Những điều cần biết về hợp đồng khoán việc

Chủ đề   RSS   
  • #396790 18/08/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Những điều cần biết về hợp đồng khoán việc

    Hợp đồng khoán việc không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động hiện nay, tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng khoán việc lại không được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2012.

    Vậy thực tế hợp đồng khoán việc có được xem là hợp pháp không? Người lao động khi ký hợp đồng này phải nộp thuế như thế nào? Họ có được hưởng những chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội như những người lao động khác không?

    hợp đồng khoán việc

    Dưới đây là giải đáp các thắc mắc trên cho các bạn:

    Khái niệm hợp đồng khoán việc

    Là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

    Phân loại hợp đồng khoán việc

    Hợp đồng khoán việc toàn bộ

    Hợp đồng khoán việc từng phần

    Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

    Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

    Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.

    Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

     

    Trên thực tế, hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật.

    Bởi lẽ, Bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hợp đồng khoán việc.

    Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?

    Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.

    Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:

    - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    - Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Như vậy, trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động lại ký kết hợp đồng khoán là sai quy định. Về việc ký kết sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    Ký hợp đồng khoán việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

    Thu nhập của cá nhân nhận được từ hợp đồng khoán việc được xếp chung vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

    Lao động theo hợp đồng khoán việc có được hưởng chế độ BHXH, BHYT không?

    Theo Luật bảo hiểm xã hội 2006 đang được áp dụng hiện hành, thì những người lao động làm việc theo hợp đồng khoán không phải đóng BHXH, BHYT.

    Chỉ trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên buộc phải đóng BHXH, BHYT.

    Nhiều doanh nghiệp thường chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh, không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt hành chính.

    Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu Hợp đồng khoán việc tại đây.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 25/08/2015 12:26:25 CH Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 18/08/2015 04:50:21 CH
     
    164822 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #399575   16/09/2015

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Nhưng sẽ bị khấu trừ thuế TNCN nếu thu nhập từ 2tr/tháng

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #399579   16/09/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bạn nguyenanh1292 viết vậy thôi chứ bản thân bạn không biết những trường hợp nào được ký HĐ khoán việc nên bạn mới thực hiện giải pháp loại trừ HĐLĐ như trên. 

    Làm gì có chuyện lấy bản chất công việc ra để xét HĐ khoán hay HĐLĐ như đoạn cuối bạn nêu?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    phapchebtg (26/03/2021)
  • #405327   05/11/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Bạn nguyenanh1292 viết vậy thôi chứ bản thân bạn không biết những trường hợp nào được ký HĐ khoán việc nên bạn mới thực hiện giải pháp loại trừ HĐLĐ như trên. 

    Làm gì có chuyện lấy bản chất công việc ra để xét HĐ khoán hay HĐLĐ như đoạn cuối bạn nêu?

    Chào bạn nguyenkhanhchinh, đến hôm nay, tình cờ xem lại bài viết của mình mới thấy dòng bình luận của bạn, vậy theo bạn những trường hợp nào mới được ký hợp đồng khoán việc? 

     
    Báo quản trị |  
  • #406054   11/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Dạ! Chỉ 1 trường hợp được ký Hợp đồng khoán việc và liên quan đến các đối tượng giao kết; tất cả những trường hợp khác mà ký hợp đồng khoán việc là vi phạm Bộ luật lao động. Mà em quên rùi :(.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407829   26/11/2015

    Xin chào bạn,

    Bạn cho mình hỏi 01 số điều như sau:

    Hiện tại sếp mình có mở thêm Cty, nhưng nhân sự thì sử dụng lại các NS đang làm việc của Cty mình. Mình định lập Thoả thuận lao động nhưng mình thấy lập HĐ khoán việc sẽ hợp lý hơn. Các chức danh của Cty mới cũng tương đương các chức danh hiện tại: KTT, Tp. HCNS, Trợ lý, NV ... 

    Vậy nếu như cách giải thích của bạn thì với các chức danh trên mình có thể lập HĐKV hay ko? Hay chỉ được làm Thoả thuận lao động?

    Xin nói thêm là các NS cũ đều đã tham gia BHXH tại Cty mình.

    Trân trọng !

    Cập nhật bởi Huong_Lan_82 ngày 26/11/2015 11:15:02 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #410985   25/12/2015

    nguyenkhai13
    nguyenkhai13

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào mọi người, nhờ mọi người phân tích giúp trường hợp sử dụng lương khoán như sau:

    + một đơn vị tư vấn thiết kế: là doanh nghiệp sự nghiệp có thu

    - áp dụng lương 2 bộ phận là lương hành chính và lương khoán,, thời gian làm việc giống nhau theo luật và làm việc tại cơ quan

    - nội dung đề cập sẽ là bộ phận lương khoán: một số anh em được ký hợp đồng lao động sau thời gian vì thấy không có việc nên xin nghỉ,,, tuy nhiên hàng tháng đơn vị có cho tạm ứng lương nên sau khi xin nghỉ đơn vị truy thu toàn bộ số tiền tạm ứng đó... người lao động rơi vào trường hợp là sau khi đi làm  thì bây giờ lại bị nợ cơ quan, trong khi thời gian làm việc 8h/ngày cơ quan yêu cầu có mặt tại cơ quan nên không có thu nhập ngoài. (như thế người lao động thời gian lao động tại đơn vị hoàn toàn không có thu nhập) 

    - xin các anh, mọi người tư vấn và trả lời giúp... và cho hướng dẫn khi đơn vị áp dụng...

     
    Báo quản trị |  
  • #443290   05/12/2016

    Dear Thư Viện Pháp Luật

    Công ty em có trường hợp người lao động làm việc như sau:

    +  Làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.

    +  Công việc không thuờng xuyên,  chỉ làm việc khi có yêu cầu lắp đặt máy. (1 tháng làm không quá 7 ngày)

    Anh/chị tư vấn giúp em trường hợp này thì DN cần ký với NLĐ loại Hợp đồng gì, có yêu cầu gì với loại hợp đòng này; có quy định nào về ký kết hợp ddoongf này không ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #475779   24/11/2017

    Quy định về hợp đồng khoán việc

    Xin chào luật sư,

    Sắp tới bên công ty tôi có một dự án kéo dài 2 năm, công ty tôi muốn thuê 1 nhân viên để làm dự án đó. Vậy thì công ty tôi có thể ký hợp đồng khoán việc với nhân viên đó được không? Vì mức lương hàng tháng không cố định nên công ty tôi không thể ký hợp đồng lao động để đóng BHXH.

    Rất mong nhận được sự hỗ trợ của Luật sư.

    Chân thành cám ơn.

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |