thôi nhé, lần trước tôi viết vậy là không chính xác vì điểm a còn đề cập tới Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức trong khi tình huống tôi đưa ra thì người khởi kiện là bà B, tức cá nhân.

    Hiểu về "thừa kế" và "kế thừa" quyền và nghĩa vụ như hungmaiusa đã thể hiện thì chắc chắn là bạn chưa tự trả lời được hoặc sẽ trả lời sai câu hỏi nêu trên. Nếu không ngại, bạn cứ thử trả lời thẳng vào câu hỏi đoạn "người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế" qui định tại điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành áp dụng cho trường hợp nào, để có cơ sở cho chúng ta bàn luận tiếp.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 26/12/2016 01:10:27 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444440   27/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Điều 24 BLDS 2005 (tương ứng khoản 1 điều 25 BLDS 2015) qui định quyền nhân thân là quyền "không thể chuyển giao cho người khác" trừ trường hợp có Luật khác qui định khác. "Không thể chuyển giao" tức không được thừa kế, bởi bản chất của thừa kế là có chuyển giao từ người chết sang cho người sống. Như vậy, đoạn "Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế" tại điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành là để áp dụng cho những trường hợp đối tượng bị kiện trong vụ án hành chính là đối tượng liên quan về quyền nhân thân "không thể chuyển giao cho người khác" của Người khởi kiện. 

    Ví dụ : Bà L cho rằng tên mình quá xấu nên yêu cầu được đổi thành tên M nhưng người có thẩm quyền không đồng ý vì cho rằng yêu cầu của bà không thuộc trường hợp được Luật cho phép thay đổi. Không đồng ý nên bà L khởi kiện hành vi hành chính (không cho đổi tên) của Người có thẩm quyền, Tòa án thụ lý và đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì bà L mất. Trường hợp này Tòa sẽ căn cứ điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC hiện hành để ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì thay đổi họ tên là quyền nhân thân không được thừa kế.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444472   27/12/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Bởi các lẽ đã phân tích ở các bài nêu trên, theo tôi đoạn "Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế"  qui định tại điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC 2015 nên sửa lại thành "Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà đối tượng khởi kiện trong vụ án liên quan tới quyền nhân thân của họ không thể chuyển giao cho người khác" để tránh bị hiểu sai.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444753   04/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Khoản 2 điều 147 BLDS 2015 qui định : "2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định."

    Khoản 1 điều 280 BLTTDS 2015 qui định : "1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án."

    Vậy : Khoản 1 điều 280 BLTTDS 2015 có "chỏi" với Khoản 2 điều 147 BLDS 2015 hay không ? Bản án dân sự sơ thẩm tuyên ngày 25/01/2017 thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là từ ngày nào tới ngày nào ? Của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là từ ngày nào tới ngày nào ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |