NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

Chủ đề   RSS   
  • #443676 11/12/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

    "2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số."  Đó là qui định tại khoản 2 điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khoản 2 điều 49 Luật tố tụng hành chính 2015 cũng có nội dung giống như đoạn này (chỉ bỏ Thẩm tra viên).

    Như vậy, đối với những phiên tòa có hội đồng xét xử gồm 3 người mà có yêu cầu thay đổi 2 người, hoặc hội đồng xét xử 5 người mà có yêu cầu thay đổi 3 người thì khả năng không thay đổi được ai là rất cao, kể cả trong trường hợp có đầy đủ lý do buộc phải thay đổi, bởi số người bị yêu cầu thay đổi chiếm đa số trong Hội đồng xét xử trong khi Luật qui định phải "Quyết định theo đa số", nghĩa là chỉ cần họ không biểu quyết đồng ý thay đổi chính họ (thực tế vì nhiều lý do, gồm cả lý do sỹ diện nên có mấy ai tự biểu quyết thay đổi chính mình !) là không thay đổi, phiên Tòa vẫn phải tiếp tục.

    Đó là lý do các qui phạm pháp luật này cần phải sửa chữa, bổ sung sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được khách quan, vô tư và công bằng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/12/2016 08:45:45 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    21959 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    vphdubq6 (06/10/2017) NhomNHCH (16/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #447434   22/02/2017

    Jimraynon
    Jimraynon

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    Không có quyền "bán" nhưng có quyền giao đất thu tiền hay cho thuê đất, vậy bản chất ở đây có phải là quyền sử dụng, định đoạt hay không?

    Nhà nước đã có quyền chiếm hữu đất đai vĩnh viễn, cái này ai học Luật đất đai đều biết, nếu thêm 2 quyền kia thì đã hội đủ 3 yếu tố cấu thành quyền sở hữu rồi còn gì?

     

    If the enemy is in ranger, so are you!

     
    Báo quản trị |  
  • #447478   22/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    @ Jimraynon : vậy theo bạn thì thực tế "toàn dân" hay Nhà nước là Chủ sở hữu đất đai ?

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #448111   26/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    CẦN LƯU Ý KHI NHỜ "CÒ LÀM GIẤY ĐỎ" : 

    Thủ tục nhiêu khê khi làm GCNQSDĐ đã khiến nhiều người ngán ngại, từ đó họ sẵn sàng chi tiền cho ai có "khả năng bao trọn gói" giúp họ làm giấy, đó là con đường ra đời của "cò giấy đỏ". "Cò giấy đỏ" có quan hệ mật thiết với nhiều "chức sắc", đó là yêu cầu "nghề nghiệp". Tới bộ phận 1 cửa của UBND, trong khi người dân phải lấy số thứ tự và mỗi người chỉ được nộp 1 hồ sơ thì "cò giấy đỏ" không cần làm vậy, họ chỉ đi qua 1 vòng như để báo cho nhân viên bên trong biết sự có mặt của mình, sau đó lựa lúc thích hợp là xáp vô nộp 1 lần cả chục hồ sơ vẫn được.
     
    Phải thừa nhận "cò giấy đỏ" làm giấy nhanh hơn nhiều so với các Văn phòng Luật sư ! Tuy nhiên, giấy do "cò" làm thường chất lượng thấp vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Luật có qui định việc công nhận đất ở đối với thửa đất vừa  có nhà ở vừa có vườn, ao mà không thu tiền sử dụng đất, nhưng vì muốn "nhanh" (đồng nghĩa với nhanh lấy tiền thù lao) và tránh va chạm với Cơ quan có thẩm quyền nên "cò giấy đỏ" làm hồ sơ chỉ đề nghị cấp giấy đất ở bằng với hạn mức theo qui định, còn lại đều là đất vườn. Ví dụ ông A cất nhà ở trên thửa đất 1000m2 tọa lạc tại Xã Vĩnh Lộc A – Huyện Bình Chánh từ trước 1975, năm 2014 ông A làm thủ tục xin cấp GCN cho thửa đất này, theo Luật thì toàn bộ 1000m2 đó được công nhận là đất ở và không thu tiền sử dụng đất, thế nhưng do giao "cò giấy đỏ" làm hồ sơ mà ông A chỉ được 200m2 đất ở theo đúng hạn mức qui định tại địa phương, còn lại 800m2 là đất vườn, muốn chuyển mục đích sử dụng đất 800m2 đất vườn này sang thành đất ở thì phải đóng tiền sử dụng đất lên tới bạc tỷ !
     
    Cũng vì muốn "nhanh" mà "cò" thường giả chữ ký của khách hàng. Đang nộp hồ sơ ở bộ phận 1 cửa của UBND Huyện mà cần ký lại một loại giấy tờ nào đó, nếu chạy về tìm khách hàng cho ký thì lâu lắc, tốn kém tiền bạc, công sức nên "cò giấy đỏ" giả chữ ký để nộp luôn. Thậm chí, chồng ở 1 tỉnh, vợ ở tỉnh khác thì "cò giấy đỏ" đạo diễn ra cái giấy vợ cam kết đất là tài sản riêng của chồng để làm hồ sơ thật nhanh.
     
    Năm 2008 Ông K nhận chuyển nhượng của ông N diện tích 330m2 đất với giá 330 triệu đồng đã thanh toán đủ nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền. Năm 2015 bà D (vợ ông N) khởi kiện, yêu cầu Tòa tuyên Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông N và ông K là vô hiệu, bởi 330m2 đất là tài sản chung của vợ chồng (dù 1 mình ông N đứng tên trên giấy) mà chỉ 1 mình ông N ký chuyển nhượng, đồng thời yêu cầu Tòa hủy Quyết định cá biệt là giấy đỏ cấp cho ông N vì bà không hề ký nhưng trong hồ sơ cấp giấy đỏ cho ông N lại có giấy cam kết giả mạo của bà rằng 330m2 đất là tài sản riêng của ông N. Kết quả giám định khẳng định chữ ký và dấu vân tay trong giấy cam kết tài sản riêng không phải là chữ ký và dấu vân tay của bà D, từ cơ sở đó Tòa đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà D, buộc ông K phải trả 330m2 đất cho vợ chồng ông N, bà D còn ông N phải trả 330 triệu đồng cho ông K. Vấn đề là thời giá hiện tại của 330m2 đất đó lên tới 3,3 tỷ đồng !
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/02/2017) lamborghini711 (27/02/2017) nguoinhaque009 (06/03/2017)
  • #448347   28/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Thực tế ông chồng bán thửa đất không thể nào bà vợ lại không biết khi hai người vẫn sống chung. Thế nhưng bà D một mực khai ông N lén lút bán đất khi nào bà không hay, số tiền bán đất bà không biết, không tiêu xài 1 xu ! Về phần mình, ông N thừa nhận ông đã bán đất mà không cho vợ biết, tiền bán đất ông tiêu xài cá nhân, còn lại 200 triệu gởi ngân hàng đứng tên riêng. Văn phòng công chứng khẳng định họ không sai bởi tại thời điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì Giấy cam kết tài sản riêng của bà D chưa bị Cơ quan có thẩm quyền kết luận là giả ! Tất cả như một "vở kịch" được dàn dựng hoàn hảo bởi một "đạo diễn" tài ba đã khiến ông N - người ngay tình, không gian lận - lại bị thiệt thòi quyền lợi nặng nề trong tức tưởi.
     
    Đa phần không chỉ do "cò giấy đỏ" gây ra, mà còn do sự bất cập của Luật. Khoản 1 điều 34 LHN-GĐ 2014 qui định bắt buộc GCNQSDĐ phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác, thế nhưng, khoản 2 điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn điều 34 LHN-GĐ lại qui định : "2.Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng." !
     
    Các nhà làm Luật đã "quên" khi LHN-GĐ 2014 có hiệu lực thì thực tế xã hội sẽ tồn tại tới 3 trường hợp GCNQSDĐ chỉ ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng : 
    1/- Vợ hoặc chồng cam kết đó là tài sản riêng của chồng hoặc vợ.
    2/- Vợ hoặc Chồng ủy quyền cho nhau đại diện đứng tên trên giấy.
    3/- Không có giấy cam kết tài sản riêng, không có giấy ủy quyền nhưng chỉ 1 bên Vợ hoặc Chồng đứng tên. Trường hợp này có khá nhiều đối với những GCNQSDĐ được cấp theo LĐĐ và LHN-GĐ cũ.
     
    Rõ ràng ở trường hợp 1 vợ hoặc chồng không có quyền yêu cầu cấp đổi giấy đỏ để vợ chồng cùng đứng tên vì đã công nhận đó là tài sản riêng của người kia (trừ khi đó là thỏa thuận mới của vợ chồng). Trường hợp 2 có quyền đó không sai nhưng không cần thiết, bởi chỉ đại diện đứng tên trên giấy thì chắc chắn mọi giao dịch có liên quan tới QSDĐ phải có đủ 2 vợ chồng mới được công chứng, chứng thực. Riêng trường hợp 3, thiết nghĩ không nên cho quyền mà phải bắt buộc làm thủ tục cấp đổi GCNQSDĐ theo LHN-GĐ và LĐĐ mới trong một thời hạn nhất định, quá thời hạn đó sẽ không giải quyết những tranh chấp về tài sản chung, riêng đối với những GCNQSDĐ không làm thủ tục cấp đổi theo qui định. Có như vậy mới hạn chế được việc vợ chồng đã đồng ý bán đất, sau đó thấy giá đất lên cao thì lợi dụng sự bất cập của Pháp luật để lấy lại mà hưởng lợi bất chính nhưng hợp pháp !
     
     
    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 28/02/2017 09:11:09 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (06/03/2017)
  • #448781   05/03/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    VỀ QUYỀN BÀO CHỮA :

    Điều 16 BLTTHS 2015 qui định : "Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa". Điểm đ khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015 qui định : "người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo", như vậy chỉ có 4 chủ thể được quyền tự bào chữa hay nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.

    Thế nhưng, điểm g khoản 1 điều 58 BLTTHS 2015 lại qui định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng được quyền "tự bào chữa, nhờ người bào chữa" ! Như vậy điểm g khoản 1 điều 58 đã mâu thuẫn với điều 16 và điểm đ khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015. Hậu quả của sự mâu thuẫn này là "người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" có quyền yêu cầu được thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa, trong khi Cơ quan/Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thì lại có quyền từ chối điều đó. "Cuộc chiến pháp lý" này về lý thuyết sẽ bất phân thắng bại do bên nào cũng có căn cứ pháp luật, tuy nhiên với phương pháp điều chỉnh quyền uy, phục tùng của Pháp luật hình sự thì sự bất lợi thường không nghiêng về cho chủ thể Nhà nước.

    Thực tế ai cũng biết việc "nhờ người bào chữa" đối với "người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" là điều không tưởng, gần như chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, dù chỉ là qui định cho có hình thức thì cũng không được mâu thuẫn, cho nên điểm g khoản 1 điều 58 BLTTHS 2015 cần bổ sung đoạn "trừ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp" cho đừng "chỏi" nhau với điều 16 và điểm đ khoản 1 điều 4 cũng của chính BLTTHS 2015.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (06/03/2017)
  • #449143   09/03/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    CÂU CHUYỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ :
     
    Năm 2013 Bản án có hiệu lực tuyên ông A được sử dụng nhà đất (trị giá 5 tỷ) số AA đường X Thành phố H nhưng phải thanh toán kỹ phần thừa kế cho B, C, D và E mỗi người 1 tỷ đồng. Sau đó B không nhận mà cho A phần của mình, còn C đồng ý nhận tiền, ký giấy biên nhận mà không yêu cầu thi hành án, riêng D và E thì rủ nhau tới Chi cục thi hành án dân sự để tìm hiểu thông tin và được hướng dẫn "làm đơn yêu cầu thi hành án để khi thi hành xong sẽ được Nhà nước cấp giấy xác nhận đàng hoàng, tránh phiền phức về sau" nên nghe theo, làm và nộp ngay tại chỗ.
     
    Việc thi hành án diễn ra rất suôn sẻ bởi ông A đã chuẩn bị sẵn tiền cho D và E, giữa anh em ruột của họ cũng chưa tới mức mâu thuẫn trầm trọng. Câu chuyện chỉ trở nên gay cấn khi A đã nộp tiền thi hành án phần của D và E cho Chi cục THADS. Trước đó Cơ quan này không hề giải thích nhưng khi đã nhận tiền xong thì Chấp hành viên lập tức yêu cầu ngoài tiền án phí theo Bản án, mỗi người còn phải nộp 30 triệu phí thi hành án (3%/1 tỷ đồng), B đã cho phần của mình thì B không phải chịu mà người nhận là A phải chịu luôn phần của B, tức A vừa phải chịu phần của mình vừa phải chịu phần của B ! Không ai phản đối án phí vì đúng Luật và Bản án đã thể hiện rõ nhưng phí thi hành án thì tất cả đều phản đối quyết liệt. D và E gào thét ầm ĩ, cho rằng mình đã bị Chi cục THADS "dụ" làm đơn yêu cầu thi hành án để bị mất mỗi người mấy chục triệu mà không sao cãi được ! Hơn nữa, không chịu thì cũng bị trừ trước khi được nhận tiền ! C bức xúc tại sao không yêu cầu thi hành án mà cũng phải chịu phí thi hành án ? A gay gắt yêu cầu giải thích tại sao ông không yêu cầu thi hành án và được anh mình (ông B) cho tiền ở bên ngoài mà cũng phải đóng phí thi hành án ?
     
    Chi cục THADS giải thích căn cứ khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Tư Pháp nên tất cả (kể cả người không yêu cầu thi hành án, người được cho) phải chịu phí thi hành án dân sự như vậy.
     
    Nguyên văn khoản 2 điều 2 TTLT số 144/2010/TTLT-BTC-BTP :
    “2. Đối với các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án), người nhận tài sản phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tài sản thực nhận tính trên tổng số tiền phí thi hành án phải nộp của các bên.
    Thí dụ 1: Có 3 người được chia thừa kế một tài sản có giá trị 1 tỷ đồng. Người thứ nhất được nhận 20% giá trị tài sản. Người thứ hai được nhận 30% giá trị tài sản. Người thứ ba được nhận 50% giá trị tài sản. Số phí thi hành án phải nộp của từng người theo quy định trên được xác định như sau:
    - Xác định tổng số phí thi hành án phải nộp: 3% x 1 tỷ đồng = 30 triệu đồng.
    - Xác định số phí thi hành án phải nộp của từng người:
    + Người thứ nhất phải nộp là: 20% x 30 triệu đồng = 6 triệu đồng.
    + Người thứ hai phải nộp là: 30% x 30 triệu đồng = 9 triệu đồng.
    + Người thứ ba phải nộp là: 50% x 30 triệu đồng = 15 triệu đồng.
    Thí dụ 2: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500 triệu đồng và phải thanh toán cho ông A 200 triệu đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
    Số phí thi hành án ông A phải nộp là: 3% x 200 triệu đồng = 6 triệu đồng;
    Số phí thi hành án bà B phải nộp là: 3% x (500 - 200) triệu đồng = 9 triệu đồng.”
     
    Theo các bạn thì việc tính phí thi hành án của Chi cục THADS trong trường hợp này là đúng hay sai ?
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (11/03/2017)
  • #449259   11/03/2017

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    tui thấy nó sai sai mà cũng thấy đúng đúng, tại cái câu (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án)... mà chưa biết diễn giải sao cho nghe được, nhiều người than phiền về thi hành án dân sự rồi..

     
    Báo quản trị |  
  • #450309   24/03/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Khoản 2 điều 2 TTLT số 144/2010/TTLT-BTC-BTP nếu diễn đạt theo dạng khác nhưng hoàn toàn đồng nghĩa như sau :

    "Đối với các vụ việc :

    - Chia tài sản chung, chia thừa kế.

    - Chia tài sản trong ly hôn.

    - Vụ việc mà các bên  vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án).

    Thì người nhận tài sản phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tài sản thực nhận tính trên tổng số tiền phí thi hành án phải nộp của các bên."

    Thì dễ dàng nhận ra qui định này đề cập tới 3 nhóm đối tượng bị điều chỉnh, trong đó nội dung "chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án" chỉ dành cho nhóm thứ 3 (nhóm các bên vừa có quyền, vừa  có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án) chứ không dành cho nhóm 1 (nhóm chia tài sản chung, chia thừa kế) và nhóm 2 (nhóm chia tài sản trong ly hôn). Đối chiếu với trường hợp này, chúng ta thấy đây là vụ việc chia thừa kế thuộc nhóm 1, không bị điều chỉnh bởi qui định "chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án" nên nội dung giải thích của Chi cục THADS rằng : "căn cứ khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Tư Pháp nên tất cả (kể cả người không yêu cầu thi hành án, người được cho) phải chịu phí thi hành án dân sự" là không có căn cứ.

    Văn bản QPPL hay trình bày theo dạng viết liên tục và sử dụng dấu phẩy (để phân biệt từng đối tượng bị điều chỉnh trong cùng một nhóm đối tượng bị điều chỉnh) cũng như dấu chấm phẩy (để phân biệt các nhóm đối tượng bị điều chỉnh), cách trình bày này hay bị "hiểu nhầm" như Chi cục THADS nêu trên đã "hiểu nhầm" để thu phí thi hành án cả với người không yêu cầu thi hành án. Thông tư 144/2010/TTLT-BTC-BTP đã hết hiệu lực, hy vọng khi ban hành Thông tư mới thay thế, các nhà làm Luật sẽ trình bày ở dạng rạch ròi, dễ phân biệt hơn.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/03/2017)
  • #450411   26/03/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    @nguoinhaque : chuyện "hàng thừa kế thứ 4" cũng đơn giản thôi bạn à. Khoản 1 điều 651 BLDS 2015 qui định có 3 hàng thừa kế được chia thừa kế theo Pháp luật với nguyên tắc qui định tại khoản 3 là : " Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Câu hỏi đặt ra : vậy nếu cả 3 hàng thừa kế này đều không có ai nhận thừa kế thì di sản của người mất sẽ thuộc về ai ?

    Câu trả lời : trong trường hợp đó di sản sẽ thuộc về Nhà nước, bởi điều 622 BLDS 2015 qui định rõ : "Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."

    Tóm lại, cứ hàng thừa kế 1 không có ai thì chia di sản cho hàng thừa kế 2, hàng thừa kế 2 cũng không có ai thì chia cho hàng thừa kế 3,  cuối cùng nếu hàng thừa kế 3 cũng không có ai thì  "chia" di sản cho nhà nước nên gọi nhà nước là hàng thừa kế thứ 4 !

    Trân trọng.

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 27/03/2017 08:29:19 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (28/03/2017)
  • #450424   26/03/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Như mọi người đều biết và tôi cũng hay đề cập, trình độ lập pháp của các Nhà làm luật Việt Nam còn hạn chế khiến Luật làm ra còn nhiều bất cập, thậm chí vô lý, cái nọ mâu thuẫn với cái kia, trình bày nhiều lúc dài dòng, rườm rà khó hiểu, do đó khi đọc Luật rất cần phải tư duy logich. Đó là lý do tại sao các Trường Luật đều dạy môn Tâm lý học (nghiên cứu về tư duy) và Logich học, đáng tiếc là có rất nhiều Sinh viên do lười học hoặc học không nổi, lại cho rằng 2 môn đó không có lợi lộc gì cho nghề luật sau này mà chỉ là những môn "tào lao" khiến các em bị "hại não" nên chỉ cần "học đối phó" là được.

    Để rồi có một số bạn khi đã "hành nghề Luật" nhưng không biết tư duy logich, ví dụ biết nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật là hàng trước không còn ai mới chia cho hàng sau, tức phải xét theo thứ tự hàng 1 => hàng 2 => hàng 3 nhưng lại không biết Nhà nước thực chất là hàng 4 bởi hàng 3 không còn ai thì di sản thuộc về nhà nước. Tương tự, biết cha đẻ, mẹ đẻ của người chết đứng chung hàng thừa kế thứ 1, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại  của người chết đứng chung hàng thừa kế thứ 2 nhưng không tư duy được rằng như vậy thì vợ chồng vẫn được đứng chung 1 hàng thừa kế, bởi cha đẻ với mẹ đẻ hầu hết là vợ chồng, ông nội với bà nội, ông ngoại với bà ngoại cũng hầu hết là vợ chồng ! Như vậy việc phải học tập, rèn luyện tư duy logich là rất quan trọng, bởi không có nó, có khi Luật không sai nhưng người đọc lại không hiểu hoặc hiểu sai tinh thần Luật.

    Về phần mình, lập pháp cũng phải rõ ràng, càng dễ hiểu càng tốt, do đó theo tôi trong Bộ luật dân sự 2015 các nhà làm luật nên bỏ điều 622 và thêm vào khoản 1 điều 651 điểm d có nội dung "Hàng thừa kế thứ tư : Nhà nước" thì sẽ gọn nhẹ và dễ hiểu hơn nhiều.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 27/03/2017 08:45:02 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (28/03/2017)
  • #450583   29/03/2017

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    tui hiểu chuyện nhà nước là hàng thừa kế thứ tư rồi, ls trantramduc1973 giải thích luôn điều 188 và 168 đất đai dùm đi; cám ơn ls nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #450835   02/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Khoản 1 điều 168 LĐĐ 2013 qui định :
     
    "Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất :
    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận…… trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
     
    Chỉ căn cứ vào nội dung màu đỏ của khoản 1 điều 168 LĐĐ là đã khẳng định được thừa kế thì không bắt buộc phải có GCN. Việc này được Luật giải thích ở phần màu xanh dương nhưng khá "trừu tượng". Chúng ta đặt vấn đề Luật qui định như vậy thì :
    - "Người sử dụng đất" là ai ?  Trả lời : chính là người được nhận thừa kế QSDĐ
    - "được thực hiện quyền…" là quyền gì ? Trả lời : các quyền liên quan tới nhận thừa kế như khai nhận di sản, quyền nhận di sản và làm thủ tục chuyển quyền...
    - "… khi có GCN hoặc đủ điều kiện để cấp GCN…" là  GCN hoặc đủ điều kiện để cấp GCN của ai ?  Trả lời : của người để lại di sản thừa kế.
     
    Tới đây, thì hiểu một cách nôm na nội dung màu xanh dương là ai nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được thực hiện quyền nhận thừa kế ngay cả khi người để lại thừa kế không có GCN mà chỉ có đủ điều kiện để cấp GCN. Từ đó suy ra người có đủ điều kiện được cấp GCN cũng có quyền để lại thừa kế đối với QSDĐ bởi có quyền để lại thừa kế QSDĐ như vậy thì mới có quyền nhận thừa kế QSDĐ như vậy. Thừa kế có 2 hình thức là theo Di chúc hoặc theo Pháp luật, cho nên nói khoản 1 điều 168 LĐĐ 2013 qui định trong trường hợp không có GCN, chỉ có đủ điều kiện được cấp GCN cũng có quyền để lại thừa kế QSDĐ  (bao gồm cả hình thức để lại thừa kế bằng hình thức lập Di chúc) là vậy.
     
    Trên thực tế có vô số trường hợp để lại di sản thừa kế là QSDĐ khi không có GCN, ví dụ ông A có 2 thửa đất chưa làm GCN thì đột ngột lâm bệnh nặng qua đời, bà B có 2 mẫu vườn cây ăn trái chưa có GCN bị tai nạn giao thông qua đời...v..v... đều được để lại thừa kế cho con, cháu. Có khi do hiểu được để lại thừa kế đối với QSDĐ chưa có GCN nhưng lại "quên" việc để lại thừa kế có 2 hình thức là theo Di chúc hoặc theo Pháp luật nên có bạn không đồng ý với quan điểm được lập Di chúc để lại  thừa kế đối với đất chưa có QSDĐ.
     
    Trân trọng.
     
     
    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 02/04/2017 04:51:58 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (04/04/2017)
  • #451480   12/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    CÂU CHUYỆN "ƯU ĐÃI" THUẾ !

    Khoản 1 điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành qui định sản phẩm chăn nuôi không phải chịu thuế GTGT, thoạt nghe qua nhiều người cho rằng đây là một qui định "ưu đãi" về thuế cho người chăn nuôi, hiểu sâu xa hơn là ưu đãi cho người sống bằng nghề nông, nhiều cán bộ Thuế cũng nói như vậy khi tuyên truyền, giải thích về Thuế. Sự thật có đúng đó là qui định "ưu đãi" thuế cho người chăn nuôi ?

    Điểm a khoản 1 điều 10 Luật thuế GTGT qui định : "Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ", hiểu nôm na là cả đầu ra lẫn đầu vào đều phải có thuế GTGT thì mới được khấu trừ để qua đó mà xem xét chuyện phải truy thu hay phải hoàn thuế GTGT, đồng nghĩa với việc chỉ cần 1 đầu không có thuế GTGT thì không được khấu trừ, đương nhiên không bị truy thu hay được hoàn thuế GTGT.

    Ví dụ ông A chăn nuôi heo, mỗi ngày ông phải mua 1000kg cám "Con cò" cho đàn heo của mình ăn, giá mỗi kg cám "con  cò " là 10 ngàn đồng + thuế GTGT là 10% tức mỗi kg cám ông A phải chịu thuế GTGT là 100 đồng, suy ra mỗi ngày ông A phải chịu thuế GTGT đầu vào là 1000kg x 100 đồng = 100.000 đồng. Trung bình 4 tháng xuất chuồng 1 lần, tức trong 4 tháng đó ông A phải chịu thuế GTGT đầu vào là 4 tháng x 30 ngày x 100.000 đồng = 12 triệu đồng.

    Thế nhưng do đầu ra ông A được "ưu đãi" không chịu thuế GTGT cho nên áp dụng điểm a khoản 1 điều 10 thì ông không được khấu trừ một đồng nào ! Tức phải "lãnh đủ" 12 triệu thuế GTGT đầu vào ! Rõ ràng, với qui định miễn thuế GTGT đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, thực chất không phải là "ưu đãi" mà là mang lại thiệt hại cho người chăn nuôi.

    Hiện thuế GTGT có 3 mức thuế suất là  0%, 5% và 10%, cần phải sửa Luật theo hướng xóa sản phẩm chăn nuôi khỏi danh sách được miễn thuế GTGT tại khoản 1 điều 5, đồng thời đưa nó vào danh sách phải chịu thuế GTGT đầu ra với thuế suất 0% tại khoản 1 điều 8 Luật thuế GTGT hiện hành, lúc đó áp dụng điểm a khoản 1 điều 10 ( thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào, tức 0 đồng - 12 triệu đồng = - 12 triệu đồng) thì ông A được hoàn thuế toàn bộ 12 triệu thuế GTGT đầu vào mà ông đã chịu. Như vậy mới thật sự là ưu đãi.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #453100   06/05/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    "DƯỚI ĐẨY LÊN, TRÊN ẤN XUỐNG"!
     
    Những qui định mập mờ, chồng chéo của Luật khiến người đọc không hiểu hoặc hiều sai đã đành, còn những qui định rất rõ ràng, dễ hiểu nhưng vẫn bị hiểu sai mà người hiểu sai lại là Thẩm phán trung cấp thì mới thật lạ lùng.
     
    Ông M tranh chấp QSDĐ với ông Y, TAND Quận Gò Vấp thụ lý vụ án dân sự này ngày 01/10/2015, tới ngày 21/12/2016 ông M bổ sung yêu cầu khởi kiện yêu cầu hủy GCNQSDĐ mà UBND Quận Gò Vấp đã cấp cho ông Y (hủy quyết định cá biệt hay còn gọi là quyết định hành chính của UBND cấp Huyện). TAND Quận Gò Vấp căn cứ K4 Đ34 BLTTDS 2015 và K4 Đ32 LTTHC 2015 khẳng định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP. Hồ Chí Minh nên chuyển hồ sơ vụ án và ngày 23/02/2017 TAND TP. Hồ Chí Minh đã thụ lý. Bổng dưng ngày 05/4/2017 Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án căn cứ K5 Đ1 Nghị quyết 104/2015/QH13 cho rằng thẩm quyền giải quyết vụ án là của TAND Quận Gò vấp nên ra Quyết định chuyển hồ  sơ vụ án ngược về cho Tòa này.
     
    K4 Đ34 BLTTDS 2015 qui định Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có kèm yêu cầu hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính, mà K4 Đ32 LTTHC 2015 qui định Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, việc TAND Quận Gò Vấp xác định thẩm quyền và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hồ Chí Minh giải quyết là đúng pháp luật.
     
    TAND TP. Hồ Chí Minh dựa vào K5 Đ1 Nghị quyết 104/2015/QH13 vốn để áp dụng cho những vụ án hành chính đã được TAND cấp huyện thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016 (ngày LTTHC 2015 có hiệu lực, tức đã thụ lý theo Luật TTHC cũ). Đối chiếu, trước ngày 01/7/2016 TAND Quận Gò Vấp không thụ lý giải quyết vụ án hành chính ông M yêu cầu hủy Giấy đỏ đã cấp cho ông Y mà chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự tranh chấp QSDĐ giữa 2 ông này, mãi tới ngày 21/12/2016 ông M mới bổ sung yêu cầu hủy Giấy đỏ đã cấp cho ông Y. 
     
    Vị thẩm phán trung cấp của TAND TP. Hồ Chí Minh thật sự hiểu sai K5 Đ1 Nghị quyết 104/2015/QH13 hay cố tình hiểu sai để "ấn" vụ án trở lại cho TAND Quận Gò Vấp ? Điều này chỉ có ông ta hiểu rõ nhất nhưng kiểu nào thì người khởi kiện cũng khốn khổ vì vụ kiện của mình bị "dưới đẩy lên, trên ấn xuống".
     
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #453462   13/05/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO "SỬA LUẬT" !

    Khoản 4 điều 34 BLTTDS 2015 qui định : "4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh"

    Quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh là khoản 4 điều 32 BLTTHC 2015 : "Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây :....4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án"

    Khoản 5 điều 1 Nghị quyết 104/2005/NQ-UBTVQH11 qui định kể từ ngày Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016)  thì "5. Đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết"

    Tóm lại, các căn cứ pháp luật nêu trên qui định rằng đối với những vụ án 2 trong 1 (án hành chính trong án dân sự) nếu đã được TAND cấp huyện thụ lý giải quyết cả 2 trước ngày 01/7/2016 thì Tòa cấp huyện tiếp tục giải quyết mà không chuyển cho Tòa cấp tỉnh, còn nếu trước 01/7/2016 Tòa huyện chỉ thụ lý vụ án dân sự, sau 01/7/2016 đương sự mới bổ sung yêu cầu hủy Quyết định hành chính của UBND cấp Huyện (Quyết định cá biệt) thì Tòa Huyện phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa Tỉnh vì thẩm quyền giải quyết là của Tòa cấp Tỉnh.

    Tuy nhiên, trong Công văn giải đáp nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017, TAND tối cao giải đáp như sau : "Trường hợp vụ việc dân sự do TAND cấp Huyện thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt của UBND cấp huyện .........thì căn  cứ K4 Đ34 BLTTDS 2015, K5 Đ1 Nghị quyết 104/2005/NQ-UBTVQH11....,TAND cấp Huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho TAND cấp tỉnh giải quyết.", như vậy Luật không cho TAND cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt của UBND cấp huyện phát sinh kể từ ngày 01/7/2016 nhưng TAND tối cao thì cho, tức TAND tối cao đã "sửa Luật" chỉ bằng 1 Công văn giải đáp nghiệp vụ !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (14/05/2017)
  • #459724   03/07/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT - NỔI "ÁM ẢNH" LỚN LAO !

    Khoản 4 điều 50 LĐĐ 2003 qui định "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất" và điểm a khoản 4 điều 3 Nghị định 198/2004/NĐ-CP qui định người sử dụng đất được cấp GCN theo khoản 4 điều 50 LĐĐ 2003 là đối tượng không phải nộp tiền SDĐ. Từ 2 cơ sở pháp lý vừa nêu, rất nhiều trường hợp sử dụng đất trước 15/10/1993 với diện tích khá lớn (từ 1000m2 đất ở trở lên) nhưng không có giấy tờ về QSDĐ theo qui định tại khoản 1 điều 50 LĐĐ 2003 đã được cấp GCN và không phải nộp tiền SDĐ trong giai đoạn kể từ ngày 01/7/2004 (ngày LĐĐ 2003 có hiệu lực) trở về sau.

    Tuy nhiên, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ra đời lại qui định cấp GCN theo khoản 4 điều 50 LĐĐ 2003 chỉ được không nộp tiền SDĐ đối với diện tích trong hạn mức, phần diện tích ngoài hạn mức vẫn phải nộp tiền SDĐ (điểm a khoản 1 điều 14). Rõ ràng Nghị định đã trái với Luật, chính xác là Nghị định đã vô hiệu Luật, bất chấp nguyên tắc hệ thống Văn bản qui phạm pháp luật phải thống nhất, không được "chỏi" nhau. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2007, có hiệu lực từ 01/7/2007 nhưng từ cuối 2006 hầu hết các Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN đã tìm mọi cách "trì hoãn" việc cấp GCN cho những trường hợp thuộc khoản 4 điều 50 LĐĐ 2003 để chờ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực đặng thu tiền SDĐ !

    Hiện nay, điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP qui định rất rõ : "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;....., nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

    a) Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở....; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất......"
     
    Việc thay đổi pháp luật như trên đã khiến nhiều người dân bị thiệt hại quyền lợi rất lớn, ví dụ năm 1991 ba anh em ruột là A, B và C tự thoả thuận chia thửa đất 6000m2 của cha, mẹ để lại, mỗi người 2000m2 nằm trên đường Kinh dương vương thuộc huyện Bình Chánh. Cả 3 đều xây nhà ở trên đất từ đó, năm 2005 ông A làm thủ tục nên được cấp GCN 2000 m2 đất ở mà không phải nộp tiền SDĐ, năm 2008 ông B làm thủ tục được  cấp GCN thì phải nộp tiền SDĐ cho 1800m2 ngoài hạn mức gần 4 tỷ, cuối cùng ông C mãi tới năm 2016 mới xin cấp GCN đã phải đóng tiền SDĐ cho diện tích 1800m2 ngoài hạn mức ngót nghét gần 8 tỷ bạc do cách tính tiền SDĐ theo Luật mới cũng đã đổi khác !?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #463026   30/07/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


     "Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

    1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng."

    Đó là qui định tại đoạn 1 khoản 1 điều 645 BLDS 2015. Việc để lại di sản dùng vào thờ cúng thường xuyên xảy ra ngoài đời sống xã hội, Luật điều chỉnh qui định như vậy theo tôi là dễ hiểu nhưng thực tế lại có nhiều người hiểu sai. Ví dụ ông A chỉ có tài sản là nhà, đất được cấp GCN và ông lập di chúc để lại toàn bộ nhà, đất đó dùng vào việc thờ cúng thì hầu hết mọi người đều cho rằng nội dung di chúc như vậy là hợp pháp, trong khi rõ ràng nó bất hợp pháp bởi Luật chỉ cho phép để lại "một phần di sản dùng vào việc thờ cúng" chứ không cho phép để lại "toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng". Cho nên hiểu đúng tinh thần Luật thì nếu di sản của ông A gồm nhà, đất theo GCN1 + nhà, đất theo GCN2 + xe tải + xe khách + số tiền 500 triệu gởi tiết kiệm ở Ngân hàng..v...v... thì việc ông di chúc để lại toàn bộ nhà, đất theo GCN1 để dùng vào thờ cúng là hợp pháp vì nó chỉ là một phần trong toàn bộ di sản, còn như ông A chỉ có di sản là nhà, đất theo GCN mà ông di chúc để lại toàn bộ nhà, đất đó dùng vào thờ cúng là bất hợp pháp.

    Cho nên, qui định này nếu sửa lại là "Người lập di chúc chỉ được để lại một phần trong tổng số di sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Trường hợp người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng." thì sẽ tránh hoàn toàn việc bị hiểu sai.

     

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (31/07/2017)
  • #464143   10/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Nguyên văn khoản 1 điều 645 Bộ luật dân sự 2015 :

    Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

    1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

    Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.".

    Đoạn 3 (chữ màu đỏ) có nhiều vấn đề cần phải bàn. Thứ nhất "trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc..." dựa vào kết cấu của khoản 1, có thể suy ra di chúc này chính là di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên với nguyên tắc Luật phải rõ ràng, dễ hiểu để mọi người cùng hiểu đúng 1 tinh thần Luật thì qui định như vậy là chưa đạt vì người ta không thể xác định chính xác đó là Di chúc nào. Thứ hai, Luật không qui định bắt buộc khi lập di chúc phải liệt kê tất cả những người thừa kế, vậy trong trường hợp di chúc không liệt kê tất cả hoặc có liệt kê nhưng không đầy đủ những người thừa kế thì áp dụng đoạn màu đỏ này như thế nào ? Thứ ba với qui định  "....thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật." thì người đang quản lý di sản phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, điều đó mâu thuẫn với 2 đoạn trên (chỉ qui định người quản lý di sản chứ không hạn chế người này phải thuộc diện nào), đặc biệt qui định như vậy cũng không rõ "... thừa kế theo pháp luật" là thừa kế theo pháp luật của ai ? Của người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào thờ cúng hay của người thừa kế theo di chúc ?

    Chính những bất cập vừa nêu đã khiến Luật có qui định nhưng không thể trả lời chính xác câu hỏi "khi người quản lý di sản được di chúc chỉ định mất đi thì tài sản dùng vào thờ cúng sẽ được giải quyết như thế nào ?" nên cần phải sửa đổi, bổ sung đoạn này sao cho thật cụ thể, dễ hiểu.

     

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (10/08/2017)
  • #464574   15/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Khoản 3 điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (hết hiệu lực vào cuối năm 2017) qui định "3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử" là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Khoản 2 điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực vào đầu năm 2018) qui  định : "2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án" là căn  cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT. Như vậy BLTTHS 2015 đã bổ sung vào căn cứ này  01 điểm mới rất quan trọng, đó là "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử" nhưng không "dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án" thì không là căn cứ để kháng nghị GĐT ! 

    Vậy qui định mới này là sự tiến bộ hay là thụt lùi của Pháp luật ? Có người cho rằng đó là sự tiến bộ vì "chống" được việc GĐT tràn lan nhưng cũng có người cho rằng đó là sự thụt lùi bởi nó đi ngược lại nguyên tắc suy đoán vô tội, một nguyên tắc cực kỳ quan trọng qui định tại điều 9 BLTTHS 2003 tương ứng điều 13 BLTTHS 2015.

    Theo tôi, chưa chắc qui định mới này đã "chống" được việc GĐT tràn lan, bởi chứng minh vi phạm tố tụng nghiêm trọng đã khó, huống hồ chứng minh vi phạm đó dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án còn khó tới mức nào, đặc biệt muốn chứng minh sai lầm này là "sai lầm nghiêm trọng" thì cực kỳ khó bởi "sai lầm nghiêm trọng" chỉ mới là một khái niệm rất mơ hồ, chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó muốn GĐT thì nói "sai lầm nghiêm trọng" cũng được mà không muốn GĐT thì cho rằng "không nghiêm trọng" cũng không sao. Nhưng qui định mới này đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội thì rất rõ ràng, bởi nguyên tắc suy đoán vô tội qui định "người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định ...."  như vậy bất kỳ chứng minh nào không theo trình tự, thủ tục do BLTTHS qui định, tức chỉ cần vi phạm thủ tục tố tụng (chứ chưa nói tới vi phạm nghiêm trọng) khi chứng minh người bị buộc tội là có tội đều vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Hay nói cho dễ hiểu, qui định mới này có lợi cho Cơ quan và Người tiến hành tố tụng vì trong quá trình điểu tra, truy tố và xét xử cứ tha hồ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng miễn đừng để dẫn tới sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì sẽ không bị kháng nghị GĐT, tức không bị huỷ án, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì ! Thế nhưng rất bất lợi cho người bị kết tội vì cơ hội được GĐT của họ bị thu hẹp lại.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (15/08/2017)
  • #465539   25/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Điều 13 Luật thi hành án hình sự 2010 qui định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự của Công an cấp tỉnh. Khoản 5 điều này qui định : 

    "5. Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ trốn khỏi trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn."

    Qui định như vậy, hiểu đúng Ngữ pháp tiếng Việt thì Cơ quan thi hành án hình sự của Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn ra Quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ trốn khỏi Cơ quan thi hành án hình sự của Công an cấp Huyện !? Cơ quan thi hành án hình sự của Công an cấp Huyện có tên thường gọi là "Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp", đã là "Đội cảnh sát..." tức Đội này chỉ gồm Cảnh sát thì làm sao có phạm nhân trong đó để có phạm nhân trốn khỏi "Đội cảnh sát..." như Luật qui định như vậy được ? Thật ra các nhà làm Luật định đề cập tới phạm nhân trong trại tạm giữ nhưng cách trình bày như vậy khiến Luật trở nên khó hiểu, thậm chí là phi lý. Chỉ cần sửa nội dung tô màu đỏ thành "hoặc trại tạm giữ" là vừa ngắn gọn hơn lại vừa dễ hiểu hơn nên ai cũng hiểu đúng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (30/08/2017)