Nhiều luật " né" những vấn đề bức xúc

Chủ đề   RSS   
  • #59802 07/09/2010

    charice_myidol

    Chồi

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 1006
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhiều luật " né" những vấn đề bức xúc

    Tình trạng luật xa rời thực tiễn, nghị định, thông tư "đá nhau" là bức xúc của nhiều người dân trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống,dân c���n thì luật lại không đáp ứng- đây cũng là vấn đề nóng hổi, đáng tranh cãi của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận gần đây nhất.

    Nhiều chủ đề gây tranh cãi đã không được các ban soạn thảo đưa vào luật vì sợ chậm tiến độ thông qua, có nhiều ý kiến cho rằng, các luật còn quá chung chung, mang tính khung, chưa đáp ứng nhu cầu bức thiết của đời sống, tình trạng luật ra đời, những phải chờ các văn bản hướng dẫn còn khá phổ biến.

    Theo như mình biết thì luật một số nước quy định cụ thể lắm, ví dụ như: cấm quay những cảnh nóng quá 24 giây, hoặc diễn viên không được mặc áo hở 3/4 ngực. Luật quy định rõ quyền của đạo diễn và diễn viên thế nào, diễn viên được từ chối những cảnh quay nào.

    Nếu không quy định rõ thì có phim không nhất thiết phải có cảnh cô gái tắm trong bồn nhưng đạo diễn cứ muốn quay cảnh đó. Rồi anh quay phim nữa, nếu đạo đức không tốt thì người ta đóng đạt rồi, lại bắt người ta diễn lại".

    Hơn nữa, theo mình nghĩ thì nên cần tập trung trí lực cho nhiều đạo luật quan trọng hơn thì lại có những luật đưa vào chương trình xây dựng một cách không cần thiết như Luật phòng chống bạo lực trong gia đình và bạo hành với trẻ em đã có Luật chăm sóc trẻ em, bạo hành với vợ hay chồng đã có Luật hôn nhân gia đình, nghiêm trọng hơn thì có luật hình sự.

    Thiết nghĩ, không biết tới bao giờ luật ta sẽ không còn phải điều chỉnh sửa đổi liên tục nữa để cho người dân giảm bớt khó khăn khi tìm hiểu và tra cứu và áp dụng các văn bản pháp luật nữa đây???
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 22/10/2010 04:09:38 PM
     
    7757 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #62946   03/10/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Nếu như mà luật Việt Nam đã quy định được cụ thể và rõ ràng thì làm gì có chuyện luật với bộ luật cứ thay đổi liên tục thế kia? chẳng thấy đất nước nào mà luật với bộ luật cứ tầm 10 trở lại là lại sửa đổi với thay đổi (mà 10 năm là nhiều đâý, thông thường thì chỉ 5 năm thôi).bao nhiêu tiền nhà nước giải ngân cho việc xây dựng luật mà cuối cùng luật cũng chưa thể hoàn thiện được.

    Thực tế ở đây là: nếu như ở các nước khác luật ra đời là họ đã đưa ra tất cả các khả năng có thể xảy ra dù lúc đó thực tế chưa có những vấn đề luật quy định, còn Việt Nam thì thực tế đi tới đâu luật đi theo tới đó nên việc sửa đổi cũng là một tất yếu

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #62949   03/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Những vấn đề này đó là do trình độ về pháp lý của nhiều ĐBQH còn kém, khả năng làm việc của các cơ quan làm dự thảo luật không hiệu quả, việc lấy ý kiến phản biện chưa có hiệu quả cao và có nhiều ý kiến không được ghi nhận. Những nguyên nhân này đều là do cơ chế làm việc của VN tạo nên cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #64111   15/10/2010

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


         H­ứ!
    Ý kiến của boyluat nói rất hay!Sự nhận xét của bạn không phải của 1"boy" mà giọng điệu như cựu "tổng thống" đã về hưu.tôi có cảm tưởng bạn đã từng sống và làm việc ở các nước văn minh của thế giới.

       Nếu bạn là người vn yêu nước,bạn nên đóng góp ý kiến cụ thể với tinh thần xây dựng cho những đại biểu QH mà bạn cho là :"trình độ pháp lý còn kém....khả năng làm việc không hiệu quả...."Là những hậu sinh khả wý, bạn nên thể hiện tài năng thật sự của mình nhé!

       Bạn đã có 1 tinh thần cao quý,bạn hãy thể hiện hành vi cao quy của mình bằng việc làm CỤ THỂ nhè!

       thân chào!
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 22/10/2010 04:10:13 PM

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |  
  • #64953   22/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Vấn đề ở chỗ là qui trình lập pháp của chúng ta nó hơi khác người. Ai đời cơ quan quản lý lại là người đi chấp bút viết dự thảo luật bao giờ. Ổng viết thì ổng mang ý chí chủ quan của ổng vào, cái nào có lợi cho quản lý thì đưa vào, chưa quản lý được thì để ngỏ hoặc qui định mù mờ hoặc tệ hơn nữa là cấm. Dân kêu quá thì lại đem ra sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó dự thảo luật khi được trình ra Quốc Hội thì Quốc Hội chỉ biết gật hoặc lắc thôi (chứ có bắt sửa như thế này hoặc như thế kia được đâu) mà lắc mãi thì lấy luật đâu ra để quản lý.
     
    Vì vậy khi nào Quốc Hội xây dựng được cơ quan chuyên môn về lập pháp, tự đi nghiên cứu các vấn đề liên quan, tự lấy ý kiến của dân chúng, tự đề ra cơ chế tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân (có xem xét đến điều kiện thi hành của bên hành pháp) thì khi đó may ra dân chúng mới có được những bộ luật mang tính bền vững và thiết thực.

    Chứ cứ như hiện nay thì việc 5 năm thay đổi luật nhỏ 10 năm thay đổi luật lớn (Hiến pháp) là chuyện hiển nhiên thôi.
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 22/10/2010 04:11:08 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #64966   22/10/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đồng tình với ý kiến của Unjustice về thành lập cơ quan chuyên môn về lập pháp. Thực tế thì ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đều có bộ phận pháp chế, nhưng hoạt động chưa tốt, chưa được coi trọng, chức năng nhiệm vụ chỉ dừng lại ở việc kiểm tra về hình thức văn bản, thậm trí nhiều nơi khi văn bản được ban hành thì bộ phận pháp chế mới biết được sự tồn tại của văn bản.
    Hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm thẩm định các văn bản như Luật, Nghị định, Thông tư... chưa tốt, các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên chưa phát huy được khả năng.
    ....
    Và kết quả là người dân và doanh nghiệp thì bở hơi tai khi làm việc với các bác nhà nước, còn các bác nhà nước thì ...làm gì cũng được.
     
    Báo quản trị |  
  • #590486   30/08/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1160)
    Số điểm: 8440
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Nhiều luật " né" những vấn đề bức xúc

    Thực ra câu chuyện quan hệ xã hội luôn đi trước quan hệ pháp luật, luật là điều chỉnh dựa trên những quan hệ xã hội có sẵn và dự liệu những vấn đề thông tin tương lai có thể xảy ra nên, đối với việc ban hành quy định pháp luật một cách chuẩn mực, áp dụng chính xác với mọi trường hợp là điều không thể, vì vậy  theo quan điểm luật sửa chứng tỏ vận hành, sửa đổi cho hợp thời, hợp xu thế.

     

     
    Báo quản trị |