hathanhoanhbo viết:Kính thưa luật sư! Cảm ơn luật sư đã tư vấn cho tôi về chế độ nghỉ thai sản theo Bộ luật lao động năm 2012. Tôi có một số quan điểm nhờ luật sư làm rõ giùm! Luật bảo hiểm xã hội là luật riêng, luật Dân sự là luật chung, nguyên tắc áp dụng pháp luật là: những gì mà luật riêng không quy định cụ thể thì áp dụng luật chung. Ở tình huống vợ tôi nghỉ thai sản từ ngày 01/1/2013, luật bảo hiểm xã hội, nghị định hướng dẫn không quy định rõ, chỉ quy định là thời gian nghỉ chế độ thai sản là 4 tháng. Theo quy định như vậy thì tôi hiểu là: thời gian nghỉ được tính theo tháng; số tháng được nghỉ là 4 tháng. Theo khoản 2 điều 153 và khoản 3 điều 154 Bộ luật dân sự 2005 quy định thời điểm bắt đầu thời hạn và kết thúc thời hạn thì vợ tôi phải được nghỉ từ ngày 02/01/2013 đến hết ngày 02/5/2013. Luật sư nghĩ thế nào về quan điểm này? Những gì luật sư đã tư vấn cho tôi lấy căn cứ từ đâu? Rất mong sự hồi âm của luật sư!
Tôi đánh giá cao sự tự tìm hiểu của bạn. Những thắc mắc của bạn là chính đáng.
Thật ra tư vấn của Luật sư dành cho bạn, là chính xác. Tuy nhiên, cách giải thích có thể khiến bạn không "thõa mãn". Tôi sẽ giải thích cho bạn như sau:
- Trước tiên, bạn cần hiểu Thời hạn là khoảng thời gian (bạn hiểu nôm na là độ dài của cái khoảng giữa điểm đầu và điểm cuối) (điều 149 BLDS) .
- ĐIều 152 và ĐIều 153 về thời điểm bắt đầu và kết thúc dùng để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc KHI HỢP ĐỒNG, LUẬT, CHƯA QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHÍNH XÁC 2 THỜI ĐIỂM NÀY (ví dụ 4 tháng mà ko kể từ thời điểm nào). thì lập luận của bạn là đúng
- Tuy nhiên, trường hợp nghỉ thai sản,luật không chỉ quy định 4 tháng, mà Bảo hiểm xã hội còn có quy định cụ thể là "Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con" ( ĐIểm 3.3 Mục 3 CV Số: 1477/BHXH-CSXH). Như vậy, bạn không được dựa vào ĐIều 152 để tính thời điểm bắt đầu, mà thời điểm bắt đầu là từ khi vợ bạn nghỉ thực tế để sinh con (bạn có thể hiểu đây là cách tính thời hiệu theo sự kiện xảy ra) Giả sử vợ bạn đến khi sinh mới nghỉ (1/1/2013) thì đây mới là thời điểm bắt đầu của thời hạn.
- Thời điểm kết thúc luật không xác định cụ thể, vì vậy lại căn cứ Khoản 3 Điều 153. "Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn" (Khoản 3 Điều 153 BLDS). Bạn phải hiểu "ngày tương ứng" ở đây không phải là tương ứng với ngày bắt đầu thời hạn (ví dụ ngày bắt đầu là mồng 1, thì kết thúc ở ngày tương ứng là mồng 1 của 4 tháng sau===> đây là cách hiểu sai). Ngày tương ứng hiểu đúng trong cụm từ đó là ngày tương ứng của tháng cuối cùng = ngày cuối cùng của tháng cuối cùng. Vậy thời điểm kết thúc thời hạn của vợ bạn là 30/4 chứ ko phải 1/5.
DIỄN GIẢI ĐỂ BẠN HIỂU RÕ BẢN CHẤT LÀ NHƯ VẬY. CÒN TRƯỜNG HỢP CỦA VỢ BẠN ĐƯỢC TRẢ LỜI NGAY TẠI VÍ DỤ 2. ĐIỂM 3.2, MỤC 3 CV Số: 1477/BHXH-CSXH. KHÔNG CẦN PHẢI TÍNH TOÁN NỮA ĐÂU BẠN NHÉ.
Tôi paste lại ví dụ đó tại công văn trên cho bạn xem rõ luôn :
"Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/01/2013, ngày 05/01/2013 chị B sinh 01 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (04 tháng). Từ ngày 01/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động."
Nữ Luật sư Phạm - DAPOLAWS
Phone: 0949 520 032/ Emai l: Dapolaws@gmail.com
CHUYÊN TÂM - CHUYÊN SÂU - CHUYÊN NGHIỆP